* Ưu điểm:
- Các tổ chức đảng ở xã, thị trấn đã xây dựng quy chế làm việc và làm việc theo quy chế; thường xuyên quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng và công tác dân vận của Đảng. Xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa đảng và nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, hoạt động có nề nếp, chất lượng hiệu quả thiết thực, chú trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ được giao.
- Công tác tổ chức và cán bộ tiếp tục có những đổi mới về nội dung và phương pháp, coi trọng việc phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu các tổ chức đó.
- Tổ chức đảng cơ sở tiếp tục xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cơ bản đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng ở cơ sở; khắc phục tình trạng cấp ủy bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng với chính quyền, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở cơ sở; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
* Hạn chế:
- Phương thức lãnh đạo của một số cấp uỷ cơ sở còn chậm đổi mới; chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở còn có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chưa thực sự quan tâm thường xuyên đến công tác rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở; công tác quy hoạch cán bộ ở một số cơ sở chưa thực sự chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, nhiều nơi thiếu nguồn cán bộ kế cận.
- Nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo chưa đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp ở cơ sở, có nơi khi xảy ra tình trạng phức tạp về an ninh, trật tự, cấp ủy và tổ chức cơ sở Đảng bị động, lúng túng, thậm chí mất vai trò lãnh đạo.
- Công tác phát triển đảng ở nông thôn gặp nhiều khó khăn, số lượng kết nạp đảng viên trẻ ở nông thôn đang có chiều hướng giảm và tuổi đời bình quân của đảng viên cao; một số chi bộ có số lượng đảng viên quá nhiều dẫn đến chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát của một số tổ chức đảng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự chủ động phát hiện tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm để ngăn chặn; việc xử lý đảng viên vi phạm có nơi còn nể nang, né tránh, ngại va chạm.
* Nguyên nhân:
- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đồng bộ; nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng chưa được giải quyết, tháo gỡ kịp thời; tác động mặt trái của cơ chế thị trường làm nảy sinh những tiêu cực.
- Cơ chế về tài chính cho tổ chức cơ sở đảng hoạt động còn hạn hẹp, chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở đã được quan tâm, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều bất cập, nhất là với đội ngũ cán bộ không chuyên trách, nên chưa thật sự động viên cán bộ cơ sở tích cực trong công việc.
- Từng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm. Trình độ một số cấp uỷ viên, cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
* Những vấn đề đặt ra:
- Cơ cấu tổ chức, số lượng biên chế cấp xã, thị trấn còn ít chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Chế độ công tác phí và bồi dưỡng cán bộ không chuyên trách, cán bộ các đoàn thể còn thấp không động viên khuyến khích cán bộ tích cực tham gia tập huấn, học tập.
- Trang thiết bị làm việc còn thiếu thốn, kinh phí cho các hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.
- Đội ngũ cán bộ công chức xã ở một số vị trí còn hạn chế về năng lực, ý thức trách nhiệm còn chưa cao nên hiệu quả công việc còn thấp. Cấp ủy chi bộ còn chưa thực sự dám nghĩ, dám dám làm để tạo nên phong trào đổi mới toàn diện mọi mặt công tác.
2.2.3.2. Tổ chức và hoạt động của Chính quyền cơ sở