Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) BIỆN PHÁP QUẢN lý PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG ở TRƯỜNG TIỂU học HIỆP HƯNG 1 (Trang 28 - 31)

4.1. Kết luận

Hiện nay bạo lực học đường chính là một hành vi ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống văn hoá xã hội. Vần đề này giải quyết trong thời gian ngắn thật không dễ dàng nên cần phối hợp chặt chẻ với “nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường cần, giám sát giờ ra chơi, khu vực trước cổng trường, có sự quản lý chặt chẽ, phát hiện các dấu hiệu bạo lực trên cơ sở đó cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh, đây chính là giải pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường.

Nhà trường thường xuyên quan tâm, quản lý đúng mức đối với các em và kết hợp với gia đình học sinh qua thông tin liên lạc như điện thoại, Zalo để trao đổi tình hình học tập và đạo đức con em mình. Nếu học sinh có biểu hiện vi phạm như bỏ học, mâu thuẫn với nhau, thì nhà trường phối hợp phụ huynh kịp thời ngăn chặn hành vi sai phạm.

- Quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa của Chi bộ đảng và lãnh đạo nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể và gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm tham dự các lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

4.2.2. Đối với chính quyền địa phương:

- Bằng cách thông tin liên lạc, thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền đến người dân phải có nhận thức, có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tình trạng hành vi bạo lực học đường.

- Tăng cường giám sát và quản lý khu vực trước cổng trường, các tiệm nét, những con đường vắng hoặc bãi đất trống gần trường vì đây là nơi các em thường tập trung để giải quyết mâu thuẫn.

4.2.3.Đối với lãnh đạo phòng giáo dục:

- Tiếp tục chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực học đường. Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giáo dục đạo đức cho học sinh để giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau trong việc giáo dục học sinh.

- Đưa tiêu chí trường học an toàn, không có bạo lực và tệ nạn vào công tác thi đua khen thưởng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội – Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật.

2. Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

3. Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT năm 2017 về Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021;

4. Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.

5. Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

7. Trần Thị Thuý Ninh – Trần Thị Ngân (2012), Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn và cách phòng chống bạo lực trong nhà trường, Nhà xuất bản Hà Nội. 8. Đỗ Thiết Thạch (2010), Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông, tập 1, Trường CBQLGD TP.HCM, 2010.

Một phần của tài liệu (tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) BIỆN PHÁP QUẢN lý PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG ở TRƯỜNG TIỂU học HIỆP HƯNG 1 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)