Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) công tác hiệu trƣởng phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trƣờng mầm non hƣớng dƣơng phƣờng châu văn liêm – quận ô môn thành phố cần thơ, năm học 2020 – 2021 (Trang 39 - 42)

4.1. Kết luận

Công tác hiệu trưởng phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục bảo kỹ năng sống cho trẻ trường mầm non Hướng Dương, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ, năm học 2020-2021, mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm rất cần thiết. Vì đây là bước đầu rèn luyện thói quen tốt như: tự xúc ăn, tự mặc quần áo, tự chăm lo vệ sinh cá nhân dưới sự hướng dẫn và giám sát của người lớn. Không chỉ vậy mà trong mỗi đứa trẻ có những tiềm năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai của mỗi cháu. . Trên thực tế vẫn có những đứa trẻ còn vụng về trong vấn đề này mà nguyên nhân chính là do gia đình và nhà trường chưa thật sự phối hợp nhịp nhàng, phụ huynh lại thích giúp trẻ. Nếu không hướng dẫn thì trẻ sẽ dễ trở thành người thụ động, thiếu những thao tác cần thiết trong đời sống hàng ngày để tự phục vụ bản thân mình.

Qua đó nhằm giúp trẻ phát triển một số tính cách, phẩm chất phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập,hình thành nét sống văn minh, hành vi văn hóa.

Vì vậy, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ . Hơn hết, nhà trường và gia đình cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, thực hành thật nhiều để trẻ có thật nhiều kỹ năng sống. Song, phụ huynh cần tránh: không hạ thấp trẻ, không dọa nạt, áp đặt trẻ, không bắt trẻ hứa hẹn, không bao bọc trẻ một cách thái quá.

Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cần xem xét các yếu tố của nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội để có phương pháp giáo dục thích hợp.

Hy vọng rằng công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh nhận được sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương để công tác này có sức lan tỏa trong xã hội.

4.2. Kiến nghị

4.2.1.Đối với sở giáo dục, phòng giáo dục: nên mở nhiều chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống để tập huấn cho giáo viên có được kiến thức sâu sắc áp dụng vào công tác. Bên cạnh đó, đề nghị tổ chức nhiều sân chơi cho trẻ được trải nghiệm thưc tế để từ đó trẻ có thêm nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Kịp thời tuyên dương thành tích, đóng góp của Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường trong Quận làm tốt công tác tuyên truyền và đẩy mạnh phong trào chăm sóc – giáo dục trẻ.

4.2.2. Đối với địa phương: tuyên truyền về công tác văn hóa ứng xử trong gia đình và tuyên truyền lối sống văn minh trong khu vực, trang bị cơ sở vật chất, khuôn viên chơi càng thêm thoáng mát, sạch đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khu vực phường.

4.2.3. Đối với phụ huynh: phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống. ia đình tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc đơn giản mà khả năng trẻ có thể làm không làm thay cho trẻ, tôn trọng trẻ, xem trẻ là bạn

4.3.4. Đối với nhà trường: bổ sung thêm đồ dùng dạy học ngày càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập trường bạn về chương trình montessori để giáo viên có thêm kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức lễ hội làm bánh ngày tết trung thu, lễ hội mùa xuân, bé tập làm nội trợ, tiết dạy có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và mời phụ huynh cùng tham dự.

Hướng Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Học viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thiết Thạch (Chủ biên) chuyên đề 13 Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường mầm non, lưu hành nội bộ học tại lớp bồi dưỡng CBQL mầm non Cần Thơ 2. Đỗ Thiết Thạch, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. iáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông, tập 1, Trường CBQL D TP HCM 2000

3. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ Tướng về việc phê duyệt đề án Xậy dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020

4. Thông tư 55/2011/TT-B DĐT, ngày 22/11/2011 ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5. Thông tư 29/2012/ TT-B DĐT ngày 10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

6. Luật giáo dục 2019

7. Điều lệ trường THCS, THPT, Trường trung học có nhiều cấp.

8. Thông tư số 17/2009/TT- B D&ĐT, Ban hành chương trình iáo dục mầm non.

9. Chỉ thị số 71/CT-B DĐT tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

10. Thông tư số 04/ 2014/TT- B DĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ iáo Dục và Đào tạo

11. TS. Nguyễn Thị Tường Vi ( 2011) tài liệu bồi dưỡng iáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

12. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016

13. Tài liệu 9. Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội ( P S. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc; TS. Đinh Thị Kim Thoa; ThS. Phan Thị Thảo Hương).

14. Kế hoạch năm học 2019 – 2020 của Trường Mầm non Hướng Dương, Quận Ô Môn – Thành phố cần Thơ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG CBQL TRƢỜNG MẦM NON TP. CẦN THƠ

Tên tiểu luận:

CÔNG TÁC HIỆU TRƢỞNG PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON

HƢỚNG DƢƠNG - PHƢỜNG CHÂU VĂN LIÊM – QUẬN Ô MÔN- THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM HỌC 2020 – 2021

Học viên: Trần Thị Bé Tƣ

Đơn vị công tác: Trƣờng Mầm non Hƣớng Dƣơng, phƣờng Châu Văn Liêm, quận Ômôn, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) công tác hiệu trƣởng phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trƣờng mầm non hƣớng dƣơng phƣờng châu văn liêm – quận ô môn thành phố cần thơ, năm học 2020 – 2021 (Trang 39 - 42)