CHƯƠNG 4: BẢO TRÌ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Trung cấp tin học (Trang 35 - 37)

Hiện nay, máy vi tính đã trở nên quen thuộc, chỉ cần có khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng là bạn có thể sắm cho mình chiếc máy vi tính loại trung bình. Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật có hạn, nên đa số người dùng chỉ biết sử dụng khi máy đang hoạt động tốt mà không hề nghĩ đến việc bảo trì, bảo dưỡng máy. Do đó không phát huy tối đa tuổi thọ của máy, có khi lại vô tình góp phần làm cho các bộ phận của máy tính nhanh hỏng.

4.1. Tại sao phải bảo trì phần cứng máy tinh định kỳ

4.1. 1. Những dấu hiệu cho thấy máy tính đã đến lúc cần được bảo trì phần cứng : cứng :

- Hệ thống quạt kêu to, phát ra tiếng ồn khi máy tính khởi động và trong quá trình hoạt động

- Hệ thống quạt thậm chí không thể quay được.

- Nhiệt độ thùng máy nóng bất thường, máy tính thường xuyên bị tắt ngang mà không rõ lý do.

- Chuột máy tính ( loại con lăn ) hoạt động không chính xác, cảm giác hay bị kẹt. - Các nút trên bàn phím mất độ đàn hồi, hay bị kẹt.

- Máy tính khó khởi động, khởi động lâu, hoặc không thể khởi động được. - Các cổng tiếp xúc ( USB,PS2,Paralell,VGA...) hoạt động chập chờn. 4.1.2. Nguyên nhân :

- Đa phần các sự cố trên đa phần là do không vệ sinh máy tính định kỳ, hoặc vệ sinh nhưng không đúng cách. Bụi bẩn bám vào hệ thống cánh quạt trên FAN CPU, FAN thùng máy làm cho hệ thống tản nhiệt bị kẹt,không hoạt động. Máy quá nóng nên sẽ tự khởi động lại hoặc tắt ngang.

- Ngoài ra bụi bẩn, các loại rác văn phòng như mảnh giấy, ghim,... kẹt vào các khe trên bàn phím. Làm cho bàn phím không đàn hồi, bị kẹt, Bụi bẩn còn bám vào con lăn chuột, hoặc các cổng tiếp xúc thiết bị khác, làm cho thiết bị đó chập chờn lúc nhận lúc không.

- Lớp keo tản nhiệt trên Chip CPU không được thay mới làm cho "bộ não" của máy tính bị nóng, sẽ tự động quá tải ( overload ) và tắt ngang. 4.1.3. Hậu quả có thể xảy ra :

- Bụi bẩn bám đầy trên các linh kiện là môi trường tốt dẫn cho hơi nước và các dung dịch ẩm bám vào, mà độ ẩm là kẻ thù của tất cả các linh kiện điện tử, nhẹ thì gây hư hỏng thiết bị đó, nặng hơn có thể là nguyên nhân gây ra chập điện, cháy nổ cực kỳ nguy hiểm.

- Chưa kể đến, các thiết bị tiếp xúc không tốt cũng dễ dàng gây ra tia lửa điện. cũng là một nguyên nhân gây cháy nổ.

- Hư hỏng linh kiện dẫn đến thiệt hại về kinh tế, trước mắt là sẽ phải thay thế linh kiện, chưa kể đến nếu đó là ổ cứng sẽ bị mất toàn bộ dữ liệu, thiệt hại kinh tế lúc này sẽ lơn hơn rất nhiều.

Máy tính muốn hoạt động tốt, giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe, thì máy tính cần được bảo trì phần cứng tối thiểu 4 tháng 1 lần, với những doanh nghiệp mà môi trường làm việc thường xuyên có bụi bẩn, thời gian này cần được giảm xuống còn 2

tháng 1 lần hoặc thậm chí là 1 tháng 1 lần.

4.2. Năm bước bảo trì phần cứng máy tính

* Bước 1: Vệ sinh bên trong CASE (hút bụi)

- Kiểm tra tình trạng của máy, nếu các thiết bị có hiện tượng hư hỏng phần cứng thì thông báo ngay cho người đại diện và đưa ra các hướng giải quyết, nếu máy hoạt động tốt thì tiến hành vệ sinh.

- Ngắt tất cả các nguồn điện và tháo tất cả các kết nối với Case CPU.

- Dùng giấy báo lót dưới case. Tháo nắp case ra và dùng cọ quét sạch bụi bám vào các thiết bị bên trong ( Mainboard, RAM, FAN, HDD, CD, VGA, Sound, …) - Dùng máy hút bụi hút sạch bụi.

- Sắp xếp gọn các cable kết nối Data, power (5v,12v), Fan, … - Tháo FAN CPU để tra silicon tăng sự tiếp xúc tải nhiệt (nếu cần).

- Dùng nước rửa mạch in chuyên dụng vệ sinh mainboard, VGA nếu thấy có hiện tượng rỉ sét.

* Bước 2: Vệ sinh bên ngoài CASE

- Dùng thiết bị hút/thổi bụi chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bên ngoài thùng máy. - Dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch toàn bộ vỏ Case.

- Sử dụng khăn khô, sạch lau lại.

* Bước 3: Vệ sinh keyboad, mouse … thiết bị ngoại vi - Dùng cọ cứng quét sạch các bụi bám dưới phím và các kẽ.

- Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch các phím và toàn bộ keyboard, mouse, …

- Sử dụng khăn khô, sạch lau lại.

* Bước 4: Vệ sinh Monitor

-Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch bụi bám vào vỏ monitor - Dùng nước rửa chuyên dụng cho màn hình để lau bề mặt màn hình CRT, LCD sáng.

- Sử dụng khăn khô, sạch lau lại. * Bước 5: Kiểm tra lần cuối

- Lắp tất cả các thiết bị lại như vị trí cũ, vệ sinh sạch nơi bảo trì. - Kiểm tra, sắp xếp gọn dây nguồn, mạng, monitor, keyboard, mouse. - Kiểm tra các kết nối, cấp điện nguồn cho PC

- Kiểm tra tĩnh điện, độ rò rỉ điện (<34V) ( dùng đồng hồ đo điện) 4.3. Quy trình thực hiện bảo trì hệ thống phần cứng:

- Kiểm tra tình trạng của máy, nếu các thiết bị có hiện tượng hư hỏng phần cứng thì thông báo ngay cho người đại diện và đưa ra hướng giải quyết , nếu máy hoạt động tốt thì tiến hành vệ sinh .

- Ngắt tất cả các nguồn điện và tháo tất cả các các kết nối với Case CPU,dùng giấy báo lót dưới case , tháo nắp case ra dùng cọ quét sạch bụi bám vào các thiết bị bên trong (Mainboar , RAM , FAN ,HDD, CD ,VGA Sound) dùng máy hút bụi hút sạch bụi .

- Sắp sếp gọn các cable kết nối Data, power (5v ,12v) Fan ,… Tháo FAN CPU để tra silicon tăng sự tiếp xúc tản nhiệt(nếu cần),dùng nước rửa mạch in chuyên dụng vệ sinh mainboard, VGA nếu thấy có hiện tượng rỉ sét .

- Dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch toàn bộ vỏ case

- Dùng cọ cứng quét sạch các bụi bám dưới phím và các kẽ hở, dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch các phím và toàn bộ keyboard ,mouse , … - Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch bụi bám vào vỏ monitor - Dùng nước rửa chuyên dụng cho màn hình để lau sạch màn hình CRT, LCD . - Lắp tất cả các thiết bị lại như cũ, vệ sinh sạch nơi bảo trì, kiểm tra ,sắp sếp gọn dây nguồn, mạng, monitor, keyboard, mouse, kiểm tra các kết nối ,cấp điện nguồn cho PC,kiểm tra tĩnh điện , độ rò rỉ điện (< 34 v) (dùng đồng hồ đo điện ).

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Trung cấp tin học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w