Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất mô hình hạ tầng số băng rộng phục vụ chính phủ điện tử cho các bộ, ngành, địa phương trên nền mạng truyền số liệu chuyên dùng tại việt nam (Trang 89 - 97)

Chương 3 đã đưa ra một số ý kiến đề xuất về các mô hình mục tiêu nhằm kết nối mạng của BNĐP phục vụ CPĐT. Nội dung chi tiết đã đưa ra các sơ đồ nhằm đưa ra giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Cụ thể:

- Giai đoạn 2019-2020: Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ Mạng truyền số liệu chuyên dùng (Mạng TSLCD) của cơ quan Đảng, Nhà nước, xác định đây là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu.

- Giai đoạn 2020-2025: tiếp tục mở rộng Mạng TSLCD để đáp ứng các yêu cầu sau:

o Phát triển các hệ thống nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, đất đai và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.

o Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Từ đó có thể bảo đảm đường truyền Mạng TSLCD cấp I thông suốt, ổn định đáp ứng yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử; xây dựng phương án triển khai mở rộng Mạng TSLCD; hỗ trợ kết nối mạng của các bộ, ngành, địa phương với Mạng TSLCD cấp I và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể:

o Giai đoạn 2019-2020: thiết kế Mạng TSLCD hoàn chỉnh phục vụ Chính phủ điện tử; Nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng kết nối đến các hệ thống mạng của các cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các Bộ/Ngành và các quận, huyện, thị xã chưa có kết nối.

o Giai đoạn 2020-2025: triển khai Mạng TSLCD theo thiết kế mới; Nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng kết nối Mạng TSLCD đế cấp phường, xã và các đối tượng theo yêu cầu của các bài toán, ứng dụng Chính phủ điện tử.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn bùng nổ phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật đặc biệt là hệ thống thông tin, nhu cầu của người dân đối với Chính phủ điện tử là đa dạng và phong phú vừa đáp ứng nhu cầu vừa thúc đẩy nền dân trí phát triển nhanh chóng hơn. Để phục vụ cho nhu cầu này, hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng là điều thiết yếu Tuy nhiên, việc tối ưu hóa tài nguyên, đảm bảo an toàn thông tin an ninh mạng là điều bắt buộc phải nghiên cứu.

Luận văn đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết, các thành phần trong cơ sở hạ tầng của nền chính phủ số, kinh tế số cũng như các thành phần của hạ tầng số băng rộng phù hợp với chính phủ điện tử Việt Nam. Có rất nhiều thành phần để làm tiêu chí xây dựng một cơ sở hạ tầng số đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của Chính phủ điện tử. Vì vậy, việc xây dựng mô hình hạ tầng số băng rộng phục vụ các Bộ, ngành, địa phương là không đơn giản vừa phải đảm bảo hiệu quả về mặt truyền dữ liệu, vừa đảm bảo an toàn thông tin, kinh tế, lại vừa hiệu quả về mặt kinh tế. Cho nên hệ thống cần dựa trên nền mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Việt Nam

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế, hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Việt Nam còn nhiều thiếu xót, tỷ lệ kết nối dữ liệu giữa các cơ quan chính quyền vừa yếu về số lượng lẫn chất lượng. Mặc dù vẫn có sự đảm bảo về truyền dẫn băng thông rộng bởi công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS) với thời gian 24/7 an toàn và ổn định, nhưng đến nay dưới nhu cầu ngày càng cao của lưu lượng thông tin, sự phát triển dân số cùng các thiết bị đầu cuối, nhu cầu số hóa mọi dữ liệu nên kết quả là hạ tầng mạng hiện tại còn cần hoàn thiện hơn nữa.

Các mô hình kết nối ở từng phân vùng cũng được nghiên cứu và trình bày nhằm tìm hiểu một cách cặn kẽ các yêu cầu thiết yếu cho mỗi mô hình để tính toán các phương án hiệu quả, đưa ra mô hình mục tiêu ở phần đề xuất.

Và để đáp ứng được tính khả thi, luận văn cũng đưa ra lộ trình chuyển đổi hạ tầng cho phù hợp cùng với các lựa chọn về công nghệ, dự đoán băng thông, dung lượng mạng cho mỗi dịch vụ của CPĐT.

Hướng nghiên cứ tiếp theo sẽ là việc kết nối tối đa các HTTT, CSDL của Chính phủ để tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kiến tạo tài nguyên số nhằm tạo ra khả năng khai thác toàn bộ hệ thống dữ liệu quốc gia phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, kế thừa và khai thác tối đa năng lực CNTT (hạ tầng kỹ thuật, đường truyền, ứng dụng…) hiện có và tạo ra môi trường và hệ sinh thái CNTT an toàn, linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]https://www.itu.int/en/Pages/default.aspx

[2] Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”, Tài liệu kỹ thuật.

[3] Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử - Văn phòng chính phủ (2019), “Giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng công nghê thông tin tại các Bộ, ngành, địa phương”, Đề án kỹ thuật.

[4] Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), “Mô hình tham chiếu mạng của Bộ , ngành và địa phương”, Tài liệu hướng dẫn.

[5] Nguyễn Xuân Anh (2012), “Mạng máy tính”, Bài giảng - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

[6],Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2004)., “Giáo trình thiết kế và xây dựng mạng WAN và LAN” .Tài liệu kỹ thuật

[7] Cục Bưu điện Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), “Báo cáo thiết kế mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Cục bưu điện trung ương” . Tài liệu kỹ thuật

[8] Văn phòng chính phủ (2019),” Công văn số 124/TTTH-ATANTT về việc Tăng cường bảo đảm chất lượng mạng TSLCD phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia.” .

[9] Bộ Thông tin và Truyền thông (2017).,”Thông tư 27/2017/TT-BTTTT quy định về quản lý vận hành , kết nối , sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dung của các cơ quan Đảng và Nhà nước”.

[10] Bộ Thông tin và Truyền thông (2019) ,”Thông tư 12/2019/TT-BTTTT về việc sửa đổi , bổ sung một số điều của thông tư 27/2017/TT-BTTTT “.

[11] Bộ Thông tin và Truyền thông (2019) ,’’ Công văn 1694/BTTTT-CATTT về việc yêu cầu an toàn thông tin cơ bản đối với hệ thống thông tin kết nối vào mạng TSLCD”.

[13] PGS. TS. Nguyễn Đình Việt (2009),”Mạng và truyền số liệu nâng cao”, Bài giảng

– Đại học Quốc gia Hà nội.

[14] THS. Phạm Ngọc Đĩnh (2007),”Kỹ thuật truyền số liệu”, Bài giảng – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

BẢN CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm DoIt một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 8% toàn bộ nội dung luận văn. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng luận văn đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai tôi xin chịu các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành của Học viện.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Hệ thống hỗ trợ nâng cao chất lượng tài liệu

KẾT QUẢ KIỂM TRA TRÙNG LẶP TÀI LIỆU

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tác giả xuandung

Tên tài liệu

Đào Xuân Dũng luận văn ĐTVT

Thời gian kiểm tra 16-11-2020, 12:40:41 Thời gian tạo báo cáo 16-11-2020, 12:48:00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất mô hình hạ tầng số băng rộng phục vụ chính phủ điện tử cho các bộ, ngành, địa phương trên nền mạng truyền số liệu chuyên dùng tại việt nam (Trang 89 - 97)