Đền Bình Ngô

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Địa chí văn hóa xã An Bình pot (Trang 25 - 38)

1. Một số hiểu biết cơ bản về địa chí

2.1.2Đền Bình Ngô

Ðình làng ở Việt Nam

Bất kỳ một làng quê nào ở Việt Nam cũng có một ngôi đình. Ðình là ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, dùng làm nơi thờ Thành Hoàng và họp việc làng.

Ðó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong vút lên, có hình đuôi con chim phượng uốn cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt.

Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê. Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành Hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.

Vào những ngày lễ, tết, dân làng đến đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp, cầu mong Thành Hoàng và Trời đất giúp cho mưa thuận gió hoà, cày cấy, làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành.

Mùa xuân đến, sân đình trở thành một sâu khấu hát chèo hoặc để đấu vật, chọi gà, múa hát giao duyên.

Xung quanh đình thường có những cây đa cổ thụ vẫy gọi chim về làm tổ, ríu rít âm thanh, có giếng nước rộng trong vắt làm nước ăn và để các cô gái làng xinh đẹp đến soi gương làm duyên. Trước đình thường có một hồ nước trống sen, hương thơm ngào ngạt...

Ðình làng còn là nơi trai thanh nữ tú trong làng hẹn hò tình yêu.

Ngôi đình làng Việt Nam cổ kính, trang nghiêm, ẩn mình sau luỹ tre xanh mướt là một tác phẩm nghệ thuật của con người hoà nhập trong làng quê.

Đền Bình Ngô là nơi thờ các vị thủy tổ nước ta: Kinh Dương Vương, Lạc long Quân, Âu Cơ và Hùng Quốc Vương. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tháng 2 năm 1994. Đền Bình Ngô với vai trò và ý nghĩa nghìn năm thờ cúng vị thủy tổ Nam Bang không chỉ là một phản ánh lịch sử mà còn là niềm tự hào của đất và người An Bình.

Không chỉ là nơi thờ phụng tưởng nhớ tổ tiên mở nước, là cột mốc thiêng liêng trong hành trình trở về cội nguồn của dân tộc mà còn thôi thúc thế hệ người dân nơi đây biết tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của xã. Cho nên bản thân nó đã nói lên phần nào giá trị. Không những thế nơi đây còn được coi như bảo tàng tổng hợp thu nhỏ về qui mô nhưng chứa đựng những giá trị tinh thần to lớn. Ở nơi đây hiện có một công trình kiến trúc cổ, bên trong lưu giữ một lượng hiện vật phong phú và hết sức đa dạng về chất liệu, kĩ thuật tạo tác. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của hai thời Lê_Nguyễn.

Mặt khác, chính đền Bình Ngô và những ngôi đình chùa tồn tại trong xã là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Tìm hiểu về những sinh hoạt này chúng ta có thêm một ngả đường mới trong tiến trình ngược thời gian tìm hiểu đời sống tư tưởng, tâm linh và văn hóa của dân tộc.

Trong đền Bình Ngô có câu đối viết rằng:

“…Quan thiên vạn thế đồ phi. Thừa đại thống tao lân đản bách nam thuần tục, trường phát ra trường”.

Ở ngoài cổng tam quan có câu đối rằng:

“Bình nguyên xuân sắc niên thiên đại Ngô động anh thanh tự cổ kim” Và:

“Long Ngô động thiên thu hiển hách Văn miếu bình vạn cổ anh linh”

Đáng chú ý là văn hóa làng xã ở An Bình có chứa nét đẹp thuần phong mỹ tục, tiêu biểu là hương ước làng đã chứa đựng tình cảm nam nữ bình đẳng, khuyến học, khuyến nghề, đoàn

kết dân chủ, bàn việc làng việc nước phải coi trọng “trên dưới đồng lòng, nhân dân phát triển”. Do cuộc sống và chiến tranh nên hương ước đã mai một dần.

Ngày nay trong sự chuyển mình lớn lao của đất nước nhân dân An Bình dưới sụ lãnh đạo của Đảng bộ xã đã thực hiện một nếp sống mới theo qui ước làng văn hóa. Quy ước văn hóa đó đã được các cấp Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã ủng hộ, hoan nghênh.

2.2 Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sủ, văn hóa, khoa học được lưu giữ, lưu truyền bằng nhiều hình thức bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian,lối sống, nếp sống, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Còn theo công ước tại hội nghị quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO tổ chức ngày 10 đến ngày 12 tháng 6 năm 2002 thì di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức biểu hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Khi chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng và các

đồng với tự nhiên và lịch sử của họ. Đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sụ kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Di sản văn hóa vật thể thể hiện ở những hình thức sau:

- Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể.

- Nghệ thuật trình diễn.

- Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội.

- Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ. - Nghề thủ công truyền thống.

Văn hóa phi vật thể tồn tại trong trí nhớ, tập tính của con người, thông qua hoạt động của con người mới thể hiện ra.

Cũng như văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể của xã An Bình cũng khá đa dạng. Đó là hát quan họ, là các làng nghề đã có trong thôn, là truyền thống khoa bảng, là giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ…

2.2.1 Hát quan họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan họ (còn được gọi là Quan họ Bắc Ninh hay Quan họ Kinh Bắc...) là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc Giang. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninh cũ, ngày 10 tháng 10 năm 1895, tỉnh Bắc Giang tách khỏi tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh.[1]

Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo ra.[2]

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại[3][4][5] sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với Ca Trù.

Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc

cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách

lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không

thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.

Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi

lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng

Kinh Bắc.

Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.

Quan họ truyền thống

Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh BắcQuan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ" Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh

và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.

"Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo.

Quan họ mới

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên).

Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do

hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

Các làng Quan họ

Do chậm trễ, có tới 18 làng Quan họ cổ ở Bắc Giang không kịp đưa vào danh sách đề cử. Hiện nay các làng quan họ tồn tại nhiều ở các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh) và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang). Trong phạm vi công nhận chính thức chỉ gồm có 49 làng Quan họ tồn tại và phân bố như sau:

Huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang gồm 5 làng: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ.

Thị xã Từ Sơn và Tiên Du gồm 14 làng: Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Hoài Thị, Hoàng Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Ðoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang.

Huyện Yên Phong gồm 16 làng: Hữu Chấp, Viêm Xá, Ðẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Ðồng, Xuân Viên, Thượng Ðồng, Thụ Ninh, Ðặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Châm Khê, Đào Xá, Dương Ổ, Ông Mơi, Ðông Yên.

Thành phố Bắc Ninh gồm 14 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hòa Ình, Khả Lễ, Bồ Sơn.

[sửa] Làn điệu

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam[13]. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang phục

Mẫu trưng bày bộ trang phục của liền anh và liền chị

Nón quai thao và dải yếm thắm của liền chị

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ.

Liền anh

Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn

mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép.

Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Địa chí văn hóa xã An Bình pot (Trang 25 - 38)