mật mã học
Tính khả dụng thông tin đa phương tiện đã tăng đáng kể với sự ra đời của các thiết bị di động. Nhưng với sự sẵn có này vấn đề về duy trì sự an toàn bảo mật của thông tin gặp nhiều thách thức. Nhiều phương pháp đã được sử dụng hoặc đề xuất để cung cấp bảo mật cho việc truyền thông tin qua mạng. Trong số đó, bảo mật thông tin bằng phương pháp mật mã hạng nhẹ là một phương pháp phổ biến được nhiều nghiên cứu và đề xuất.
Ngày nay có rất nhiều phương pháp mã hóa và được chia thành 2 loại chính là mật mã khóa công khai và mật mã khóa bí mật. Để áp dụng một phương pháp mã hóa vào dữ liệu đa phương tiện mã vẫn giữ được tính khả dụng là một công việc rất khó khăn. Hơn nữa không có phương pháp chính thức nào được công bố để mã hóa video. Vì vậy cần phân tích các giải pháp mã hóa để tìm được phương pháp mã hóa phù hợp với các yêu cầu thực tế.
1.4.1 Mật mã khóa công khai
Đối với một hệ mật khóa công khai, lượng tài nguyên cần thiết cho các primitives khóa công khai lớn hơn nhiều so với hệ mật khóa đối xứng. Việc thiết kế
được một thuật toán mật mã khóa công khai thuộc hạng nhẹ khó hơn so với việc thiết kế ra một thuật toán mật mã đối xứng hạng nhẹ. Chính vì vậy mà có rất ít các hệ mật mã khóa công khai được coi là hạng nhẹ.
Một thuật toán mật mã khóa công khai như vậy đã được đề xuất ứng dụng trong thực tế là GPS (tên ba tác giả của thuật toán là Marc Girault, Guillaume Poupard và Jacques Stern) [9].
GPS được gọi là thuật toán “khi đang chạy” (on the fly), do ứng dụng điển hình của GPS là xác thực xe ôtô “khi đang chạy” tại điểm trả tiền cầu đường. Ý tưởng đầu tiên là trang bị cho mỗi xe ôtô được cấp phép một thẻ thông minh không tiếp xúc với giá thành thấp. Khi xe chạy qua một điểm thu phí, nó không phải dừng mà chỉ cần thực hiện một xác thực GPS để chứng minh rằng nó là một người dùng hợp pháp. Trong một ứng dụng như vậy, thời gian cho phép để truyền dữ liệu và thực hiện các tính toán trực tuyến là rất ngắn, khoảng 100 ms.