Độ tin cậy của hệ thống được biểu thị bằng bốn tham số: SINR, thông lượng, tỷ lệ mất gói và độ chính xác của khối truyền tải (TB). Khi khoảng cách truyền tăng lên, SINR, thông lượng và tỷ lệ mất gói giảm xuống, trong khi độ chính xác của TB về cơ bản không thay đổi. SINR đại diện cho tỷ số giữa cường độ của tín hiệu hữu ích thu được với cường độ của tín hiệu nhiễu.
Hình 2.8 SINR và Thông lượng ở các khoảng cách truyền khác nhau [9]
Như được trình bày trong Hình 2.8 [9] cho thấy SINR giảm nhanh và thông lượng giảm nhanh ở khoảng cách 2500-3500m. Khi khoảng cách truyền là 3500m, SINR và thông lượng thay đổi tương đối chậm. Lý do là NB-IoT là một kỹ thuật truyền dẫn đường dài. Tỷ lệ mất gói là tỷ số giữa số gói bị mất với tổng gói dữ liệu được truyền đi. Tỷ lệ mất gói cao ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của hệ thống. Khi khoảng cách truyền tăng lên, thời gian truyền dữ liệu càng dài, cơ chế truyền lại NB- IoT được kích hoạt bởi hệ thống càng thường xuyên hơn.
Hình 2.9 Độ chính xác của TB và tỷ lệ mất gói theo khoảng cách [9]
Kết quả bên dưới cho thấy tỷ lệ mất gói tin có xu hướng giảm đáng kể ở khoảng cách 17500-18000m. Tuy nhiên, ở khoảng cách xa hơn 18000m, sự khác biệt về tỷ lệ mất gói vẫn nhỏ và hầu như không thay đổi. Hình 2.9 [9] chỉ ra rằng khoảng cách có độ sụt giảm nhanh nằm trong phạm vi 17850-17950m. Độ chính xác của TB về cơ bản không thay đổi.
Hình 2.10 SINR và thông lượng ở khoảng cách truyền ngắn [9]
Hình 2.10 thể hiện SINR và thông lượng ở khoảng cách truyền ngắn. Kết quả tương tự hình 2.8 ở khoảng cách gần.
Hình 2.11 Tỷ lệ mất gói ở khoảng cách truyền dài [9]
Tỷ lệ mất gói tin của toàn hệ thống nằm trong khoảng từ 0,00093314 đến 0,000922469. Do đó, cơ chế truyền lại của NB-IoT làm giảm bớt vấn đề mất gói dữ liệu hệ thống ở một mức độ nhất định. Xu hướng chung của đường cong mất gói cho thấy rằng, ở khoảng cách truyền 15000-20000m, tốc độ mất gói của hệ thống là tương đối cao (Hình 2.11). Từ khoảng cách xa 17500m, tỷ lệ mất gói tin giảm rõ rệt.