2 Độ tin cậy trong định tuyến dựa trên QoS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tuyến qos sử dụng giao thức OSPF mở rộng (Trang 33 - 34)

Bây giờ chúng ta tập trung vào các khía cạnh của độ tin cậy liên quan chặt chẽ tới mạng lƣới truyền thông và đặc biệt là internet. Sự hoạt động tin cậy của hệ thống định tuyến là một phần của chƣơng trình nghị sự định tuyến dựa trên QoS kể từ những ngày đầu của internet. Ví dụ, tiền thân của internet, ARPANET, bị thất bại bởi vì giao thức định tuyến của nó chỉ có thể đƣợc chỉnh sửa với sự can thiệp thủ công. Dựa trên kinh nghiệm này, cộng đồng Internet quyết định cần có giao thức định tuyến để thực hiện một vài tiêu chuẩn tin cậy cơ bản, nhƣ khả năng của giao thức đế ổn định (phục hồi) sau khi tình trạng hoạt động không mong đợi đƣợc loại bỏ (tự ổn định). Bị ảnh hƣởng bởi sự thất bại của ARPANET, các giao thức định tuyến cho Internet đã đƣợc giữ ở mức rất đơn giản. Thậm chí ngày nay và mặc dù thực tế của yêu cầu ứng dụng dựa trên QoS cao, Internet hoạt động mà không có QoS và không có các cơ chế định tuyến QoS. Chúng ta kết luận rằng chính yêu cầu về độ tin cậy và khả năng sống còn của chức năng vận chuyển ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt đã tạo nên một điểm quan trọng trong chƣơng trình nghị sự về định tuyến dựa trên QoS. Chúng ta định nghĩa ―Độ tin cậy định tuyến là tính tin cậy của

một hệ thống định tuyến, đƣợc đặt trên sự nhất quán của cách hoạt động và hiệu suất của dịch vụ định tuyến nó thực hiện‖ [9].

Để có thể thiết kế các hệ thống định tuyến dựa trên QoS tin cậy, cần thiết phải hiểu rõ hơn các số đo độ tin cậy của định tuyến. Các số đo này không cố định, tuy nhiên, chúng bị ảnh hƣởng bởi các đặc tính của mạng đang xem xét. Ví dụ, về truyền thông không dây, chúng ta tìm ra một vài các đặc tính quan trọng để chi phối độ tin cậy định tuyến có thể là:

• Sự di động hệ thống đầu cuối và ngƣời sử dụng; • Bản chất vô tuyến của kênh truyền;

• Các giao thức định tuyến và thuật toán định tuyến.... Sự thích ứng với tình trạng thay đối của mạng cũng nhƣ chi phí phụ phát sinh;

• Các cấu trúc hạ tầng cơ sở hoặc các hệ thống định tuyến lai ghép; • Những hạn chế về các tài nguyên năng lƣợng;

• Khả năng không cân bằng của các nút trong các mạng phức tạp; • Sự hợp tác và không hợp tác của các nút mạng trong mạng ad hoc; • Các tác động bên ngoài, nhƣ là điều kiện môi trƣờng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tuyến qos sử dụng giao thức OSPF mở rộng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)