Công suất tín hiệu thu RSRP – Reference Signal Received Power

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tối ưu hóa mạng thông tin di động 4g LTE a của mobifone tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 36)

RSRP là một trong các tham số cơ bản trong việc đo kiểm trên lớp vật lý của UE. RSRP sẽ cung cấp cho các UE các thông tin cần thiết về cường độ tín hiệu của các cell từ đó việc mất đường truyền có thể được tính toán và sử dụng trong các thuật toán để điều chỉnh và thiết lập công suất tối ưu cho việc hoạt động trong mạng. RSRP có thể được sử dụng trong cả trong 2 trạng thái IDLE và CONNECTED của UE.

RSRP được tính toán theo công thức:

RSRP (dBm) = RSSI (dBm) - 10×log(12×N) (2.1)

Với

- RSRP là công suất nhận được của 1 Resource Element - RE (theo định nghĩa của 3GPP): được tính bằng trung bình của các mức công suất thu được trên tất cả các tín hiệu chuẩn trong toàn bộ băng tần đo kiểm.

- RSSI (Received Signal Strength Indicator – Mức tín hiệu thu) là tham số cung cấp thông tin về tổng công suất thu được (trên toàn bộ các tín hiệu) bao gồm cả nhiễu. RSSI được đo kiểm trên toàn bộ băng thông.

- N: số RB (Resource Block) khi RSSI được đo kiểm, và tham số này phụ thuộc vào băng thông.

Trong đó:

RSSI = wideband power = noise+serving cell power+interference power (2.2) RSRP trong 4G LTE là mộttham số được sử dụng cho việc đo kiểm vùng phủ trong mạng 4G LTE. Theo ETSI TS 136.133 khoảng giá trị của RSRP được định nghĩa trong khoảng từ -140 dBm cho tới -44 dBm.

Bảng 2.1: Khoảng giá trị của RSRP trong 4G/LTE

Giá trị báo cáo Giá trị số lượng đo Đơn vị

RSRP_00 RSRP < -140 dBm RSRP_01 -140 ≤ RSRP < -139 dBm RSRP_02 -139 ≤ RSRP < -138 dBm ... ... ... RSRP_95 -46 ≤ RSRP < -45 dBm RSRP_96 -45 ≤ RSRP < -44 dBm RSRP_97 -44 ≤ RSRP dBm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tối ưu hóa mạng thông tin di động 4g LTE a của mobifone tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)