Kết luận, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất triển khai IPv6 cho mạng không dây công suất thấp (Trang 55 - 56)

Quá trình thử nghiệm cho thấy, việc triển khai kĩ thuật IPv6 cho mạng không dây công suất thấp (6LoWPAN) là hoàn toàn khả thi, có thể áp dụng trong thực tế. Trong mô hình thử nghiệm nêu trên, các Sensor Node mặc dù công suất rất hạn chế (sử dụng PIN CR 2303 có công suất 200 mAh, 3V) vẫn có thể giao tiếp được với thiết bị Gateway qua môi trường không dây. Các thiết bị này đều sử dụng địa chỉ IPv6 để kết nối (vùng mạng c00:212:4b00::/48).

Kết quả thử nghiệm cho thấy đã thực hiện được việc đo đạc, giám sát các thông số môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất…theo thời gian thực, thu thập thông tin và hiển thị tập trung tại IoT platform Server. Như vậy, ta hoàn toàn có thể ứng dụng kĩ thuật 6LoWPAN vào công tác giám sát môi trường tại các

phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu. Qua quá trình tìm kiếm sản phẩm, giải pháp để tiến hành thử nghiệm, nhóm thực hiện nhận thấyhiện tại đã có nhiều hãng như Noolibee, Texas Instrument, WigWag, TCPi, Mbed, Libelium….đưa ra các sản phẩm, giải pháp ứng dụng kĩ thuật 6LoWPAN vào lĩnh vực giám sát môi trường. Giải pháp của các hãng này tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các đầu dò nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng, tiếng động, mức độ tiêu thụ năng lượng, từ trường….được tích hợp thông qua thiết bị Gateway, sau đó hiển thị các thông số giám sát được tại các máy chủ tập trung hoặc qua các ứng dụng di động, phù hợp với triển khai ứng dụng cơ sở hạ tầng cho các tòa nhà, nhà máy, trung tâm dữ liệu…

Kết luận: Như vậy, kết quả thử nghiệm đã đạt được các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất triển khai IPv6 cho mạng không dây công suất thấp (Trang 55 - 56)