Hệ thống phát hiện xâm nhập IDS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống tấn công trong mạng nội bộ trường đại học hà nội (Trang 42 - 43)

6. Bố cục luận văn

2.2.1. Hệ thống phát hiện xâm nhập IDS

IDS là hệ thống phát hiện các dấu hiệu của tấn công xâm nhập, đồng thời có thể khởi tạo các hành động trên thiết bị khác để ngăn chặn tấn công. Khác với tường lửa, IDS không thực hiện các thao tác ngăn chặn truy xuất mà chỉ theo dõi các hoạt động trên mạng để tìm ra các dấu hiệu của tấn công và cảnh báo cho người quản trị mạng. Một điểm khác biệt khác đó là mặc dù cả hai đều liên quan đến bảo mật mạng, nhưng tường lửa theo dõi sự xâm nhập từ bên ngoài và ngăn chặn chúng xảy ra, nó giới hạn truy nhập giữa các mạng để ngăn chặn sự xâm nhập nhưng không phát hiện được cuộc tấn công từ bên trong mạng. Bên cạnh đó IDS sẽ đánh giá sự

xâm nhập đáng ngờ khi nó đã diễn ra đồng thời phát ra cảnh báo, nó theo dõi được các cuộc tấn công có nguồn gốc từ bên trong một hệ thống.

Chức năng ban đầu của IDS chỉ là phát hiện các dấu hiện xâm nhập, do đó IDS chỉ có thể tạo ra các cảnh báo tấn công khi tấn công đang diễn ra hoặc thậm chí sau khi tấn công đã hoàn tất. Càng về sau, nhiều kỹ thuật mới được tích hợp vào IDS, giúp nó có khả năng dự đoán được tấn công (Prediction) và thậm chí phản ứng lại các tấn công đang diễn ra (Active response).

Một trong những phần mềm IDS phổ biến hiện nay là Snort. Đây là một sản phẩm NIDS mã nguồn mở với hệ thống signature database (được gọi là rule database) được cập nhật thường xuyên bởi nhiều thành viên trong cộng đồng Internet. Trong thực tế, IDS là một kỹ thuật mới so với firewall, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, với sự phát triển khá mạnh mẽ của kỹ thuật tấn công thì IDS vẫn chưa thật sự chứng tỏ được tính hiệu quả của nó trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống. Xu hướng hiện nay là chuyển dịch dần sang các hệ thống IPS có khả năng phát hiện và ngăn chặn một cách hiệu quả các cuộc tấn công mạng, đồng thời giảm thiểu thời gian chết và các chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống tấn công trong mạng nội bộ trường đại học hà nội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)