Tình trạng triển khai cơ sở dữ liệu đám mây trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đám mây riêng cho tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam VNPT (Trang 31 - 33)

Hiện nay, điện toán đám mây đang là một xu thế chủ đạo đối với ngành CNTT toàn cầu, ảnh hƣởng rộng lớn tới nền công nghệ thông tin truyền thống, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới công nghệ. Khác với môi trƣờng điện toán truyền thống, điện toán đám mây đang mở ra nhiều cơ hội mới nhƣng kèm theo là những thách thức rủi ro liên quan đến an toàn bảo mật dữ liệu, tính riêng tƣ, quyền kiểm soát, việc tuân thủ quy định pháp lý, chất lƣợng dịch vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.

Trên thực tế, các hoạt động liên quan đến điện toán đám mây đang diễn ra trong nhiều cơ quan chính phủ trên thế giới. Tại nhiều quốc gia trên thế giới việc triển khai các ứng dụng CNTT trên môi trƣờng điện toán đám mây đã thực sự đƣợc quan tâm và triển khai có hiệu quả. Có thể kể đến một số ví dụ cụ thể nhƣ: Cộng đồng châu Âu, Uỷ ban châu Âu và một số nƣớc thành viên đang triển khai các hoạt động để hƣớng tới việc xây dựng một cơ sở hạ tầng chung dựa trên mô hình điện toán đám mây cho các quốc gia thành viên; Vƣơng quốc Anh: đã xây dựng “G- cloud” - một mạng điện toán đám mây để số hoá trên quy mô lớn trên toàn quốc; Chính phủ Úc đã đƣa ra khuyến cáo đối với mô hình điện toán đám mây về các vấn đề liên quan đến lƣu trữ dữ liệu, sao lƣu, khôi phục, dƣ thừa dữ liệu, thay đổi tài nguyên, chuẩn hóa dữ liệu và hàng loạt các vấn đề khác về hạ tầng, an toàn bảo mật và chất lƣợng dịch vụ, trách nhiệm nhà cung cấp dịch vụ, để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ chủ quyền số trong việc lƣu trữ và quản lý dữ liệu nhạy cảm trong nƣớc, tổ

22

chức/cơ quan nhà nƣớc đƣợc khuyến khích lựa chọn các nhà cung cấp tại địa phƣơng; Cơ quan Dịch vụ Công nghệ Thông tin Chính phủ Thái Lan đang xây dựng một đám mây riêng để các cơ quan chính phủ Thái Lan sử dụng, thiết lập một dịch vụ e-mail dựa trên điện toán đám mây và có kế hoạch bổ sung các giải pháp phần mềm điện toán đám mây trong tƣơng lai gần nhằm nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ cho các cơ quan chính phủ, hạ thấp “đáng kể” chi phí đầu tƣ CNTT.

Dù xu hƣớng xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT trên nền điện toán đám mây đã đƣợc thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ”. Tuy nhiên tại Việt Nam cũng mới chỉ có một số doanh nghiệp, hãng công nghệ nƣớc ngoài đã quan tâm đến việc phát triển thị trƣờng tại Việt Nam, một vài cơ quan chính phủ đang xem xét, xây dựng triển khai điện toán đám mây. Đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài, Công ty IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trƣơng trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam. Hãng công nghệ Microsoft cũng tiến tới xây dựng điện toán đám mây ở thị trƣờng Việt Nam, nhƣng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm. Ngoài IBM và Microsoft, hãng công nghệ Intel cũng đã chính thức giới thiệu chƣơng trình “Intel Cloud Builder” nhằm cung cấp các kiến trúc và kinh nghiệm triển khai điện toán đám mây trên các giải pháp khác nhau trong quá trình thiết kế, xây dựng môi trƣờng điện toán đám mây sử dụng máy chủ trên nền bộ xử lý Intel Xeon. Các tập đoàn khác nhƣ Cisco, Oracle cũng có các giải pháp điện toán đám mây riêng theo công nghệ của mỗi hãng.

Đối với công nghệ “Cơ sở dữ liệu đám mây” trên thế giới hiện chỉ có 2 nhà cung cấp đó là Amazon và Oracle.

Amazon cung cấp dịch vụ Amazon Aurora là một công cụ cơ sở dữ liệu quan hệ tƣơng thích với MySQL và PostgreSQL.

Oracle cung cấp dịch vụ Oracle Autonomous Database đây cũng là nền tảng duy nhất đƣợc phát triển để vận hành Oracle Autonomous Database (Cơ sở Dữ liệu Tự động của Oracle), cơ sở dữ liệu tự động đầu tiên và duy nhất trong ngành.

23

Cùng với đó, các dịch vụ bảo mật cơ sở hạ tầng trên nền tảng đám mây của Oracle có khả năng tự động hóa, phát hiện và dự báo cao nhằm giảm thiểu và khắc phục các mối đe dọa. Chẳng hạn nhƣ Oracle Autonomous Database có khả năng quét tìm các mối đe dọa về bảo mật và áp dụng những nâng cấp về bảo mật trong khi vận hành, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và trộm cắp dữ liệu.

Với Oracle Autonomous Database, doanh nghiệp không cần phải học cách sử dụng hay làm quen với các hệ thống mới nhờ tính tự động hóa, chính vì vậy đây là một giải pháp rất dễ ứng dụng trên thực tế. Vì thế, khách hàng có thể quyết định triển khai Oracle Autonomous Database trên hạ tầng đám mây Exadata chuyên dụng để tách biệt tải trọng công việc nhằm đảm bảo an ninh, đem lại độ tin cậy cao hơn cho các khối lƣợng công việc quan trọng.

Đại diện Oracle cũng chia sẻ Oracle Autonomous Database có thể tiếp tục vận hành mà không gặp phải gián đoạn trong quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu - tƣơng đƣơng với chỉ số thỏa thuận mức dịch vụ (SLA) tới 99,995%. Đây là một điểm khác biệt rõ rệt so với chỉ số tƣơng ứng của các dịch vụ đến từ Amazon – 99,95%, trong đó đã loại trừ hầu hết các nguồn có thể gây gián đoạn định trƣớc và không định trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đám mây riêng cho tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam VNPT (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)