2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.4. Xác đinh vị trí
Sau khi phát hiện các bước hợp lệ cũng như ước lượng được độ dài tương ứng của từng bước hợp lệ, bước cuối cùng là tiến hành tính toán để xác định được khoảng cách di chuyển của người dùng và kết luận vị trí hiện tại của đối tượng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hai phương pháp ước lượng độ dài bước: phương pháp tĩnh, phương pháp động. Vì vậy, đối với từng phương pháp chúng ta sẽ xây dựng công thức tính khoảng cách di chuyển tương ứng:
Phương pháp tĩnh: đối với phương pháp này, tác giả xem các bước đi có độ dài như nhau để ước lượng độ dài bước trung bình cho đối tượng. Công thức (2.9) được xây dựng để tính khoảng cách di chuyển của người dùng:
S = step_size * N (2.9)
Trong đó:
- S là khoảng cách di chuyển từ vị trí bắt đầu biết trước - step_size là độ dài bước trung bình của đối tượng - N là số bước hợp lệ
Phương pháp động: trên thực tế độ dài bước đi luôn thay đổi trong quá trình di chuyển của con người. Chính vì vậy khoảng cách di chuyển sẽ được xác định dựa trên độ dài từng bước đi của đối tượng:
𝑆 = ∑𝑁 𝑠𝑡𝑒𝑝_𝑠𝑖𝑧𝑒𝑖
𝑖=1 (2.10)
Trong đó:
- S là khoảng cách di chuyển từ vị trí bắt đầu biết trước - 𝑠𝑡𝑒𝑝_𝑠𝑖𝑧𝑒𝑖 là độ dài bước hợp lệ thứ i của đối tượng - N là số bước hợp lệ
Vị trí bắt đầu của người dùng được thiết lập sẵn trên mô hình môi trường, giả sử trong một tòa nhà có thể chọn cửa ra vào là điểm bắt đầu của hệ thống. Từ khoảng cách di chuyển đã được xác định và vị trí ban đầu, hệ thống sẽ xác định vị trí hiện tại của người dùng và thông báo cho người dùng.
Chương 3. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
Chương này chúng tôi sẽ trình bày quá trình tiến hành thực nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm, bao gồm: thu thập dữ liệu, thử nghiệm và đánh giá. Trong phần đầu chúng tôi trình bày quá trình thu thập dữ liệu. Phần tiếp theo là quá trình đánh giá kết quả đạt được bằng hệ thống xác định vị trí người dùng bằng điện thoại di động.