Ứng dụng của truyền tin bảo mật IoT trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thử nghiệm truyền tin bảo mật giữa các nút mạng IOT (Trang 51 - 55)

Như chúng ta đã biết, internet ra đời hơn 20 năm trước và đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính, truyền thông và cuộc sống của chúng ta. IoT ra đời và phát triển một lần nữa kỳ vọng sẽ thay đổi ngành công nghiệp của thế giới, hệ thống giao thông, giáo dục, công nghiệp, nhà thông minh, thiết bị cá nhân, thiết bị gia dụng,…

Bên cạnh đó, với sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của các thiết bị IoT kết nối vào mạng internet đòi hỏi các ứng dụng phải được bảo mật để đảm bảo tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, tính không từ chối của một hệ truyền tin.

Ứng dụng truyền tin bảo mật IoT cho nhà thông minh: Các nút cảm biến được sử dụng cho nhà thông minh là camera IP giám sát, cảm biến chuyển động, cảm biến hồng ngoại, cảm biến nhiệt đô, độ ẩm, vv. Mỗi nút cảm biến được thiết kế có chức năng và nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho yêu cầu mà mục đích nhất định. Phần lớn các nút này sử dụng mạng không dây để truyền và nhận tín hiệu. Sau khi các nút cảm biến thu nhận tín hiệu từ môi trường sẽ truyền dữ liệu về bộ xử lý trung tâm để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Trong quá trình truyền nhận tín hiệu với bộ xử lý trung tâm của nhà thông minh, các tín hiệu này có thể bị nghe lén, thay đổi dữ liệu

bất đối xứng có thể ứng dụng cho quá trình trao đổi dữ liệu giữa các cảm biến và bộ xử lý trung tâm giúp cho kẻ tấn công có lấy cắp được thông tin cũng khó giải mã và sử dụng cho mục đích chống lại người dùng.

Ứng dụng truyền tin bảo mật IoT cho các hệ thống cảnh báo: Các thiết bị IoT được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong các ứng dụng đó là ứng cụng cho các hệ thống cảnh báo như cảnh báo cháy rừng, cảnh báo môi trường, cảnh báo nguy hiểm,vv. Các hệ thống này nếu cảnh báo sai lệch sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người, tài sản, môi trường. Để đảm bảo an toàn, bảo mật các thiết bị truyền từ các cảm biến về bộ xử lý trung tâm có thể sử dụng biện pháp mã hóa đối xứng để truyền thông. Mỗi nút này sẽ thiết lập kênh truyền thông bảo mật với bộ xử lý trung tâm để truyền và nhận tín hiệu.

Ứng dụng cho thành phố thông minh: Đối với các đô thị lớn, tắc đường, kẹt xe là điều thường gặp ở không ít thành phố trên thế giới. Các thành phố trên thế giới đang ứng dụng mạnh mẽ các thiết bị IoT vào việc xây dựng các thanh phố thông minh đặc biệt là các thiết bị giám sát giao thông đô thị. Các thiết bị cảm biến sử dụng cho giám sát giao thông nếu không được bảo mật sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng là các tai nạn giao thông. Vì thế ứng dụng mã hóa đối xứng để truyền thông tin bảo mật từ các cảm biến về bộ xử lý trung tâm là điều có thể thực hiện được nhằm đảm bảo các thông tin được chính xác, toàn vẹn, an toàn, bảo mật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những đóng góp của luận văn.

Trong luận văn này dự kiến nghiên cứu, thử nghiệm truyền tin bảo mật giữa các nút mạng IoT, đặc biệt là kỹ thuật mã hóa đối xứng dữ liệu trong quá trình truyền dữ liệu giữa các nút mạng IoT nhằm tăng cường tính bảo mật trong các mạng Cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks).[9]

2. Hướng phát triển của luận văn.

Trong tương lai có thể ứng dụng nhiều phương pháp mã hóa khác như mã hóa bất đối xứng, ECC, ECDH,…ngoài ra còn sử dụng chứng chỉ số KPI và các giải pháp khác nhau để cung cấp cho người dùng những dịch vụ cũng như kết nối an toàn các mạng IoT. [10]

[01]. Trần Văn Minh (2005), Bài giảng An toàn và bảo mật thông tin, Trường Đại học Nha Trang, 184 trang.

[02]. International Telecommunication Union (2012), Overview Of The Internet Of Things,ITU-T Y.4000/Y.2060 (06/2012).

[03]. Yashaswini R, IINayana HG, IIIBindu Athomas (2016), “Wireless Sensor Network Security using Cryptography”, Vol. 4, Issue 2 (Apr. - Jun. 2016) [04]. Chang-le Zhong, Zhen Zhu, Ren-gen Huang (2017), “Study on the IOT

Architecture and Access Technology”, 2017 16th International Symposium on Distributed Computing and Applications to Business, Engineering and Science, ISSN: 2473-3636.

[05]. Zejun Ren, Xiangang Liu, Runguo Ye (2017), “Security and Privacy on Internet of Things”, 2017 7th IEEE International Conference on Electronics Information and Emergency Communication (ICEIEC), ISSN: 2377-844X.

[06]. Ahmad W. Atamli, Andrew Martin (2014) “Threat-based Security Analysis for the Internet of Things”, 2014 International Workshop on Secure Internet of Things, ISBN: 978-1-4799-7907-3.

[07]. Dan Dragomir, Laura Gheorghe, Sergiu Costea and Alexandru Radovici (2016), “A Survey on Secure Communication Protocols for IoT Systems”, 2016 International Workshop on Secure Internet of Things (SIoT), ISBN: 978-1-5090-5091-8.

[08] Adam Dunkels, Bjorn Gronvall, Thiemo Voigt (2004), “Contiki - a Lightweight and Flexible Operating System for Tiny Networked Sensors” [09] Waltenegus Dargie, Christian Poellabauer (2011), “Fundamentals Of

Wireless Sensor Networks Theory And Practice”, ISBN 978-0-470-99765- 9.

[10] Shruti.P and Chandraleka.R (2017), “Elliptic Curve Cryptography Security In The Context Of Internet Of Things”, International Journal of Scientific

& Engineering Research Volume 8, Issue 5, May-2017 90 ISSN 2229- 5518

[11]. Cộng đồng IoT Việt Nam (2016), Internet of things IoT là gì?, [Online]. Available: https://iotvietnam.com/internet-of-things-la-gi/

[12] Tạp chí An Ninh Mạng, Mã hóa đối xứng, [online].

Available: https://anninhmang.net/phan-tich-mang/ma-hoa-doi-xung/

[13]. Information Security Magazine (2018), IoT Devices Most Vulnerable to Wi-Fi Attacks, 14 FEB 2018.

[14]. Cyber Defense Magazine (2018), New HNS botnet has already compromised more than 20,000 IoT devices, January 26, 2018.

[15]. IoT Analytics (2018), The Top 10 IoT Segments in 2018 – based on 1,600 real IoT projects, [Online].

Available: https://iot-analytics.com/top-10-iot-segments-2018-real-iot- projects/

[16]. IBM (2018), IBM builds a smarter planet [Online]. Available: https://www.ibm.com/smarterplanet/us/en/

[17]. IoT Analytics (2018), The Top 10 IoT Segments in 2018 – based on 1,600 real IoT projects, [Online]. Available: https://iot-analytics.com/top-10-iot- segments-2018-real-iot-projects/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thử nghiệm truyền tin bảo mật giữa các nút mạng IOT (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)