Đánh giá sự phát triển của công nghệ M2M

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ m2m và các giải pháp đảm bảo an toàn cho m2m (Trang 34 - 36)

a. Thị trường M2M:

Xét trên quan điểm tổng quát, M2M không phải là một thị trƣờng của riêng nó mà nó gắn liền với nhiều ngành nghề truyền thống sẵn có trong xã hội. Các thị trƣờng lớn có vai trò quan trọng của M2M là chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, năng lƣợng, an ninh và giám sát, quản lý các dịch vụ công cộng,… Dƣới đây là một số thị trƣờng mà M2M đang phát triển mạnh.

Chăm sóc sức khỏe:

Theo dõi tình trạng sức khỏe từ xa giúp chẩn đoán sớm đƣợc các yếu tố gây bệnh ở con ngƣời, chỉ với một số thông số đơn giản nhƣ nhịp tim, lƣợng đƣờng máu và thêm một số thông số khác đƣợc lấy từ các máy đo chuyên dụng, các thông tin này sẽ đƣợc gửi đi đến các trung tâm theo dõi từ đó giúp phát hiện sớm các yếu tố bất thƣờng lien quan tới sức khỏe làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra bệnh.

Việc theo dõi bệnh nhân từ xa thƣờng liên quan đến việc sử dụng các kết nối không dây giữa các thiết bị giám sát và điện thoại di dộng, điện thoại di động đóng vai trò nhƣ một gateway để kết nối tới trung tâm kiểm soát.

Các thiết bị giao thông vận tải ngày nay thƣờng đƣợc lắp các thiết bị định vị giúp xác định vị trí của xe, lấy các thông tin sử dụng, thanh toán chi phí cầu đƣờng,…đó là các ứng dụng cơ bản cho các phƣơng tiện này nhằm giúp các nhà quản lý đƣa ra các tình huống kiểm soát phƣơng tiện hữu hiệu nhất. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ M2M trong việc giao tiếp giữa các phƣơng tiện nhƣ thông báo tình trạng tắc đƣờng, tự động đi theo hành trình,… là các ứng dụng công nghệ M2M có phần phức tạp hơn nhƣng lại hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Năng lượng:

Bằng việc sử dụng các thiết bị đo lấy số liệu về các nhu cầu về năng lƣợng cũng nhƣ các tham số khác từ ngƣời sử dụng, từ đó có một báo cáo chi tiết về nhu cầu dành cho các nhà cung cấp để có thể cân đối, điều chỉnh nhằm giảm thiểu tình trạng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của tải. Quản lý, giám sát và đƣa thông tin bảo trì lên các nhà khai thác (về tấm năng lƣợng mặt trời, gió, thủy điện,…) nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất. Kiểm tra thông tin sử dụng của khách hàng và lên bảng chi phí sử dụng một cách nhanh chóng hiệu quả và chính xác.

Ứng dụng trong lĩnh vực năng lƣợng sử dụng một hỗn hợp các thành phần mạng, công nghệ truyền thông nhƣ vô tuyến (truyền thông tin qua mạng di động đến trung tâm kiểm soát), hữu tuyến (truyền thông tin từ trung tâm kiểm soát đến các bộ phận liên quan),…

Hình 1.10 Số lượng thiết bị M2M trên một số quốc gia

Theo báo cáo trong Q2/2014 của GSMA Intelligence, kết nối M2M qua mạng di động đạt dự báo đạt một tỉ thiết bị vào năm 2020 với tỉ lệ tăng trƣởng kép hàng năm CAGR đạt 26% từ năm 2014 đến 2020. Trong báo cáo của GSMA Intelligence, cho dù công nghệ M2M có thể sử dụng rất nhiều loại kết nối nhƣ qua sóng Wi-Fi, qua mạng cố định hay vệ tinh, thì phân tích chỉ dựa vào các kết nối thông qua sóng di động, sử dụng thẻ SIM, và do đó, con số một tỉ kết nối là con số rất ấn tƣợng. Hơn nữa, báo cáo

này cũng không tính những thiết bị điện tử tiêu dùng nhƣ điện thoại thông minh, USB 3G, máy tính bảng nhƣ các kết nối M2M. Tuy nhiên, các ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, thiết bị tự động ở nhà hay các máy tính có thể đeo đƣợc thì đƣợc tính vào trong báo cáo.

Hiện tại, đã có 10 quốc gia có hơn 5 triệu kết nối M2M qua mạng di động (hình 1.10), dẫn đầu là Trung Quốc với 61,5 triệu, Mỹ với 37,5 triệu và Nhật Bản với 9,9 triệu. Tuy nhiên, nếu tính theo tỉ lệ kết nối M2M trên tổng số thuê bao di động thì thứ tự lại thay đổi một cách đáng ngạc nhiên. Quốc gia dẫn đầu lại là Thụy Điển với 28%, New Zealand với 16% và Na Uy với 14%. Sở dĩ có sự khác biệt nhƣ vậy khi so số lƣợng kết nối M2M và tỉ lệ kết nối M2M trên tổng số lƣợng thuê bao di động là do những nƣớc này đã sớm áp dụng rộng rãi M2M trong cuộc sống nhƣ điện kế điện tử, đồng hồ đo gas và nhiều ứng dụng khác.

b. Các điều kiện thúc đẩy M2M phát triển:

Các nhà khai thác dịch vụ M2M đang có cơ hội để nắm bắt một thị trƣờng với mức tăng trƣởng đầy tiềm năng. Số lƣợng các kết nối thiết bị M2M trên toàn thế giới sẽ tăng mạnh từ 102 triệu năm 2012 lên 2 tỉ năm 2021, tổng doanh thu trên toàn thế giới sẽ tăng từ 6,5 tỉ USD lên đến 51 tỉ USD trong cùng thời kỳ.

Sở dĩ có những dự báo phát triển M2M ngoạn mục nhƣ vậy là do có rất nhiều yếu tố thuận lợi hiện nay. Trong đó có:

- Nhiều nƣớc khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng M2M trong lĩnh vực công nhƣ thành phố thông minh, giao thông vận tải và chăm sóc sức khỏe;

- Giá thành thiết bị và giá cƣớc của M2M giảm rất mạnh cho phép ứng dụng trên diện rộng;

- M2M an toàn do kết nối theo chuẩn đầu cuối đến đầu cuối và sử dụng nhận dạng thông qua thẻ SIM.

Nhƣ vậy, trong tƣơng lai không xa, ngƣời tiêu dùng sẽ không còn xa lạ với khái niệm M2M, mà ngay cả những chiếc ô tô mình sẽ sở hữu khi đƣợc tích hợp với thiết bị M2M sẽ trở thành một chiếc ô tô thông minh, hay bạn có thể đặt chế độ tiết kiệm điện thông qua điện kế điện tử,… Có thể nói công nghệ M2M mang lại cho thế giới giải pháp mới cho việc đem lại một cuộc sống tiện ích hơn đối với con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ m2m và các giải pháp đảm bảo an toàn cho m2m (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)