Từ những kì vọng có thể đưa các mô hình ứng dụng của công nghệ C-V2X trở thành hiện thực và gia tăng các lợi ích của nó cho các lĩnh vực kinh tế và xã hội, 3GPP cùng các nhà sản xuất ô tô, các hãng công nghệ đã cố gắng tập trung nghiên cứu các bộ chuẩn hóa cho C-V2X. Để đồng bộ với lộ trình triển khai LTE với các phiên bản cải tiến cấp cao và cố gắng triển khai sớm 5G-NR, C-V2X cũng đã có kế hoạch đưa ra các phiên bản chuẩn hóa rất nhanh.[16]
Bảng 1.3 Kế hoạch chuẩn hóa công nghệ C-V2X.
C-V2X pha 1.
❖ Thực hiện đồng bộ qua giao diện PC5 cho cả ghép kênh TDM/FDM, đối với V2V có thể đồng bộ hóa qua GPS, trên toàn hệ thống có thể dùng chung nguồn đồng bộ từ mạng LTE.
❖ Cấp phát tài nguyên: có 2 chế độ cấp phát tài nguyên đươc điều khiển bởi eNodeB qua giao diện Uu hoặc các UE trên phương tiện tự động cấp phát tài nguyên theo các thủ tục trên giao diện PC5.
❖ Quản lý tài nguyên và định vị: Các phương tiện gửi thông tin vị trí của nó định kì theo lập lịch của giao diện điều khiển, tài nguyên được quản lý động có thể tái sử dụng linh hoạt.
❖ Hỗ trợ 2 phương thức truyền tin trên giao diện PC5: truyền tin có hạn chế tài nguyên và không hạn chế tài nguyên, cả 2 đều dựa theo các thủ tục lựa chọn tài nguyên và nhận biết môi trường.
a) C-V2X pha 2.
❖ Triển khai tính năng ghép sóng mang trên PC5, hỗ trợ 64QAM và giải điều chế cải tiến, chia sẻ 2 chế độ điều khiển từ eNodeB hoặc tự động bởi UE. ❖ Giảm độ trễ: nhỏ hơn 20ms, sử dụng cơ chế phân tập phát nâng cao hiệu quả
phổ và cải tiến tốc độ.
❖ Cải tiến bộ thu: hiệu suất của chế độ điều khiển tự động bởi các UE qua PC5 bị ảnh hưởng bởi các nút ẩn và các vấn đề nhiễu đồng kênh, do đó sử dụng các bộ thu IS/IC nâng cao để cải thiện hiệu suất truyền thông cho V2V. b) C-V2X pha 3.
❖ Thực hiện một số cải tiến về kỹ thuật: độ dài mẫu tin ngắn hơn giúp hỗ trợ mạnh cho tốc độ tương đối cao, sử dụng đa dải tần, với dải thấp tới 6GHz và dải cao tới 60GHz có áp dụng thêm công nghệ anten MIMO cỡ lớn,…
❖ Triển khai MIMO: với dải tần thấp có thể dùng phân tập phát, ghép kênh không gian, dải tần cao có thể áp dụng thêm công nghệ định hướng búp sóng (beam forming) và ghép kênh không gian, tạo ra tốc độ dữ liệu rất cao, độ trễ rất thấp.
❖ Giao diện truyền thông:
• Trên giao diện Uu : Downlink có thể truyền quảng bá, đơn hướng, đa hướng, Uplink truyền đơn hướng
• Trên giao diện PC5: truyền quàng bá, đơn hướng, đa hướng.
❖ Cơ chế chuyển tiếp trên giao diện PC5: chuyển tiếp cho các lưu lượng luồng lưu lượng cần độ trễ thấp, giúp mở rộng dải truyền thông, tăng tính tin cậy và hiệu quả phổ.
❖ Cấp phát tài nguyên: cơ chế nhận biết môi trường thông minh, phản hồi thông tin lên lớp vô tuyến giúp cải thiện hiệu năng và độ tin cậy.
❖ Định vị: có sự kết hợp cả mạng tế bào và hệ thống vệ tinh giúp nâng cao độ chính xác nhỏ hơn 1 m, sử dụng csac giao thức định vị có hợp tác.
❖ Điện toán cạnh di động sẽ được ứng dụng để giảm độ trễ tối đa, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống, hỗ trợ cho các kịch bản ứng dụng.