Phổ quang của OBM-OFDM được chỉ ra trên hình 3.3. Trong đó, hình 3.3a là phổ quang của ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM) với điều chế CO-OFDM, hình 3.3b là sự thu nhỏ phổ quang đối với mỗi kênh bước sóng, hình 3.3c là phổ quang của OFDM mà kênh không có khoảng bảo vệ.
Trong hệ thống DDO-OFDM, phổ quang thường không phải là bản sao tuyến tính của phổ RF, do đó hiệu quả phổ quang phụ thuộc vào sự thực thi chi tiết. Chúng ta chuyển hướng tập trung vào hiệu quả phổ quang của hệ thống CO-OFDM. Trong hệ thống CO-OFDM, sóng mang con Nsc được truyền trong mỗi thời gian kí tự OFDM Ts. Do đó tổng tốc độ kí hiệu R đối với CO-OFDM được tính bởi:
(3.2)
Người ta sử dụng băng thông của những kí tự rỗng đầu tiên để biểu thị ranh giới của mỗi kênh bước sóng. Băng thông OFDM, BOFDM được tính bởi công thức:
(3.3) Khi ts là độ rộng một kí tự có ích (nhìn hình 1.6). Giả sử rằng một phần lớn sóng mang con được sử dụng, băng thông hiệu dụng của OFDM là được tính bởi:
Khi mà sử dụng giá trị khoảng bảo vệ là 8/9 thì chúng ta sẽ tính được hệ số phổ hiệu dụng là 1,8. Phổ hiệu dụng là 3., bit/s/Hz nếu sử dụng điều chế QPSK đối vỡi mỗi sóng mang. Phổ hiệu dụng có thể được tăng lên bằng việc sử dụng điều chế QAM. Để triển khai thực tế hệ thống CO-OFDM, phổ hiệu dụng sẽ phải giảm do cần một khoảng bảo vệ giữa các kênh WDM.
Hình 3.3. Phổ quang: (a) Ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM ) N kênh CO-OFDM; (b) Tín hiệu OFDM thu nhỏ đối với một bước sóng; (c) OFDM kênh
không có khoảng bảo vệ