1. Cơ sở lý luận
2.2. Quy trình điều dưỡng
2.2.1. Nhận định
2.2.1.1. Bệnh sử về giấc ngủ
Trước khi vào viện bệnh nhân thường ngày rất ít ngủ, thời gian ngủ trung bình của bệnh nhân khoảng từ 4 đến 5 tiếng/ 24 giờ. Ban ngày bệnh nhân rất ít khi ngủ, chủ yếu thời gian ngủ là về đêm, giấc ngủ thường không được sâu giấc và hay chập chờn. Thời gian mất ngủ kéo dài khoảng 2 năm trở lại đây, gần đây thời gian ngủ của bệnh nhân giảm xuống còn khoảng 3 đến 4 tiếng/ 24 giờ do môi trường ở trại giam (nóng lực, chật hẹp…). Bệnh nhân thường xuyên gặp khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, thời gian bắt đầu ngủ thường vào khoảng 1 giờ sáng và thức dậy khoàng 5 đến 6 giờ sáng. Bệnh nhân cũng thỉnh thoảng thức dậy vào buổi đêm, khoảng 1 đến 2 lần. Buổi sáng khi thức dậy, bênh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, không muốn vận động và cũng không có cảm giác buồn ngủ lại.
Sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân thường không ổn định, có khi lao động nhiều cho tới đêm hoặc không làm việc gì trong cả ngày. Ăn uống cũng thất thường, có khi thì nhị đói, có khi ăn nhiều về đêm, bữa ăn thường bệnh nhân thích ăn nhiều thịt, cá… Bệnh nhân cũng ít khi sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê, thỉnh thoảng bệnh nhân có uống rượu với bạn bè hoặc hàng xóm, mỗi lần uống khoảng từ 1 đến 2 chén.
Khi ngủ ít hoặc bị mất ngủ bênh nhân không sử dụng các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ như; uống nước ấm, thư giãn, thuốc ngủ…
2.2.1.2. Nhật ký về giấc ngủ(thông qua hỏ bệnh nhân) - Tổng số giờ ngủ trong một ngày: 4 giờ
- Các hoạt động thực hiện 2 đến 3 giờ trước lúc đi ngủ: Ít vận động
- Các thói quen lúc đi ngủ: thỉnh thoảng ăn uống về đêm, không sử dụng thuốc uống hay uống thuốc.
- Thời gian: lên giườngcố gắng ngủ được sau khoảng 2 đến 3 giờ.
- Các lo lắng mà bệnh nhân cho là có ảnh hưởng đến giấc ngủ: Có nghe thấy giọng nói chửi bới, đe dọa bệnh nhân.
2.2.1.3. Thăm khám thực thể
Quan sát nét mặtcủa bệnh nhân buồn, trầm, cách cư xử thiếu hòa đồng với bệnh nhân xung quanh, không muốn tham gia các hoạt động với những bệnh nhân khác. Mắt lờ đờ, có quầng thâm xung quanh, mí mắt sưngkhông sưng, kết mạc hơiđỏ.
Bệnh nhân muốn nằm nghỉ ngơi tại giường, không muốn đi lại.Khi giao tiếp thường không tập trung, phát âm chậm, dáng vẻ nặng nề, hay ngáp.
Bệnh nhân thể trạng trung bình, sống mũi bình thường, cổ bình thường. Đêm ngủ bệnh nhân không ngáy, không đi lại hay nói chuyện, không có biểu hiện ngừng thở một lúc.
2.2.1.4. Các xét nghiệm chẩn đoán
Chưa làm các xét nghiệm về rối loạn giấc ngủ như điện não đồ (EEG), điện mắt (EOG), điện cơ (EMG).
Chưatheo dõi được: Hô hấp gắng sức, ECG, chuyển động của chân và độ bão hoà oxy trong lúc ngủ.
2.2.2. Chẩn đoán điều dưỡng
Mất ngủ do hoang tưởng bị hại, ảo thanh đe dọa.
Khó đi vào giấc ngủ do thói quen sinh hoạt và môi trường xung quanh. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống thất thường.
Tự vệ sinh cá nhân kém do ít tắm rửa. Thiếu kiến thức về vệ sinh giấc ngủ. 2.2.3. Lập kế hoạch
Mục tiêu:
Tạo ra môi trường nghỉ ngơi thoải mái. BN dùng thuốc đẩy đủ, đúng giờ. BN được cung cấp đủ dinh dưỡng.
BN được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày. BN tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể. Tạo cho BN các thói quen trước khi đi ngủ.
Giáo dục sức khỏe cho BN. 2.2.4. Thực hiện
2.2.4.1. Tạo cho BN môi trường nghỉ ngơi thoải mái.
Sắp xếp BN ở buồng 1 giường số 2 nơi ít giường bệnh, yên tĩnh, thoáng mát và ít tiếng ồn.
2.2.4.2. BN dùng thuốc đẩy đủ, đúng giờ, theo đơn. - Sáng 10 giờ 30 phút, cho bệnh nhân uống thuốc +Haloperidol 1,5mg – 02 viên
+ Cosyndo B 175mg – 02 viên - Tối 19 giờ, cho BN uống thuốc: + Haloperidol 1,5mg – 02 viên + Nykob 5mg – 02 viên
+ Seduxen5mg – 02 viên + Cosyndo B 175mg – 02 viên 2.2.4.3. BN được ăn uống đầy đủ
- 6 giờ 30 phút, cho BN ăn cháo thịt theo thực đơn. - 10 giờ 30 phút cho bệnh nhân ăn cơm trưa.
- 15 giờ 30 phút, cho BN ăn cơm chiều.
2.2.4.4. BN được bảo đảm vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày - 6 giờ, đôn đốc BN dậy vệ sinh cá nhân.
- 8 giờ 30 phút, cắt móng chân, móng tay cho BN.
- 14 giờ, cắt tóc cho BN (nếu dài), đôn đốc BN tắm rửa và thay quần áo. - 20 giờ 30 phút, đôn đốc BN vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ.
2.2.4.5.BN tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể - 7 giờ 45 phút, đôn đốc Bn tập thể dục buổi sáng.
- 14 giờ 30 phút, Cho BN sinh hoạt văn hóa văn nghệ, đọc báo, chơi cờ… - 19 giờ 30 phút, cho BN xem ti vi
2.2.4.6. Tạo cho BN các thói quen trước khi đi ngủ - Đôn đốc BN vệ sinh răng miệng, đi đại tiểu tiện.
- Thiết lập thời gian đi ngủ và dậy cho BN.: 21 giờ đôn đốc BN đi ngủ, 6 giờ đôn đóc BN dậy.
2.2.4.7. Giáo dục sức khỏe cho BN
- Hướng dẫn các thói quen ngủ tốt, các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và cách sử dụng thuốc ngủ an toàn. Một số các cách giúp ngủ và nghỉ tốt hơn:
- Thiết lập thời gian đi ngủ và thời gian ngủ dậy đúng giờ để tránh rối loạn nhịp sinh học của cơthể.
- Sử dụng giường chủ yếu cho việc ngủ để có thể liên tưởng đến việc ngủ. - Tập các bài tập thể dục cuối ngày để làm giảm các căng thẳng nhưng phải tránh các hoạt động kích thích trước lúc ngủ.
- Phải có thời gian nghỉ ngơi hằng ngày.
- Tránh rượu và thức ăn, thức uống có chứa cà phê buổi chiều và buổi đêm.
- Thiết lập các thói quen trước lúc ngủ như là tập thể dục hay là ăn nhẹ. - Chỉ lên giường ngủ khi nào thấy buồn ngủ.
- Khi không thể ngủ được thì tiếp tục các hoạt động thư giãn cho đến lúc ngủ được.
2.2.5. Đánh giá kết quả chăm sóc (sau 02 tuần)
- BN đã thay đổi được thói quen sinh hoạt hàng ngày ăn uống, ngủ nghỉ..so với trươc khi vào viện.
- BN nghiêm túc uống thuốc theo đơn, không trốn thuốc, bỏ thuốc. Chưa phát hiện được các tác dụng phụ của thuốc trên BN.
- BN hết hoang tưởng bị hại, ảo thanh thưa dần, hành vi tác phòng dần trở lại bình thường.
- BN ngủ và dậy đúng giờ, trung bình 7 giờ/ngày. Đã bắt đầu thực hiện được thói quen tập thở cơ hoành trước khi đi ngủ.
- BN hình thành thói quen vệ sinh răng miệng ngày 2 lần, tắm rửa và thay quần áo theo giờ quy định.
- BN đã ăn hết xuất cơm so với những ngày đầu BN chỉ ăn được là từ ½ - ¾ xuất.
- BN đã tích cực tham gia tập thể dục buổi sáng và các hoạt động liệu pháp tại Viện.
Những thuận lợi trong quá trình chăm sóc:
+ Viện có thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày cố định cho tất cả BN đều phải thưc hiện.
+ Viện thực hiện mô hình chăm sóc kết hơp giữa đội và nhóm tạo điều kiện có sự hỗ trợ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên y tế khi thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc.
+ BN là những người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nên được bao cấp hoàn toàn khi nằm viện. Điều này tránh gây ra áp lực tâm lý về tiền bạc cho người bệnh và gia đình.
+ BN được cung cấp đầy đủ nước uống, khẩu phần ăn, bàn trải đánh răng, khăn mặt…. Quần áo, chăn màn dùng cho người bệnh luôn được đảm bảo sạch sẽ.
+ Một số chương trình hoạt động liệu pháp thu hút sự chú ý, tích cực tham gia của BN như: Chơi cờ, hát…
Những khó khăn trong quá trình thực hiện chăm sóc:
+ Số lượng BN đông nên việc chăm sóc hướng tới những BN cụ thể khó có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
+ Đối tượng chăm sóc là những người pham pháp bị bệnh tâm thần. Hành vi của những BN này thường là nguy hiểm hoặc rất nguy hiêm.
+ Việc giải quyết cho những BN ổn định hoặc khỏi bệnh ra viện thường mất rất nhiều thời gian do phải phụ thuộc vào các cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
+ Cơ sở vật chất của Viện còn hạn chế. Vì vậy, cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc BN.