Thực trạng và các yếu tố liên quan đến hoạt động giáo dục sức khỏe cho ngườ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 26 - 52)

cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động giáo dục sức khỏe của 200 điều dưỡng tại các khoa, Trung tâm lâm sàng thuộc bệnh viện. Nghiên cứu sử dụng bộ bảng kiểm quan sát được

xây dựng dựa theo bộ công cụ nghiên cứu của Trần Thị Hằng Nga năm 2018[7] và hướng dẫn của Bộ Y tế trong thông tư 07/2011[1].

Bộ bảng kiểm được chia làm 02 phần (Có phụ lục kèm theo):

Phần thứ nhất “Thông tin nhân khẩu học”: Họ tên Điều dưỡng, đơn vị công tác, giới, tuổi, trình độ học vấn, số năm công tác và đã từng được đào tạo về kỹ năng tư vấn-giáo dục sức khỏe hay chưa?

Phần thứ hai “Bảng kiểm đánh giá hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng” trong đó Đánh giá các kỹ năng sử dụng trong tư vấn-giáo dục sức khỏe (B.1) và Đánh giá các nội dung tư vấn-giáo dục sức khỏe (B.2).

Mục tiêu: Tại bảng B.1 đạt > 70% điều dưỡng GDSK đủ 11 bước. Bảng B.2 đạt > 70% điều dưỡng GDSK đủ 5 bước. Còn lại < 70% là không đạt.

Kết quả cho thấy

Bảng 2.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%) ≤35 tuổi 136 68,0 > 35 tuổi 64 32,0 Tuổi trung bình: 32,1 ± 6,2

Nhận xét: Đa số điều dưỡng trong nghiên cứu có độ tuổi ≤ 35 tuổi,

Biểu đồ 2.1 Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng nữ chiếm 88,5%, cao hơn số điều dưỡng

nam chiếm 11,5%.

Bảng 2.2. Đặc điểm trình độ chuyên môn đối tượng nghiên cứu Trình độ chuyên môn Số lượng

(n)

Tỷ lệ (%)

Đại học trở lên 31 15,5

Trung cấp, cao đẳng 169 84,5

Nhận xét: Đa số trình độ chuyên môn của điều dưỡng trong nghiên cứu

là trung cấp, cao đẳng chiếm 84,5%. Điều dưỡng trình độ đại học trở lên chiếm 15,5%.

Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về thâm niên của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Điều dưỡng có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm

58,0%, điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm 42,0% Bảng 2.3. Đặc điểm về tham gia GDSK của đối tượng nghiên cứu

Đào tạo về GDSK Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Đã được đào tạo 110 55,0

Chưa được đào tạo 90 45,0

Nhận xét: Điều dưỡng đã được đào tạo về GDSK chiếm 55,0%, điều

dưỡng chưa được đào tạo về GDSK chiếm 45,0%

Bảng 2.4. Thực trạng về kỹ năng làm quen, quan sát và lắng nghe trong tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng

Kỹ năng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Kỹ năng làm quen

Chảo hỏi, tiếp cận đối tượng 183 91,5 Nêu rõ lý do, ý nghĩa của buổi

GDSK 188 94,0

Kỹ năng quan sát

Quan sát và ghi chép lại cử chỉ,

biểu hiện của người bệnh 94 47,0

Kỹ năng lắng nghe

Nhìn vào mắt người bệnh, biểu hiện sự thân thiện, khích lệ người bệnh, không ngắt lời

người bệnh

86 43,0

Sử dụng giao tiếp không lời

hiệu quả (cử chỉ, điệu bộ) 68 34,0

Nhận xét: Đa số điều dưỡng thực hiện tốt kỹ năng làm quen trong quá

trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh, trong đó, tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tốt kỹ năng chào hỏi, tiếp cận đối tượng chiếm 91,5%, tỷ lệ thực hiện tốt việc nêu lý do, ý nghĩa của buổi GDSK chiếm 94%. Chỉ có 47,0% điều dưỡng thực hiện việc quan sát và ghi chép lại cử chỉ, biểu hiện của người bệnh. Trong kỹ năng lắng nghe, có 43,0% điều dưỡng biểu hiện sự lắng nghe, thể hiện sự thân thiện, không ngắt lời người bệnh; 34,0% điều dưỡng sử dụng giao tiếp không lời hiệu quả.

Bảng 2.5. Thực trạng về kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải thích, kỹ năng sử dụng tài liệu GDSK và kỹ năng khuyến khích động viên của điều dưỡng

Kỹ năng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Kỹ năng đặt câu hỏi

Sử dụng câu hỏi mở để phát hiện vấn

đề của đối tượng 167 83,5 Tóm tắt, kiểm tra nhận thức của đối

tượng về vấn đề đã trao đổi 45 22,5

Kỹ năng giải thích Giải thích một cách trình tự, logic, đầy đủ rõ ràng, sử dụng từ ngữ dễ hiểu 165 82,5 Kỹ năng sử dụng tài liệu GDSK

Sử dụng các tài liệu, phương tiện phù

hợp để giáo dục sức khỏe 70 35,0 Kỹ năng

khuyến khích động

viên

Giúp đỡ người bệnh lập kế hoạch

thực hiện 98 49,0

Hẹn gặp lại đối tượng nếu đối tượng

cần tim hiểu thêm thông tin 125 62,5

Nhận xét: Trong việc thực hiện kĩ năng đặt câu hỏi, đa số tỷ lệ

điều dưỡng sử dụng tốt câu hỏi mở để phát hiện vấn đề của đối tượng, chiếm 83,5% nhưng chỉ có 22,5% điều dưỡng tóm tắt lại những vấn đề đã trao đổi. Phần lớn điều dưỡng giải thích một cách trình tự, logic, đầy đủ rõ ràng, chiếm 82,5%. Chỉ có 35,0% điều dưỡng sử dụng phương tiện phù hợp để giáo dục sức khỏe. Có 49,0% điều dưỡng giúp đỡ người bệnh lập kế hoạch thực hiện, có 62,5% điều dưỡng hẹn gặp lại đối tượng khi họ cần tìm hiểu thêm thông tin.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá kỹ năng của điều dưỡng trong tư vấn- giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Nhận xét: Có 53,5% điều dưỡng sử dụng các kỹ năng trong giáo dục sức

khỏe ở mức độ đạt, 46,5% sử dụng kỹ năng ở mức độ không đạt.

Bảng 2.6. Thực trạng về nội dung tư vấn- giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng

Nội dung tư vấn-GDSK

Đạt/ đầy đủ Không đầy đủ Không thực

hiện n % n % n % Tư vấn về chế độ dinh dưỡng 65 32,5 130 65,0 5 2,5 Tư vấn về chế độ luyện tập, nghỉ ngơi 55 27,5 110 55,0 35 17,5 53.5 46.5 Kỹ năng GDSK Đạt Không đạt

Tư vấn về dùng thuốc 79 39,5 120 60 1 0,5 Giải thích, tư vấn trước phẫu thuật, thủ thuật 160 80,0 40 20,0 0 0 Giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của người bệnh 45 22,5 100 50,0 55 27,5

Nhận xét: Về việc tư vấn chế độ dinh dưỡng, có 2,5% điều dưỡng

không thực hiện và có 65,0% điều dưỡng thực hiện nhưng không đầy đủ. Có 17,5% điều dưỡng không tư vấn về chế độ luyện tập nghỉ ngơi. Việc tư vấn về dùng thuốc và tư vấn trước khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật được thực hiện tốt. Có 27,5% điều dưỡng chưa giải đáp được các băn khoăn thắc mắc của người bệnh.

Bảng 2.7. Thực trạng tư vấn- giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng

Tư vấn- giáo dục sức khỏe

Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đạt 103 51,5 Chưa đạt 97 48,5

Nhận xét: Có 51,5% điều dưỡng thực hiện việc giáo dục sức khỏe ở

mức độ đạt và 48,5% thực hiện ở mức độ chưa đạt

2.2.2. Các yếu tố liên quan đến tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng

Bảng 2.8. Mối liên quan giữa tuổi, giới với thực hành tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng

Yếu tố Đạt Không đạt p n % n % Tuổi Trên 35 tuổi 53 82,8 11 17,2 <0,001 Dưới 35 tuổi 50 36,8 86 63,2 Giới Nam 11 47,8 12 52,2 >0,05 Nữ 92 51,9 85 48,1 Tổng 103 51,5 97 48,5

Nhận xét: Có mối liên quan giữa độ tuổi với việc thực hành giáo dục

sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng. Những điều dưỡng trên 35 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn những người dưới 35 tuổi (p< 0,001). Giới tính không có liên quan đến thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng (p> 0,05)

Bảng 2.9. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, đào tạo với thực hành tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều

Yếu tố Đạt Không đạt p n % n % Trình độ chuyên môn Đại học trở lên 23 74,2 8 25,8 < 0,05 Trung cấp/cao đẳng 80 47,3 89 52,7 Thâm niên công tác Trên 10 năm 84 72,4 32 27,6 < 0,001 Dưới 10 năm 19 22,6 65 77,4 Đào tạo về GDSK Đã từng 99 90,0 11 10,0 < 0,001 Chưa từng 4 4,4 86 95,6 Tổng

Nhận xét: Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và việc được đào

tạo về GDSK có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng (p < 0,05).

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng công tác GDSK tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

3.1.1. Ưu điểm:

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là một Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt với quy mô 1.300 giường bệnh, có một cơ sở vật chất hoàn chỉnh, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến; đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao trước người bệnh. Về nhân lực bác sỹ, có 2 phó giáo sư, 42 tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa 2, 119 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa 1, và 118 bác sỹ. Về nhân lực điều dưỡng, có 04 điều dưỡng chuyên khoa 1, 01 Thạc sỹ điều dưỡng, 108 cử nhân điều dưỡng đại học, 139 điều dưỡng cao đẳng và 221 điều dưỡng trung cấp. Về hộ sinh có 4 hộ sinh trình độ đại học, 04 hộ sinh cao đẳng và 15 hộ sinh trình độ trung cấp. Với đội ngũ nhân lực đông đảo về số lượng, có trình độ chuyên môn cao và có tâm huyết với nghề tại các khoa lâm sàng, việc thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe cũng như truyền đạt tốt các nội dung liên quan đến việc điều trị và chăm sóc để nâng cao kiến thức và hiểu biết cho người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện là một điểm mạnh của bệnh viện.

Việc giáo dục sức khỏe đã được thực hiện thường quy từ rất lâu tại bệnh viện với các hình thức giáo dục sức khỏe linh hoạt và có hiệu quả. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trực tiếp bằng projector có các hình ảnh minh hoạ kèm theo tờ rơi. Thường xuyên truyền thông qua băng đĩa hình tại những nơi người bệnh ngồi tập trung như khu khám bệnh, cận lâm sàng....; Các ngày hành chính trong tuần, hàng tháng có 8-12 bài tuyên truyền mới, đồng thời phát lại các mô hình bệnh tật; tuyền truyền trực tiếp đến người bệnh và người nhà bệnh nhân; lồng

ghép cùng với họp hội đồng người bệnh cấp khoa 1 tuần/ lần; kết hợp với việc giải đáp những kiến thức y học cần biết của người bệnh.

Bên cạnh đó, tại các khoa lâm sàng đều có phòng dành cho hoạt động giáo dục sức khỏe và có phòng tư vấn dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tại khoa Dinh dưỡng của bệnh viện. Các hoạt động giáo dục sức khỏe được thực hiện thường quy tại các phòng này cũng như tại các khoa lâm sàng thông qua các buổi đi buồng theo đội, buổi khám bệnh của bác sỹ, hoặc ngay khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cho người bệnh. Đặc biệt là Khoa khám bệnh có các phòng khám, quản lý các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, COPD, tim mạch, cơ xương khớp… Tại các phòng khám này, ngoài các hoạt động khám bệnh, hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe về chế độ ăn, chế độ tự chăm sóc cho người bệnh được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

Ngoài ra, với sự quan tâm của Ban giám đốc bệnh viện và lãnh đạo các khoa phòng, hầu hết các nhân viên y tế đều được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng về giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Có hơn 55% điều dưỡng trong nghiên cứu đã được tập huấn về giáo dục sức khỏe. Việc được đào tạo, tập huấn về giáo dục sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng (p <0,001). Các điều dưỡng đã được tập huấn sẽ có đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết để hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.

Hầu hết điều dưỡng có thâm niên công tác trên 10 năm (chiếm 58%), nhưng có độ tuổi trung bình không phải quá lớn (32 tuổi). Với đặc điểm đó, điều dưỡng vừa có nhiệt huyết với công việc, khả năng tiếp cận với các kiến thức mới nhanh nhậy và dễ dàng hơn vừa có kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác. Điều này giúp cho việc vận dụng những kiến thức, kinh

nghiệm và kỹ năng của họ vào việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh tốt hơn và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Những ưu điểm đó được thể hiện trong kết quả thực hiện hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tai Bệnh viện. Có 51,5% điều dưỡng thực hiện việc giáo dục sức khỏe ở mức độ đạt. Các kỹ năng được điều dưỡng thực hiện tốt trong quá trình giáo dục sức khỏe bao gồm, kỹ năng làm quen, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải thích một cách trình tự logic, đầy đủ rõ ràng, sử dụng từ ngữ dễ hiểu với trên 80% điều dưỡng thực hiện tốt. Bên cạnh đó, về nội dung tư vấn, việc tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tư vấn dùng thuốc và tư vấn giải thích trước phẫu thuật thủ thuật được điều dưỡng thực hiện tốt. 1.2. 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên còn tồn tại một số vấn đề như sau: Nhiều điều dưỡng còn thiếu một số kỹ năng trong việc thực hiện giáo dục sức khỏe. Cụ thể, chỉ có 47,0% điều dưỡng thực hiện việc quan sát và ghi chép lại cử chỉ, biểu hiện của người bệnh. Trong kỹ năng lắng nghe, có 43,0% điều dưỡng biểu hiện sự lắng nghe, thể hiện sự thân thiện, không ngắt lời người bệnh; 34,0% điều dưỡng sử dụng giao tiếp không lời hiệu quả. Có 35,0% điều dưỡng sử dụng phương tiện phù hợp để giáo dục sức khỏe. Có 49,0% điều dưỡng giúp đỡ người bệnh lập kế hoạch thực hiện, có 62,5% điều dưỡng hẹn gặp lại đối tượng khi họ cần tìm hiểu thêm thông tin. Về nội dung Có 17,5% điều dưỡng không tư vấn về chế độ luyện tập nghỉ ngơi. Có 27,5% điều dưỡng chưa giải đáp được các băn khoăn thắc mắc của người bệnh. Về tổng thể công tác giáo dục sức khỏe, còn 48,5% điều dưỡng thực hiện ở mức độ chưa đạt. Những vấn đề còn tồn tại này là do một số nguyên nhân sau:

- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe được thực hiện thường quy. Tuy nhiên, một số điều dưỡng chưa thực hiện đúng quy trình giáo dục sức khỏe của

bệnh viện đã ban hành. Bệnh viện chưa ban hành quy chế rõ ràng để đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.

- Một trong những rào cản lớn nhất trong việc giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng đó là gánh nặng công việc của điều dưỡng và tình trạng quá tải người bệnh tại các khoa lâm sàng. Điều dưỡng thường phải dành nhiều thời gian cho các hoạt động chăm sóc và thực hiện y lệnh cho người bệnh. Mỗi điều dưỡng thường phải chăm sóc cho trên 10 người bệnh mỗi ngày, thậm chí có những khoa, trung tâm 01 điều dưỡng phải đảm nhiệm chăm sóc hơn 20 người bệnh /ngày do tình trạng dịch bệnh kéo dài, nhân lực phải tham gia phân luồng, cho người nhà và người bệnh khai báo ý tế tại cổng Bệnh viện, một số điều dưỡng tăng cường chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế cho những vùng đang bị dịch bệnh SARS-CoV-2 bùng phát. Vì vậy nhân lực điều dưỡng càng bị thiếu hụt. Do đó, thời gian đầu tư cho việc cập nhật kiến thức, kỹ năng và áp dụng vào hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh càng ít. Các hoạt động giáo dục sức khỏe thường được lồng ghép vào các hoạt động họp hội đồng người bệnh. Vì vậy thời gian cho hoạt động giáo dục sức khỏe cũng bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 26 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)