bà mẹ trẻ mắc hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn 3.2.1. Ưu điểm và nhược điểm, tồn tại hạn chế
Ưu điểm:
Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn là bệnh viện hạng 1 của Sở Y tế với 6 chuyên khoa đầu nghành đặc biệt là chuyên khoa Điều dưỡng vô cùng phát triển do vậy bệnh viện đã xây dựng hệ thống quy trình khám, điều trị, chăm sóc bài bản khoa học.
Phòng Điều dưỡng tích cực giám sát kiểm tra công tác chuyên môn, trật tự vệ sinh khoa phòng, 5S… do vậy khoa phòng luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ gọn gàng, công tác chuyên môn tốt đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh.
Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, các phòng chức năng, trưởng các khoa điều trị cùng toàn thể nhân viên bệnh viện.
Hoạt động tư vấn GDSK được thực hiện trực tiếp giữa nhân viên y tế với người bệnh và gia đình người bệnh ngay tại phòng bệnh.
Nôi dung tư vấn giáo dục sức khỏe được xây dựng bởi nhóm các bác sỹ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn, dựa trên những tài liệu chính thống và luôn cập nhật.
Đội ngũ nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên…) thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.
Hàng tuần khoa tổ chức buổi sinh hoạt hội đồng người bệnh tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của người nhà khi chăm sóc bệnh nhân, khó khăn của trẻ khi điều trị nội – ngoại trú giúp khắc phục sớm những khó khăn bất tiện cho người bệnh
Hiện nay, số lượng bệnh nhân nội trú khá đông, bệnh nhân nặng nhiều, trong khi đó số lượng nhân viên y tế có hạn, phải phục vụ nhiều đối tượng, nhiều mặt bệnh nên việc tư vấn GDSK cho từng người bệnh, đặc biệt là GDSK chuyên sâu cho gia đình bệnh nhân là rất khó khăn.
Hình thức GDSK chủ yếu thực hiện tư vấn trực tiếp nên lượng thông tin truyền tải đến các bà mẹ còn hạn chế trong khi hình thức tư vấn gián tiếp qua băng đĩa video phát cho người bệnh nhìn thấy, nghe thấy và thực hiện theo sẽ mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn nhiều thì bệnh viện chưa thực hiện kết hợp được.
Các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho CBYT còn hạn chế về số buổi và nội dung.
HCTH là bệnh chuyên khoa đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức chuyên môn tốt nhưng trình độ điều dưỡng còn chưa đồng đều nên việc hướng dẫn tư vấn sức khoẻ cho người bệnh chưa được đồng nhất, việc truyền tải thông điệp chưa được rõ ràng nhất quán.
* Nguyên nhân
Chưa có quy trình tư vấn GDSK cho người bệnh và gia đình người bệnh để hoạt động thống nhất trong toàn bệnh viện.
Tài liệu phục vụ cho công tác truyền thông tư vấn GDSK còn thiếu chưa đa dạng và cập nhật bổ xung hàng năm.
Sự phối kết hợp giữa phòng chức năng và khoa lâm sàng trong việc triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát chưa hiệu quả.
Sự phối hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên để đánh giá, tư vấn hỗ trợ tập luyện cho người bệnh còn chưa thực hiện thường xuyên.
3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức và tuân thủ điều trị của bà mẹ Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn
- Xây dựng quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe thống nhất trong toàn bệnh viện để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra giám sát định kỳ việc triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các khoa.
- Tổ chức thực hiện giáo dục sức khỏe không chỉ dừng lại tại khoa phòng, tổ chức các buổi truyền thông trên màn hình điện tử tại các sảnh chờ của khu khám bệnh, sắp xếp các tờ truyền thông giáo dục sức khỏe tại các điểm tư vấn và quầy hướng dẫn của bệnh viện.
- Tổ chức các lớp học cho điều dưỡng khoa phòng, triển khai đào tạo về phương pháp tổ chức giáo dục sức khỏe, tổ chức đánh giá năng lực của điều dưỡng sau mỗi khóa học.
Nhân viên y tế
- Tích cực tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng truyền thông của bệnh viện cũng như ngoài bệnh viện tổ chức.
- Chủ động cập nhật kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư. Thường xuyên trao đổi kiến thức giữa các điều dưỡng, giữa điều dưỡng với bác sỹ để có kiến thức và thực hành đúng.
- Chủ động, sáng tạo trong xây dựng các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với gia đình trẻ bệnh.
- Phối hợp hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp để cung cấp một cách đầy đủ nhất các nội dung giáo dục sức khỏe từ đó nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông.
Đối với gia đình trẻ
- Bà mẹ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh, chăm sóc và phòng bệnh hội chứng thận hư qua cán bộ y tế, các phương tiện truyền thông như vô tuyến, sách, internet…để từ đó có kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị của bà mẹ trẻ mắc hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn năm 2021
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về biểu hiện bệnh hội chứng thận hư là 63,3%
- Tỷ lệ bà mẹ kiến thức đúng về biến chứng “chậm phát triển” là 90% - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thuốc điều trị chủ yếu cho trẻ mắc hội chứng thận hư là 80%
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về tiêm chủng cho trẻ mắc hội chứng thận hư là 80%
- Tỷ lệ bà mẹ tuân thủ sử dụng thuốc cho trẻ mắc hội chứng thận hư là 83,3%
- Tỷ lệ bà mẹ tuân thủ chế độ ăn cho trẻ mắc hội chứng thận hư là 93,3% - Tỷ lệ bà mẹ tuân thủ tái khám theo lịch và khi trẻ có bất thường là 70% 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và tuân thủ điều trị của bà mẹ trẻ mắc hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn
Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn
- Xây dựng quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe thống nhất trong toàn bệnh viện để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra giám sát định kỳ việc triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các khoa.
- Tổ chức thực hiện giáo dục sức khỏe không chỉ dừng lại tại khoa phòng, tổ chức các buổi truyền thông trên màn hình điện tử tại các sảnh chờ của khu khám bệnh, sắp xếp các tờ truyền thông giáo dục sức khỏe tại các điểm tư vấn và quầy hướng dẫn của bệnh viện.
- Tổ chức các lớp học cho điều dưỡng khoa phòng, triển khai đào tạo về phương pháp tổ chức giáo dục sức khỏe, tổ chức đánh giá năng lực của điều dưỡng sau mỗi khóa học.
Nhân viên y tế
- Tích cực tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng truyền thông của bệnh viện cũng như ngoài bệnh viện tổ chức.
- Chủ động cập nhật kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư. Thường xuyên trao đổi kiến thức giữa các điều dưỡng, giữa điều dưỡng với bác sỹ để có kiến thức và thực hành đúng.
- Chủ động, sáng tạo trong xây dựng các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với gia đình trẻ bệnh.
- Phối hợp hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp để cung cấp một cách đầy đủ nhất các nội dung giáo dục sức khỏe từ đó nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông.
Đối với gia đình trẻ
- Bà mẹ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh, chăm sóc và phòng bệnh hội chứng thận hư qua cán bộ y tế, các phương tiện truyền thông như vô tuyến, sách, internet…để từ đó có kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Lê Thị Ngọc Dung, Ngô Thị Kim Nhung, Trần Phẩm Diệu (2006). Nhận xét kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em, 31-36.
2. Lê Thị Hồng Điệp (2002). Đặc điểm lâm sàng và đáp ứng với Corticoid trong giai đoạn điều trị đầu tiên của hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em dưới 2 tuổi, Luận văn Thạc sỹ y học.
3. Phạm Văn Đếm, Lê Thị Thu Hoài (2018). Tìm hiểu kiến thức, thái độ của cha mẹ và chất lượng cuộc sống trẻ bị bệnh thận mạn tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Medical and Pharmaceutical Sciences, 84-90. 4. Lê Thị Thu Hằng (2018). Kiến thức của người chăm sóc trẻ mắc bệnh
hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng, Điều dưỡng Việt Nam, số 32, 105-111.
5. Phạm Thị Thanh Huyền (2003). Kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Luận văn Thạc sỹ y học.
6. Nguyễn Thị Thùy Liên (2018). Nghiên cứu mô hình bệnh Thận-Tiết niệu tại khoa thận và lọc máu Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 7/2017- 6/2018. Luận văn Thạc sỹ y học.
7. Phạm Thị Thùy Linh (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát tái phát ở người trưởng thành, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Lê Nam Trà và Nguyễn Ngọc Sáng (2013). Hội chứng thận hư kháng
thuốc steroid, Nhà xuất bản Y Học.
9. Lê Nam Trà (2009). Hội chứng thận hư, Bài giảng nhi khoa, 2009. p. 157-167.
10. Vũ Huy Trụ (2003). Hội chứng thận hư nguyên phát tại Bệnh viện Nhi Đồng I.Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2003. 7(1): p. 119-122.
11. Anochie, I., F. Eke, and A. Okpere (2006). Childhood nephrotic syndrome: change in pattern and response to steroids, J Natl Med Assoc, 2006. 98(12): p. 1977-81.
12. Afroz, S., A.H. Khan, and D.K. Roy (2011). Thyroid function in children with nephrotic syndrome, Mymensingh medical journal : MMJ, 20(3): p. 407-411.
13. DiMatteo, M.R..(2004). Variations in patients' adherence to medical recommendations: a quantitative review of 50 years of research, Med Care, 42(3): p. 200-9.
14. Diong, S.C., et al., (2019). Parental Knowledge on Nephrotic Syndrome and Disease Relapse in children,Med J Malaysia, 2019. 74(4): p. 288-295.
15. Hakim, A., S. Madhooshi, and E. Valavi (2013). A study about knowledge of parents of children with nephrotic syndrome toward recurrence of disease, Jundishapur journal of chronic disease care, 2013. 2(4): p. 49-55.
16. Iuga, A.O. and M.J. Mc Guire (2014). Adherence and health care costs.
Risk Manag Healthc Policy, 2014. 7: p. 35-44.
17. Niaudet, P. and O. Boyer (2009). Idiopathic Nephrotic Syndrome in Children: Clinical Aspects, in Pediatric Nephrology: Sixth Completely Revised, Updated and Enlarged Edition.
18. Services, C.f.M.M. (2015). National health expenditures, average annual percent change, and percent distribution, by type of expenditure: United States, selected years 1960–2014. 2015.
19. Sharples, P.M., J. Poulton, and R.H (1985). White, Steroid responsive nephrotic syndrome is more common in Asians. Arch Dis Child, 1985. 60(11): p. 1014-7.
20. Viswanath, D. and S. Kailasam (2013). Nephrotic Syndrome in Children. Journal of Indian Academy of Oral Medicine and Radiology, 2013. 25: p. 18-23.
21. Viswanathan, M., et al (2012). Interventions to improve adherence to self-administered medications for chronic diseases in the United States: a systematic review. Ann Intern Med, 2012. 157(11): p. 785-95
22. Vrijens, B., et al. (2012). A new taxonomy for describing and defining adherence to medications,Br J Clin Pharmacol, 2012. 73(5): p. 691-705. 23. Wabe, N.T., M.T. Angamo, and S. Hussein (2011). Medication adherence in diabetes mellitus and self management practices among type-2 diabetics in Ethiopia, N Am J Med Sci, 2011. 3(9): p. 418-23. 24. Wong, W. (2007). Idiopathic nephrotic syndrome in New Zealand
children, demographic, clinical features, initial management and outcome after twelve-month follow-up: results of a three-year national surveillance study J Paediatr Child Health, 2007. 43(5): p. 337-41.
PHIẾU NGHIÊN CỨU I. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên trẻ: ……….. Mã hồ sơ:……….
Ngày/ Tháng/ Năm sinh:……… Giới tính: ………
Tuổi bị bệnh lần đầu ( tháng ): ………...
Thời gian mắc bệnh cho đến khi được NC ( tháng):………...
Họ tên bà mẹ: ………Tuổi………..
Nghê nghiệp: Cán bộ viên chức công nhân nông dân tự do Trình độ học vấn: TC-CĐ-ĐH Sau ĐH THPT THCS Kinh tế gia đình: Thu nhập khá Trung bình thấp Tiền sử tái phát bệnh: A. Lần đầu B. 1 lần C. >=2 lần II. KIẾN THỨC VỀ BỆNH HỘI CHỨNG THẬN HƯ TRẺ EM TT CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN 1 Biểu hiện đầu tiên của trẻ khiến gia đình phải đưa đi khám trước khi được chẩn đoán HCTH là A. Phù ( nặng mặt, mi mắt..)
B. Tăng cân C. Đái ít D. Bất thường nước tiểu: Sủi bọt, vàng sậm, đỏ..
2 Theo chị trẻ bị HCTH khi có các biểu hiện nào sau đây?
A. Phù
B. Protein niệu tăng C. Giảm Albumin máu D. Cả 3 ý trên
3
Theo chị HCTH có lây truyền từ người này sang người khác không?
A. Có B. Không
4 Theo chị, việc theo dõi hàng ngày dấu hiệu nào là quan
A. Cân nặng B. Huyết áp
trọng nhất với trẻ bị HCTH C. Phù mặt D. Chế độ ăn E. Nước tiểu 5 Theo chị biến chứng có thể gặp trong HCTH là (chọn nhiều đáp án) A. Nhiễm khuẩn B. Chậm phát triển C. Tắc mạch D. Suy thận 6
Theo chị thuốc điều trị chủ đạo HCTH là gì trong các thuốc sau đây ( chọn 1 đáp án đúng nhất )
A. Pretnisolon B. Neoral C. Cellcef D. Captopril 7 Theo chị, thời gian điều trị tối
thiểu HCTH là A. 2 tháng B. 3 tháng C. 4 tháng 8 Theo chị HCTH có phải là bệnh thường xuyên tái phát không?
A. Có B. Không
11
Theo chị để nhận biết được trẻ có bị phù hay không, chị dựa vào dấu hiệu nào?
A. Quan sát: mi mắt, mu chân tay….
B. Tăng cân nhanh C. Đái ít C. Đái ít
D. Cả 3 ý trên 12 Theo chị các thực phẩm không
nên cho trẻ ăn khi mắc HCTH
A. Giàu đạm
B. Các loại phủ tạng, mỡ động vật 13
Theo chị các loại thức ăn nào sau đây cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ mắc HCTH
A. Muối
B. Thực phẩm nhiều kali
14
Theo chị trẻ bị HCTH có thể đến trường và chơi thể thao như những trẻ khác không?
A. Có B. Không 15 Theo chị việc tiêm chủng đầy A. Có
đủ vacxin cho trẻ bị HCTH có cần thiết không?
B. Không III. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
16 Chị tuân thủ việc uống thuốc của trẻ như thế nào?
A. Đúng giờ
B. Đúng liều lượng C. Cả hai ý trên 17 Chị có giám sát, kiểm tra việc
uống thuốc của trẻ không
A. Có B. Không 18
Chị có tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn theo hướng dẫn của nhân viên y tế không?
A. Có B. Không
19
Chị có theo dõi: huyết áp, cân nặng, nước tiểu hàng ngày của trẻ không?
A. Thường xuyên B. Đôi khi (nghi ngờ) C. Không
20
Chị có gặp khó khăn khi tuân thủ theo dõi điều trị cho trẻ không?
A. Có B. Không
21 Chị có thử nước tiểu bằng que thử cho trẻ không?
A. Hàng ngày
B. Chỉ theo hướng dẫn của bác sĩ C. Khi nghi ngờ
D. Không bao giờ 22 Chị có ghi nhật ký bệnh hàng
ngày cho trẻ không?
A. Có B. Không
23
Chị có đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ có các biểu hiện tái phát hoặc bất thường: phù, sốt, đau họng…..không?
A. Có B. Không
24 Tần xuất chị đưa trẻ đến khám theo dõi ngoại trú theo
A. Lịch hẹn
C. Cả hai ý trên 25
Anh/ chị có hoang mang về bệnh của trẻ khi phát hiện lần đầu không? A. Rất lo lắng B. Hơi lo lắng