Giải pháp nâng cao kiến thứcvề chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện thanh ba (Trang 36 - 44)

Tăng cường thêm nhân lực Bác Sỹ, điều dưỡng cho phòng khám nội tiết, từ đó bác sỹ, điều dưỡng có nhiều thời gian hơn cho quá trình khám tư vấn cho người bệnh.

Xây dựng quy trình khám áp dụng riêng cho người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện. Thành lập câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện giúp người bệnh hiểu biết thêm chia sẻ về bệnh giữa các người bệnh với bác sỹ, người bệnh với người bệnh.

Treo, dán thêm tờ rơi, tranh ảnh về bệnh ĐTĐ tại các phòng khám bệnh ĐTĐ. Qua đây người bệnh tìm hiểu thông tin về bệnh, cách chăm sóc bản thân.

Bệnh viện tổ chức cho Nhân viên y tế tại phòng khám bệnh nội tiết học về kỹ năng, phương pháp tư vấn GDSK cho người bệnh.

Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh có kiến thức đúng về cách chăm sóc và điều trị bệnh, nhằm ngăn ngứa, giảm các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

26

Chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh và chế độ ăn hàng ngày qua các lần khám bệnh và tư vấn sức khỏe của cán bộ y tế, qua tờ rơi về bệnh, qua thông tin báo, truyền hình.

Chương 3 BÀN LUẬN

3. 1. Kết quả về kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba

Qua khảo sátkiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba cho thấy độ tuổi mắc bệnh ở hai nhóm ≥ 60 và < 60 không có sự chênh lệch nhiều (nhóm > 60 chiếm 53,6%); 97,8% dân tộc kinh; 9,3% đối tượng không lao động, 32,0% có trình độ học vấn cao; thời gian mắc bệnh chủ yếu dưới 5 năm 71,1%; 25,8% có người thân mắc bệnh đái đường; 9,3% có hút thuốc lá; 14,4% uống rượu (bia); 24,7% ăn muối trên 6g/ngày; 43,3% tập thể dục 30-60 phút/ngày; 74,2% ăn rau quả mỗi ngày. Chỉ số BMI trong giới hạn bình thường chỉ chiếm 26,8%, không có sự khác biệt giữa 2 giới. Tỷ lệ thừa cân- béo phì 5,2%; tỷ lệ gầy chiếm 68,0%. Trên 90% không biết rõ về bệnh, và 92,8% không biết rõ về chế độ ăn kiêng, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 85,5% không được tư vấn rõ ràng về tình hình bệnh, 80,4 có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh; 95,9% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng.

3.2 Những ưu điểm và nhược điểm * Ưu điểm:

- Nhân viên y tế luôn tận tình với người bệnh, tâm huyết với nghề.

- Mặc dù còn thiếu nhân lực nhưng các BS và Điều dưỡng có tư vấn, GDSK cho người bệnh nhưng thời gian dành cho tư vấn chưa được nhiều .

- Người bệnh cùng người nhà đã lắng nghe những hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Một số người bệnh đã biết cách tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày. * Nhược điểm:

- Bệnh viện chưa có phòng riêng để tư vấn GDSK. Chưa có câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường tại Bệnh viện.

- Phòng khám nội tiết của Bệnh viện còn thiếu nhân lực nên chưa tư vấn được đầy đủ cho người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú. Chưa có nhiều tranh, ảnh, tài liệu về bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.

28

- Chưa có quy trình khám riêng áp dụng cho người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện. - Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về tư vấn giáo dục sức khoẻ, chăm sóc cho người bệnh ĐTĐ.

- Một số cán bộ y tế kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ còn chưa tốt nên hiệu quả tư vấn chưa cao.

- Nhiều người bệnh và người nhà người bệnh đang điều trị ngoại trú còn chưa thực sự quan tâm và thực hiện việc tự điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.

- Người bệnh chưa chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba năm 2021”

Qua khảo sátkiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba tôi rút ra một số kết luận sau:

+ Độ tuổi mắc bệnh ở hai nhóm ≥ 60 và < 60 không có sự chênh lệch nhiều (nhóm > 60 chiếm 53,6%); 97,8% dân tộc kinh; 9,3% đối tượng không lao động, 32,0% có trình độ học vấn cao; thời gian mắc bệnh chủ yếu dưới 5 năm 71,1%; 25,8% có người thân mắc bệnh đái đường; 9,3% có hút thuốc lá; 14,4% uống rượu (bia); 24,7% ăn muối trên 6g/ngày; 43,3% tập thể dục 30-60 phút/ngày; 74,2% ăn rau quả mỗi ngày.

+ Chỉ số BMI trong giới hạn bình thường chỉ chiếm 26,8%, không có sự khác biệt giữa 2 giới. Tỷ lệ thừa cân- béo phì 5,2%; tỷ lệ gầy chiếm 68,0%.

+ Trên 90% không biết rõ về bệnh, và 92,8% không biết rõ về chế độ ăn kiêng, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 85,5% không được tư vấn rõ ràng về tình hình bệnh, 80,4 có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh; 95,9% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng.

2. Một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba

Tăng cường thêm nhân lực Bác Sỹ, điều dưỡng cho phòng khám nội tiết, từ đó bác sỹ, điều dưỡng có nhiều thời gian hơn cho quá trình khám tư vấn cho người bệnh.

Xây dựng quy trình khám áp dụng riêng cho người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện. Thành lập câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện giúp người bệnh hiểu biết thêm chia sẻ về bệnh giữa các người bệnh với bác sỹ, người bệnh với người bệnh.

Treo, dán thêm tờ rơi, tranh ảnh về bệnh ĐTĐ tại các phòng khám bệnh ĐTĐ. Qua đây người bệnh tìm hiểu thông tin về bệnh, cách chăm sóc bản thân.

30

Nhân viên y tế tại phòng khám bệnh nội tiết học về kỹ năng, phương pháp tư vấn GDSK cho người bệnh.Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh có kiến thức đúng về cách chăm sóc và điều trị bệnh, nhằm ngăn ngừa, giảm các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

Người bệnh ĐTĐ type II điều trị ngoại trú tại Phòng khám nội tiết Trung tâm y tế huyện Thanh Ba còn nhiều người bệnh chưa nắm rõ kiến thức về bệnh và chế độ ăn kiêng cũng như những nguy hiểm do biến chứng của ĐTĐ có thể gây ra. Cho nên rất cần được tư vấn GDSK để nâng cao kiến thức.

Bản thân mỗi người bệnh cần chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh và chế độ ăn kiêng hàng ngày qua các lần khám bệnh và tư vấn sức khỏe của cán bộ y tế, qua tờ rơi, tài liệu về bệnh ĐTĐ, qua thông tin báo, đài, truyền hình. Từ đó nâng cao kiến thức cho bản thân.

KHUYẾN NGHỊ

Từ thực trạng trên chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba như sau

1. Đối với Ban lãnh đạo Trung tâm

Tăng cường thêm nhân lực Bác Sỹ, điều dưỡng cho phòng khám nội tiết, từ đó bác sỹ, điều dưỡng có nhiều thời gian hơn cho quá trình khám tư vấn cho người bệnh.

Xây dựng quy trình khám áp dụng riêng cho người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện. Thành lập câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện giúp người bệnh hiểu biết thêm chia sẻ về bệnh giữa các người bệnh với bác sỹ, người bệnh với người bệnh.

Treo, dán thêm tờ rơi, tranh ảnh về bệnh ĐTĐ tại các phòng khám bệnh ĐTĐ. Qua đây người bệnh tìm hiểu thông tin về bệnh, cách chăm sóc bản thân. 2. Đối với Bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp khám và điều trị cho người bệnh:

Bệnh viện tổ chức cho Nhân viên y tế tại phòng khám bệnh nội tiết học về kỹ năng, phương pháp tư vấn GDSK cho người bệnh.

Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh có kiến thức đúng về cách chăm sóc và điều trị bệnh, nhằm ngăn ngứa, giảm các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

3. Đối với người bệnh:

Chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh và chế độ ăn hàng ngày qua các lần khám bệnh và tư vấn sức khỏe của cán bộ y tế, qua tờ rơi về bệnh, qua thông tin báo, truyền hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện nội tiết trung ương(2012),” Tài liệu tập huấn điều dưỡng về quản lý- chăm sóc người bệnh ĐTĐ” ,Nhà xuất bản y học.

2. Nguyễn Thị thu Hà và cộng sự (2013) “Khảo sát kiến thứcvề chăm sóc bàn chân tại Bệnh viện Việt Nam thụy điển Uông Bí” ,Tạp trí y học thực hành số ,1047,tr25-27

3.Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thủy, Vũ Đình Triển và cộng sự (2010). “ Đánh giá hiệu quả kiểm soát đa yếu tố của người bệnh Đái tháo đường type II điều trị tại trung tâm y tế dự phòng Thái Bình”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 6(1), tr. 65-70.

4. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), “ Hạ đường huyết”. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr: 36-39.

5. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Quốc Anh, Ngô Qui Châu (2011),nội tiết- tiểu đường. Hưỡng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Nội Khoa, nhà xuất bản y học Hà Nội, tr: 36-39.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện thanh ba (Trang 36 - 44)