Kiến thức về bệnh và phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về phòng biến chứng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất (Trang 27 - 36)

Hiểu biết đúng về bệnh và các biến chứng là điều kiện cần để người bệnh thực hiện phòng biến chứng ĐTĐ một cách hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 74,2% biết biến chứng ở tim, có 72,3% người bệnh biết biến chứng ở bàn chân, 56.1% biết biến chứng ở mạch máu, 38,1% biết biến chứng ở mắt, 25% biết biến chứng ở thận và 12,9% bệnh nhân không biết biến chứng ĐTĐ. 96,1% người bệnh biết biến chứng đái tháo đường phòng được, chỉ có 3,9% không biết phòng biến chứng đái tháo đường. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả của Đặng Văn Ước, tỷ lệ bệnh nhân không kể được biến chứng ĐTĐ là 33,5%, 34,5% không biết cách phòng biến chứng, 77,7% không biết có thể dự phòng biến chứng ĐTĐ [3]. Nghiên cứu của tôi trên tất cả đối tượng mắc bệnh ĐTĐ nên có sự chệnh lệch này. Đa số người bệnh biết cách phòng bệnh ĐTĐ là phải có kiến thức về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp và khám định kỳ chiếm 87,7%

Bệnh ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ type 2 thì biến chứng là điều làm tăng nguy cơ về tim và đột qụy, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng nhiều rủi ro khác. Nhưng bằng cách kiểm soát đường huyết tốt, điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ có thể ngăn ngừa và cải thiện các biến chứng để chung sống hòa bình với căn bệnh này. Kết quả nghiên cho thấy bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ, thứ nhất phải uống thuốc đúng liều chiếm 94,2%, có 3,9% bệnh nhân không biết không nên uống/tiêm bù thuốc khi quên sử dụng thuốc. Phải thực hiện chế độ ăn kiêng chiếm 96,1%, tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm là ăn nhiều rau, cơm, thịt, cá ít mỡ nên dùng chiếm tỷ lệ 100%; ngoài ra phải biết hoạt động thể lực hàng ngày chiếm 67,1%. Số người bệnh chọn hoạt động thể lực mỗi ngày <30 phút 83,2%. Kiến thức của người bệnh

về hoạt động thể lực phòng biến chứng tương tự với nghiên cứu của Đặng Văn Ước có 86% bệnh nhân biết cần hoạt động thể lực, có 28,8% biết nên hoạt động thể lực trong 30-60 phút, 73% biết cần hoạt động thể lực hằng ngày [3]

Bên cạnh việc dùng thuốc và luyện tập thể dục thì chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát đường huyết, phòng biến chứng của bệnh, duy trì được tình trạng sức khoẻ tốt cho bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn chiếm tỷ lệ tuyệt đối là 100% bệnh nhân lựa chọn đúng là ăn các loại rau, để tăng cường chất xơ và giúp làm giảm quá trình hấp thu glucose vào máu. Tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ bệnh nhân chọn thực phẩm đúng là ăn các loại rau chiếm 98,8% [6].Từ đó cho thấy hiểu biết về chế độ ăn phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ khá tốt, người bệnh quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của mình, là điều kiện cần để người bệnh thực hiện đúng các chế độ ăn cho bản thân, góp phần hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.

Kết quả nghiên cứu về kiến thức theo dõi bệnh, có 45,2% bệnh nhân biết tái khám tại bệnh viện, 31.6% biết có thể vừa theo dõi bệnh tại cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà, 23,2% bệnh nhân biết được mức đường huyết kiểm soát tốt.

KẾT LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:

- 74,2% người bệnh biết biến chứng ở tim, có 72,3% người bệnh biết biến chứng ở bàn chân, 56.1% biết biến chứng ở mạch máu, 38,1% biết biến chứng ở mắt, 25% biết biến chứng ở thận và 12,9% không biết biến chứng ĐTĐ.

- 96,1% người bệnh biết biến chứng đái tháo đường phòng được, chỉ có 3,9% không biết phòng biến chứng đái tháo đường.

- Người bệnh biết cách phòng bệnh ĐTĐ là phải có kiến thức về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp và khám định kỳ chiếm 87,7%.

- Người bệnh biết phải uống thuốc đúng liều chiếm 94,2%, có 3,9% người bệnh không biết không nên uống/tiêm bù thuốc khi quên sử dụng thuốc.

- Phải thực hiện chế độ ăn kiêng chiếm 96,1%, tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm là ăn nhiều rau, cơm, thịt, cá ít mỡ nên dùng chiếm tỷ lệ 100%; ngoài ra phải biết hoạt động thể lực hàng ngày chiếm 67,1%. Số người bệnh chọn hoạt động thể lực mỗi ngày <30 phút 83,2%.

KHUYẾN NGHỊ

Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về phòng biến chứng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất

Tăng cường các buổi truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn trực tiếp cho người bệnh về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị; đồng thời phải cung cấp đủ thông tin về hướng dẫn chăm sóc, điều trị bệnh một cách chi tiết và chính xác, để mọi người dân có thể phát hiện sớm và có biện pháp phòng chống, điều trị kịp thời nhằm hạn chế hậu quả của bệnh.

Những đối tượng được ghi nhận mắc đái tháo đường mà chưa được điều trị thì cần phải đến cơ sở y tế để khám và được tư vấn về điều trị để ngăn ngừa phòng các biến chứng xảy ra.

Ngoài việc điều trị thuốc cho bệnh nhân, nhân viên y tế cần tư vấn nhiều hơn cho bệnh nhân về cách phòng biến chứng xảy ra, người bệnh thực hiện chế độ ăn ít dầu mỡ và tạng động vật, tập luyện thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, phù hợp với tình trạng sức khỏe, mang theo thức ăn khi rèn luyện thể lực. Không tự ý dùng thêm thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Rèn luyện thói quen tốt như thường xuyên kiểm tra đường huyết (có thể kiểm tra đường huyết tại nhà), khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần, theo dõi huyết áp thường xuyên.

Cần có biện pháp hỗ trợ giúp cho bệnh nhân tuân thủ điều trị như gọi điện, phát tài liệu về hướng dẫn cách tuân thủ điều trị, tăng cường sự hỗ trợ của người thân và gia đình. Nên đưa hoạt động thể lực vào như kê đơn thuốc, để giúp bệnh nhân nhận thức được tầm quan trọng của tập luyện như một biện pháp điều trị để giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn.

Quan tâm đặc biệt hơn đối với bệnh nhân nam và những bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ vì họ phòng biến chứng không tốt bằng nhóm còn lại.

Khuyến khích người bệnh khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên. Đồng thời người bệnh và gia đình cùng tham gia tuyên truyền, tư vấn

cho những người thân, người dân trong cộng đồng về những kiến thức đã truyền đạt.

Thành lập phòng tư vấn ĐTĐ riêng tại bệnh viện để người bệnh cũng như người dân đến khám tại bệnh viện có cơ hội tiếp cận với thông tin về ĐTĐ, tăng thêm kiến thức về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ.

Thực hiện các cuộc khảo sát kiến thức và thực hành phòng biến chứng bệnh ĐTĐ của bệnh nhân sau 3 tháng tư vấn, cũng như tìm hiểu nhu cầu của người bệnh, từ đó đưa ra giải pháp hợp lý, kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1.Bộ Y tế (2014). Tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám chữa bệnh tại trạm y tế xã phường. Nhà xuất bản y học Hà Nội.

2.Tạ Văn Bình, H.K.Ước, N.M.Hùng, C.V.Trung, N.Q.Việt, L.Q.Toàn, P.T.Lan, N.T.Quỳnh, N.T.Loan và cộng sự (2002). Dịch tể bệnh học đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 Thành phố lớn năm 2001. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của dự án quốc gia thực hiện tại bệnh viện Nội tiết (1969-2003), tr 173.

3.Tạ Văn Bình (2004), “Người bệnh đái tháo đường cần biết”, nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr 3.

4.Tạ Văn Bình (2003), “Đái tháo đường Týp 2”. Tạp chí nội tiết và rối loạn chuyển hóa số 7-2003, tr 5-7.

5.Tạ Văn Bình (2004), Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 17.

6.Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hương, Hồ Khải Hoàn (2004). Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng năm 2004.Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, số 13 + 14 năm 2006, tr 5.

7.Tạ Văn Bình (2006). Điều tra xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường thai kỳ, các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như những nhận thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường, đánh giá hiệu quả phòng và điều trị. Dịch tể học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa, tr 39.

8.Tạ Văn Bình, Lê Phong, Lê Phi Điệt, Đỗ Quang Tùng, Nguyễn Văn Hiến và cộng sự (2007). Công trình nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống đái tháo đường ở những người có yếu tố nguy cơ. tạp chí thông tin Y dược số 7 năm 2007, tr 14-19.

9.Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương (2011). Nghiên cứu tình hình đái tháo đường và kiến thức thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011. Y học thực hành (865) số 4/2013.

10.Trần Hữu Dàng, Nguyễn Thị Hải Lý (2008).Giáo trình sau đại học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa. Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 221

11.Đỗ Thị Ngọc Diệp và CS (2014). Dịch tể học bệnh đái tháo đường tại thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố liên quan.Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm (10) số 4/2014.

12.Phan Hướng Dương và CS (2004). Điều tra dịch tể học bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ tỉnh Kiên Giang năm 2004. Y học thực hành (771) số 6/2011.

13.Trần Thanh Hòa (2013). Đánh giá hiệu quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai. Trường đại học y Hà Nội.

14.Tống Sông Hương, Nguyễn Thị Sáng, Lù Thị La và cộng sự (2004), Điều tra bệnh đái tháo đường ở đối tượng có nguy cơ và các yếu tố liên quan tại Tỉnh Sơn La năm 2003. Kỷ yếu Toàn Văn Các đề tài khoa học, hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ hai, Nhà xuất bản Y học Hà Nội -2004, tr 473-489.

15.Bùi Thị Thúy Nga (2008). Tần suất xuất hiện đái tháo đường và rối loạn Glucose máu đói ở người lớn tại Thành phố Huế. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa.

16.Lê Thị Tiễu Thảo (2017). Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.Luận văn tốt nghiệp.

17.Danh Thiêm Thuần (2006). Đái tháo đường. Bệnh học nội khoa tập 1. Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 104-114.

18.Đặng Văn Ước (2015). Kiến thức, thực hành phòng biến chứng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng năm 2015.Luận văn thạc sĩ y tế công cộng. Trường đại học y tế công cộng.

19.Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị. Nhà xuất bản y học. 20.Đỗ Quang Tuyển (2012). Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh việnLão khoa Trung Ương năm 2012. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng. Trường đại học y tế công cộng.

21.Nguyễn Thị Vân (2013). Khảo sát sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đang điều trị tại khoa nội Bệnh viện 199. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học dân lập Duy Tân.

22.ADA (2015). Standards of medical care in Diabetes - 2015. Diabetes care 2015 (Suppl. 1): S9.

23.ADA (2012). “Standards of medical care in Diabetes”.

24.Pham Tuyen Ba, Nguyen Trung Thanh, Truong Huyen Thi, et al. (2020). Effects of Diabetic Complications on Health-Related Quality of Life Impairment in Vietnamese Patients with Type 2 Diabetes, Journal of diabetes research, 2020, p. 4360804-4360804.

25.Al-Kaabi Juma, Al-Maskari Fatma, Afandi Bachar, et al. (2009). Physical activity and reported barriers to activity among type 2 diabetic patients in the United Arab Emirates, 6(4), p.

26.Delamater Alan M %J Clinical diabetes (2006). Improving patient adherence, 24(2). p. 71-77. 271.

27.Uzun Şenay, Kara Belgüzar, Yokuşoğlu Mehmet, et al. (2009). The assessment of adherence of hypertensive individuals to treatment and lifestyle change recommendations, 9(2).

PHỤ LỤC

PHIỀU ĐIỀU TRA VỀ KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH THẤT I.Thông tin người tham gia nghiên cứu

Họ và tên:………. Năm sinh:………

Giới tính: ☐1. Nam ☐2. Nữ

Nghề nghiệp: ☐1. Công nhân viên chức ☐2. Làm ruộng ☐3. Buôn bán ☐4. Tuổi hưu Trình độ học vấn:

☐1. Dưới THPT ☐2. Trên THPT II. Thông tin về phòng biến chứng

Câu 1: Ông/bà mắc bệnh ĐTDĐ bao lâu? ☐1. Dưới 1 năm ☐2. Từ 1-3 năm ☐3. Từ 3-5 năm ☐4. Trên 5 năm

Câu 2: Theo ông/ bà biến chứng ĐTĐ là gì?(nhiều lựa chọn) ☐1. Bệnh ở mắt ☐2. Bệnh ở tim

☐3. Bệnh lý bàn chân ☐4. Bệnh lý mạch máu ☐5. Bệnh ở thận ☐6. Không biết

Câu 3: Theo ông/ bà biến chứng bệnh ĐTĐ có phòng được không? ☐1. Có ☐2. Không ☐3. Không biết

Câu 4: Theo ông/ bà phòng biến chứng ĐTĐ như thế nào? ☐1. Chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp và khám bệnh định kỳ ☐2. Chế độ luyện tập phù hợp

☐3. Chế độ ăn hợp lý

☐4. Theo dõi và khám bệnh định kỳ ☐5. Không biết

Câu 6: Theo ông/bà ĐTĐ sẽ điều trị ĐTĐ trong bao lâu?

☐1. Thời gian ngắn ☐2.Thời gian dài ☐3. Suốt đời ☐4. Không biết

Câu 7: Theo ông/bà thuốc điều trị bệnh ĐTĐ có phải sử dụng đúng liều lượng không?

☐1. Cần thiết ☐2. Không cần thiết ☐3. Bình thường ☐4. Không biết

Câu 8: Theo ông/ bà bệnh ĐTĐ có phải thực hiện chế độ ăn kiêng không?

☐1. Có ☐2. Không

Câu 9: Theo ông/ bà các loại thực phẩm nào ngƣời bệnh ĐTĐ nên dùng? ☐1. Nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ

☐2. Nước ngọt có ga, cà phê, rượu ☐3. Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh ☐4. Quả ngọt, thức ăn nhiều đường mía ☐5. Không biết

Câu 11: Theo ông/ bà bệnh nhân ĐTĐ có cần hoạt động thể lực không? ☐1. Có ☐2. Không

Câu 12: Theo ông/bà hoạt động thể lực như thế nào là hợp lý? ☐1. Hàng ngày☐2. 3-5 lần/tuần☐3. <3 lần/tuần

Câu 13: Theo ông/ bà mỗi ngày cần hoạt động thể lực bao lâu? ☐1. <30 phút ☐2. 30-60 phút

☐3. >60 phút ☐4. Khác

Câu 14: Ông/ bà theo dõi bệnh như thế nào? ☐1. Tái khám tại bệnh viện

☐2. Tự kiểm tra đường huyết tại nhà

☐3. Vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà

Chân thành cảm ơn ông/bà đóng góp ý kiến cho bảng câu hỏi này Xin chúc ông/bà có nhiều niềm vui và sức khỏe.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về phòng biến chứng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)