Các ưu điểm và tồn tại:

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 (Trang 33 - 43)

Ưu điểm:

- Bệnh viện/ khoa phòng đã thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh tăng huyết áp theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế

- Phòng khám THA do khoa nội và khoa khám bệnh đảm nhiệm. Hàng ngày phòng khám có 1 bác sỹ và 2 điều dưỡng làm việc tại phòng khám

- Khoa có giám sát quá trình điều trị và tái khám để phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.

- Người bệnh đến khám được lập hồ sơ bệnh án điều trị riêng, có sổ khám định kì theo tháng.

- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe đã được triển khai

- Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để bệnh nhân tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của người bệnh

- Người bệnh đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh.

- Hàng tháng người bệnh đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo

- Phòng khám huyết áp, phòng xét nghiệm, phòng cấp phát thuốc đặt gần nhau hạn chế việc đi lại của người bệnh.

- Hàng tháng khoa có tổ chức tư vấn giáo dục sức khỏe lồng ghép họp Hội đồng người bệnh cấp khoa

- Tại khoa đã xây dựng được 01 bàn tư vấn giáo dục sức khỏe.

- Nhân viên y tế thì thường xuyên cập nhật kiến thức từ các khóa tập huấn ngắn hạn tại bệnh viện.

- Hiệu quả điều trị: Đạt huyết áp mục tiêu và giảm tỷ lệ người bệnh bị biến chứng phải tái nhập viện.

Nhược điểm:

- Nhận thức hành vi nguy cơ về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA vẫn còn cao như:

+ Người bệnh chỉ đi khám khi huyết áp tăng.

+ Người bệnh còn uống thuốc tùy tiện, mua thêm thuốc khác hoặc bỏ bớt một số thuốc.

+ Người bệnh uống thuốc không đều (quên uống thuốc) + Chỉ uống thuốc khi huyết áp tăng.

+ Người bệnh không tái khám hoặc tái khám không đúng hẹn. + Chế độ sinh hoạt, tập luyện của người bệnh ở nhà còn chưa hợp lý. + Chế độ ăn uống và sử dụng các loại thực phẩm còn chưa đúng cách

- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng trong khoa chưa đạt hiệu quả cao.

- Về cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu do người bệnh đến khám và điều trị ngày một đông.

- Trang thiết bị y tế được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều vì kinh phí hạn hẹp. - Quá tải người bệnh, hiện tại mỗi điều dưỡng một ngày chăm sóc từ 15-20 người bệnh nên chất lượng chăm sóc chưa cao.

- Đội ngũ điều dưỡng trong khoa còn trẻ, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong chăm sóc đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Nguyên nhân:

+ Đa số người bệnh là người cao tuổi, cùng với sự lão hoá của tuổi già thì cũng có sự suy giảm trí nhớ do vậy nhận thức của người bệnh về bệnh và kiến thức tự chăm sóc cũng suy giảm.

+ Người bệnh chủ quan, chưa coi trọng về vai trò của và tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định.

+ Người bệnh tự ý bỏ thuốc là do tác dụng phụ của thuốc.

+ Thiếu hệ thống nhắc nhở, cảnh báo thường xuyên đối với người bệnh + Công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh THA chưa được chú trọng là do:

+ Chưa có quy định cụ thể về việc GDSK cho người bệnh THA.

+ Tài liệu, trang thiết bị để tư vấn, giáo dục cho người bệnh số lượng ít,chưa được bổ xung kịp thời.

+ Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên và liên tục, còn bỏ sót người bệnh

+ Nội dung tư vấn giáo dụng sức khỏe chưa cụ thể, chưa chi tiết.

+ Hình thức tư vấn giáo dục mới chỉ 1 chiều, còn mang tính hình thức, không có thời gian để thảo luận và hướng dẫn cụ thể cho từng cá nhân. Chưa tạo ra được môi trường cho người bệnh chia sẻ kinh nghiệm với nhau

+ NVYT còn ít kinh nghiệm, khả năng truyền đạt còn chưa thuyết phục,chưa lôi cuốn người nghe

+ Hạn chế về nhân lực và quá tải người bệnh, chính vì vậy điều dưỡng có ít thời gian để hướng dẫn cụ thể đến từng người bệnh.

KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu của tôi cho thấy:

- Kết quả cho thấy đa phần người bệnh đều nắm được các biến chứng gây THA, trong đó Hút thuốc (67,3%), uống rượu bia, người cao tuổi,thói quen ăn mặn chiếm tỷ lệ người bệnh nắm được nhiều nhất.

- Có 90,7% người bệnh biết THA gây ra bệnh tại Não: TBMMN, và bệnh ở tim mạch chiếm 80%, các bệnh ở thận và mắt người bệnh nắm được tỷ lệ ít hơn.

- Bảng 2.6. cho thấy người bệnh vẫn chưa biết cách tự chăm sóc về bệnh như các chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp khi đang mắc bệnh THA, tỷ lệ người bệnh sử dụng bia rượi 53,3% (> 2ly/ngày 38%), 58% bệnh nhân ăn nhiều rau xanh hoa quả, có 45,3% bệnh nhân vẫn hút thuốc lá. 42,7% bệnh nhân dùng muối >6g/ngày

KHUYẾN NGHỊ

Để góp phần làm giả tỷ lệ tăng huyết áp ở cộng đồng em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA đang điều trị ngoại trú.

* Về phía bệnh viện

- Có tài liệu tư vấn giáo dục về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho người bệnh tăng huyết áp chuẩn. Trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn GDSK cho điều dưỡng viên

+ Điều dưỡng phải được cập nhật kiến thức về bệnh tăng huyết áp thường xuyên và liên tục thông qua các lớp tập huấn nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe định kỳ 3 tháng /lần.

+ Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn điều dưỡng tại khoa 1 tháng/lần. + Bệnh viện tổ chức thi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng truyền đạt cho các điều dưỡng toàn viện 1 lần/năm

- Có quy định cụ thể nội dung tư vấn giáo dục là một trong những nội dung chăm sóc người bệnh mà điều dưỡng thực hiện. Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh từ lúc người bệnh vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi người bệnh ra viện để giúp người bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là người bệnh cao tuổi có thể nhớ được.

- Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.

- Thành lập các câu lạc bộ người bệnh tăng huyết áp tại khoa: Khuyến khích và giới thiệu các người bệnh tăng huyết áp tham gia vào câu lạc bộ để người bệnh có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

- Tăng cường quản lý sử dụng thuốc bằng cách thu hồi vỏ thuốc đã phát cho người bệnh trong lần tái khám sau của người bệnh.

* Đối với người bệnh THA

- Tôn trọng và thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của cán bộ y tế. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị

- Tự theo dõi huyết áp hàng ngày bằng máy đo huyết áp điện tử tại nhà hoặc ra trạm y tế phường, xã gần nhà và ghi chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi hàng ngày và cũng là để nhắc nhở người bệnh không quên uống thuốc.

- Đặt đồng hồ báo thức hoặc uống thuốc vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của người bệnh.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc.

- Tham gia vào câu lạc bộ tăng huyết áp tại khoa, chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc giữa các người bệnh.

- Nên mua bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng về kinh tế trong quá trình điều trị lâu dài.

- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.

- Tái khám định kỳ theo hẹn khi tái khám phải mang theo vỏ thuốc đã dùng

* Đối với chính quyền, cộng đồng

- Cần xây dựng các mô hình can thiệp quản lý, điều trị và phòng bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng như: quản lý, điều trị thường xuyên những người bị tăng huyết áp tại Trạm y tế; tiến hành khám và xét nghiệm sang lọc nhằm phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.

- Chính quyền địa phương nên đưa ra những quy định nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá… xây dựng khu vực văn hóa và sức khỏe.

- Để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tăng huyết áp nên tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh tăng huyết áp qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, tư vấn tại các cơ sở y tế và hộ gia đình, tại khoa bệnh viện.

- Ưu tiên tăng cường giáo dục sức khỏe, làm cho mọi người hiểu được các nguyên nhân gây tăng huyết áp cũng như các hoạt đông nhằm phòng tránh bệnh tăng huyết áp để thực hiện công tác dự phòng là điều quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1.Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.

2.Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức kho ban

đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr 6 Bộ Y

tế, Báo cáo Y tế Việt Nam 2006, tr 48–49.

3.Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr 6.

4.Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr 81–88.

5.Trần Văn Dũng (2009), Nghiên cứu tình hình phòng chống tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, Luận án chuyên khoa cấp II.

6.Phạm Tử Dương, Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản y học, 2005

7.Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, tr 17 – 47. 8.Tô Văn Hải và cộng sự (2002). Điều tra tăng huyết áp ở cộng đồng Hà Nội. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học. Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ IX: 105-111.

9.Vũ Đình Hải (2008), Để phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế nào, Nhà xuất bản Y học, tr 11–15.

10.Nguyễn Thu Hiền (2007), Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, tr 23–34.

11.Lê Đức Hinh, Tai biến mạch máu não,hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học

12.Ngô Huy Hoàng (2017), Điều dưỡng nội khoa – dùng cho đào tạo điều dưỡng sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

13.Đỗ Công Huỳnh (2006), Một số chuyên đề sinh lý học, Nhà xuất bản Y học,tr 80-82

14.Đào Thị Nguyệt Hương (2016), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Minh Quang, huyện Tam

Bảo, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016.Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng, Hà Nội

15.Hội tim mạch học TPHCM (1999), Các hướng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế – Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999, Chuyên đề tăng huyết áp, Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 2–8.

16.Hội tim mạch học TPHCM (1999), Các hướng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế – Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999, Chuyên đề tăng huyết áp ,Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 2–8.

17.Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (2000), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội, Tạp chí Tim mạch học, số 21, tr 258-282.

18.Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2003), Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002, Tạp chí Tim mạch học, số 33, tr 9–34.

19.Phạm Thị Kim Lan (2002), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, tr 26 – 48.

20.Nguyễn Văn Nhương (2008), Ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp, Nhà xuất bản Thanh niên, tr 17–19.

21.Phạm Thắng (2003), Tăng huyết áp, Tạp chí Thông tin Y dược, số 10, tr 2–5.

22.Trịnh Thị Hương Giang (2015), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng tránh biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.

23.Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Sinh lý bệnh, Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh, tr 338–349.

Tiếng anh

24.Cibele D Ribeiro,1 Vanessa R Resqueti,1 Íllia Lima,1 Fernando A L Dias,2 Liam Glynn,3 andGuilherme A F Fregonezi (2015).Educational interventions for improving control of blood pressure in patients with hypertension: a systematic review protocol. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4386242/

25.C.MagadzaM.Sc.(Pharmacy)aS.E.RadloffPh.D.bS.C.SrinivasPh.D., PGDHE (2009). The effect of an e17,21,22ducational intervention on patients' knowledge about hypertension, beliefs about medicines, and adherence. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1551741109000308

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

HUYỆN THẠCH THẤT I.Thông tin người tham gia nghiên cứu

Họ và tên:……….

Năm sinh:………

Giới tính: ☐1. Nam ☐2. Nữ

Trình độ học vấn:

1.Chưa hoàn thành tiểu học 2.Tiểu học, trung học cơ sở

3. Trung học phổ thông,Trung cấp 4.Cao đẳng, Đại học và trên Đại học

Nghề nghiệp

1 .Làm ruộng

2. Cán bộ công nhân viên chức 3.Tự do

4.Hưu trí

Thời gian bị THA:

1. < 1 năm 2. 1-3 năm 3. >3 năm

II. Thực trạng kiến thức

1. Ông/bà có biết như thế nào được gọi là THA không Trả lời:... 2. Yếu tố nào gây bệnh THA

1.Hút thuốc 6.Uống rượu bia nhiều

2. Thói quen ăn mặn 7.Yếu tố gia đình

3.Béo phì 8.Người cao tuổi

5.Ít hoạt động thể lực

3.Ông/bà có biết về tai biến nguy hiểm do THA

4.Ông/bà có uống rượu bia không:

5.Ông/bà có hút thuốc không: 1. Có 2. Không

6.Ông/bà có dùng các chất kích thích: café, nước có ga … không: 1. Có 2. Không

7. Ông/ bà có dùng ít muối không, dùng lượng bao nhiêu:

1.>6g/ngày 2. < 6g/ngày

8. Ông/ bà có ăn nhiều rau xanh, hoa quả không:

9. NVYT tư vấn GDSK cho ông/bà như thế nào:

NB được tư vấn về các biện pháp thay đổi lối sống hạn chế tối đa yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng biến chứng:

1. Có 2.Không

Các biện pháp lời khuyên thay đổi lối sống hạn chế tối đa yếu tố nguy cơ tim mạch được tư vấn.

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)