Xuất một số giải pháp nâng cao thực hành tiêm an toàn của ĐD

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm an toàn tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất năm 2021 (Trang 28 - 30)

Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết. Tăng cường tuyên truyền

giáo dục về nguy cơ của tiêm và tránh lạm dụng tiêm với cả 3 đối tượng là bác sỹ, điều dưỡng, người bệnh để giảm các mũi tiêm không cần thiết, nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn.

Tăng cường đào tạo nâng cao kiến thức và thực hành

- Phòng Điều dưỡng phối hợp phòng Nghiên cứu khoa học

- Chỉ đạo tuyến ngoài tổ chức các lớp đào tạo nhân viên mới, lên kế hoạch đào tạo lại kiến thức và thực hành TAT cho điều dưỡng trong toàn bệnh viện.

- Nội dung đào tạo, tập huấn TAT cần chú trọng các tiêu chí vô khuẩn và tiêu chí kỹ thuật khi tiêm.

- Triển khai tập huấn hiệu quảvềTAT, tăng cường công tác đào tạo liên tục vềTAT.

Tăng cường công tác vô khuẩn. Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm từ tai nạn do tiêm không an toàn. Nhân viên y tế bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay cho người chịu trách nhiệm để xử trí và thực hiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo quy định.

Tổ chức tăng cường kiểm tra giám sát

- Tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục về tiêm an toàn và phương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán bộ, nhân viên y tế.

19

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện TAT của tất cả ĐD tại tất cả các khoa lâm sàng để hướng dẫn hỗ trợ kịp thời chấn chỉnh và củng cố kiến thức, kỹ năng cho các ĐD.

- Phòng Điều dưỡng phối hợp các điều dưỡng trưởng các khoa lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình tiêm truyền.

- Xây dựng chế tài thưởng phạt, thi đua khen thưởng.

Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm

- Khuyến khích cung cấp miếng gạc tẩm cồn dùng một lần thay thế hộp chứa bông cồn như hiện nay.

- Thuốc tiêm: nếu là thuốc uống nên chọn loại ống thuốc tiêm bẻ đầu hơn là loại ống thuốc phải cưa đầu bằng dao hoặc khó bẻ.

- Cung cấp đủ thùng đựng vật sắc nhọn chuẩn phục vụ côn g tác phân loại chất thải sau tiêm, xem xét chất lượng dung dịch vệ sinh tay.

20 KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện khảo sát 224 mũi tiêm của 112 điều dưỡng 8 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất năm 2021, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Thực trạng thực hành tiêm an toàn của ĐD.

− Kiến thức tiêm an toàn đạt của ĐD 8 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất là 39,9%.

− Thực hành tiêm an toàn của ĐD 8 khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất là 13,7%.

− Tiêm truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (82,1%) trong các đường tiêm, đây là nguy cơ rất lớn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng nếu không thực hiện đúng các quy định về tiêm an toàn.

−Có 78,2% ĐD trình độ cao đẳng có thực hành TAT đạt 18 tiêu chí cao hơn so với nhóm còn lại.

−Nhóm ĐD có thâm niên công tác >15 –20 năm và trên 20 năm có thực hành TAT đạt với tỷ lệ cao hơn so với những nhóm còn lại.

– ĐD có kiến thức TAT đạt có khả năng thực hành TAT đạt cao gấp 3,59 lần so với những điều dưỡng viên có kiến thức TAT không đạt.

Kết quả khảo sát kiến thức, thực hành TAT của ĐD và các yếu tố liên quan đã chỉ ra những tiêu chí về kiến thức và thực hành chưa đạt. Các yếu tố liên quan đến thực hành TAT trong nghiên cứu là những thông tin có giá trị giúp các cấp quản lý đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm an toàn tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất năm 2021 (Trang 28 - 30)