Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng phục hồi chức năng vận động cho người bệnh TBMMN điều trị bệnh viện e năm 2021 (Trang 25)

2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Theo các tác giả Fasoli SE, Krebs HI, Stein J, Frontera WR, Hughes R, Hogan N cho rằng các bài tập được luyện tập lặp đi lặp lại đều đặn có thể giúp phục hồi chức năng vận động của người bệnh sau TBMMN [26].

Louise A. and et al (2014) trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giái khả năng ứng dụng bài tập The Graded Repetitive Arm Supplementary Program (GRASP). Nghiên cứu khuyến nghị rằng GRASP là một phương pháp can thiệp phục hồi chức năng đột quỵ tương đối mới, đã tạo được ấn tượng với kiến thức và thực hành của các nhà trị liệu Vương quốc Anh [31]..

Khi nghiên cứu sâu về khả năng phục hồi các hoạt động tự chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày, Bernspa cho rằng nhóm người bệnh mắc TBMMN sống và PHCN tại nhà có khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày tốt hơn so với nhóm người bệnh sống trong các cơ sở điều dưỡng. Những người bệnh liệt nửa người bên trái phục hồi khả năng đi lại, tham gia giao thông công cộng, phối hợp vận động hai nửa cơ thể kém hơn so với những người bệnh liệt nửa người phải. Người bệnh liệt nửa người phải phục hồi khả năng kiểm soát vận động, thực hiện tầm vận động và mức độ vận động kém hơn so với người bệnh liệt nửa người trái [18], [9].

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này [28], [29], [30]. Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu về phục hồi chức năng cho người bệnh TBMMN đã được công bố đều không đề cập đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh TBMMN, để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người tàn tật nói chung và người TBMMN nói riêng [4], [15].

Theo Nguyễn Hải Đăng: Sau tai biến mạch máu não 15,7% còn cố gắng tự phục vụ được, 33,08% cần được sự giúp đỡ một phần và 51,15% cần phục vụ hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày [8].

Theo nghiên cứu của Dương Xuân Đạm và cộng sự vào năm 2008 tỷ lệ khiếm khuyết chức năng vận động chi trên là 66,1% và chi dưới là 64,2%, độc lập hoàn toàn là 31%, độc lập di chuyển là 37,1%, trở lại công việc là 22,4% [6].

Tác giả Lê Huy Cường phát hiện sự cải thiện đáng kể về vận động bàn tay và chức năng sinh hoạt của người bệnh TBMMN sau 3 tháng can thiệp [5].

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2018) nghiên cứu can thiệp để đánh giá thay đổi khả năng nhận thức của người chăm sóc chính về phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ sau can thiệp giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thầy phương pháp can thiệp trên cùng một nhóm đối tượng người chăm sóc chính người bệnh có sự cải thiện điểm trung bình kiến thức tăng từ 5,41 ± 2,07 điểm ở trước can thiệp lên 12,94 ± 1,23 điểm sau can thiệp so với (p < 0,001) [15].

Nguyễn Sơn Tùng (2019) khi nghiên cứu về hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi trên cho người bệnh tai biến mạch máu não được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Nam Định cho thấy sau chương trình can thiệp bằng bài tập vận động bổ sung chi trên có chọn lọc có sự cải thiện rõ rệt. Chức năng vận động tay liệt tăng từ 42.3 điểm trước can thiệp lên 52,87 điểm; chức năng độc lập sinh hoạt tăng từ 53,17 điểm lên 69,87 điểm; Mức độ khéo léo bàn tay tăng 1.93 điểm lên 3.00 điểm, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 [19].

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Một số nét về bệnh viện E

Bệnh viên E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ y tế, được thành lập từ năm 1967. Đến nay, bệnh viện đã phát triển với quy mô hơn 900 giường bệnh(gồm 4 trung tâm, 37 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 11 phòng chức năng) trên diện tích 41.000 m2 với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, xanh, sạch đẹp. Nhân lực của bệnh viện có 1210 cán bộ viên chức, người lao động. Số lượng ĐD của bệnh viện là 622 người trong đó: điều dưỡng có trình độ Sau đại học 14 người, đại học 168 người, cao đẳng 366 người còn lại 74 là ĐD trung học. Tỉ lệ chung ĐD/người bệnh tại bệnh viện là 1/2.27 tuy nhiên phân bố theo số lượng người bệnh của từng khoa khác nhau.

Là bệnh viện đa khoa Trung ương với tính chất đối tượng người bệnh của bệnh viện hầu hết là người cao tuổi, đa bệnh tật, nên mô hình bệnh tật tại bệnh viện rất đa dạng và phong phú. Bệnh viện khám và chữa bệnh đa khoa (nội, ngoại, sản, nhi, ung bướu,y học cổ truyền, phục hồi chức năng, tai mũi họng, rang hàm mặt, mắt)cho người bệnh BHYT và khám theo yêu cầu” Đắc biệt tiếp nhận bệnh nhân tuyến cuối với các bệnh lý phức tạp về tim mạch( ngoại và nội khoa),tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp, ung bướu, sản phụ khoa từ khắp cả nước. Những năm gần người bệnh bị TBMMN ngày càng trẻ hóa và có sự gia tăng về số lượng vì thế bệnh viện đặc biệt quan tâm, crú trọng đến vấn đề chăm sóc và PHCN cho người bệnh TBMMN đẻ giúp người bệnh sớm có khẳ năng tự phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận điếu trị 20 đến 30 bệnh nhân TBMMN nằm tại các khoa Ngoại, khoa nội. Bệnh nhân điều trị tại khoa sau đó được kết hợp khám và điều trị phục hồi chức năng bằng các thủ thuật điện trị liệu, nhiệt trị liệu, tập vận động phục hồi chức năng...

Ngày nay, với xu hướng tăng nhanh các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp; đặc biệt là bệnh TBMMN khiến nhiều người bệnh phải nhập viện đồng thời để lại nhiều biến chứng.

2.2. Thực trạng phục hồi chức năng vận động cho người bệnh TBMMN

Để có đánh giá khách quan, học viên tiến hành đánh giá thực tế công tác chăm sóc phục hồi chức năng trên 50 trường hợp người bệnh TBMN đang điều trị tại Bệnh viện, cụ thể như sau:

2.2.1. Đối tượng và phương pháp

- Tiêu chuẩn chọn: Người bệnh TBMMN đang được điều trị phục hồi chức năng vận động, đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại: Người bệnh có diễn biến tại thời điểm đánh giá hoặc không đồng ý tham gia.

- Nội dung đánh giá: Hoạt động chăm sóc vận động tư thế và hướng dẫn người nhà của điều dưỡng.

- Phương pháp thu thập số liệu: sử dung bộ công cụ đánh giá được thiết kế sẵn, gồm 4 phần:

 Phần A: Thông tin chung về người bệnh (khai thác qua hồ sơ bệnh án).  Phần B: Đánh giá thực hành của điều dưỡng về phục hồi chức năng vận động

và hướng dẫn cho người nhà.

 Phần C: Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.

2.2.2. Kết quả thu được

A. Đặc điểm về tuổi và giới của người bệnh

Bảng 2.1. Phân bố bệnh theo tuổi và giới của người bệnh

Đặc điểm Giới Tổng số Nam Nữ Tuổi SL % SL % SL %  Dưới 60 19 38,0 11 22,0 30 60,0  Trên 60 14 28,0 6 12,0 20 40,0 Tổng số 33 66,0 17 34,0 50 100 Tuổi trung bình X ± SD 59 ± 5.6 55 ± 7.3 57 ± 6.4

- Nhận xét: Bệnh nhân bị TBMMN nam chiếm tỉ lệ cao 66%, nữ chiếm 34%, nhóm tuổi dưới 60 chiếm 60%, nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ thấp hơn 40%. Tuổi trung bình là 57 ± 6.4 tuổi

B. Thực hành của điều dưỡng

Bảng 2.2. Công tác chăm sóc của điều dưỡng và người nhà bệnh nhân.

- Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng và công tác thực hiện của người nhà có sự khác biệt. Tỷ lệ hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế nghiêng bên liệt là 46% trong khi đó người nhà bệnh nhân thực hiện với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ hướng dẫn của điều dưỡng viên 24%. Tỷ lệ thực

Nội dung đánh giá

Công tác thực hiện vận động tư thế nằm đúng

của điều dưỡng

Điều dưỡng hướng dẫn người nhà thực hiện vận động tư thế nằm đúng cho người bệnh Có và đúng cách Không có và không đúng cách Có và đúng cách Không có và không đúng cách n % n % n % n % Tư thế nằm ngửa 23 46,0 27 54,0 12 24,0 38 76,0 Tư thế nằm nghiêng bên

liệt 41 82,0 9 12,0 16 32,0 34 68,0

Tư nằm nghiêng sang bên

lành 44 88,0 6 22,0 30 60,0 20 40,0

Lăn sang bên liệt 39 78,0 11 22,0 27 54,0 23 46,0 Lăn sang bên lành 42 84,0 8 16,0 25 50,0 25 50,0 Hướng dẫn vận theo tầm

vận động (gập, duỗi các khớp)

37 74,0 13 26,0 18 36,0 32 64,0 Thực hiện di chuyển sang

xe lăn 13 26,0 37 74,0 45 90,0 5 10,0

Hướng dẫn tập với các

dụng cụ trợ giúp 19 38,0 31 62,0 22 44,0 28 56,0 Hướng dẫn các hoạt động

tự chăm sóc ( mặc cởi quần áo, ăn uống…)

35 70,0 15 30,0 12 24,0 37 76,0 Vận động thụ

hiện giúp cho người bệnh ngồi dậy của điều dưỡng chiếm tỷ lệ 26% còn tỷ lệ thực hiện của người nhà chiếm tỷ lệ 10%.

Bảng 2.3. Thời gian từ khi bắt đầu bị TBMNN đến khi bắt đầu tập luyện Thời gian bắt đầu tập Số lượng Tỷ lệ %

Dưới 15 ngày 2 4

Từ 16 – 25 ngày 15 30

Trên 25 ngày 33 66

- Nhận xét: Số bệnh nhân có thời gian trên 25 ngày sau đột quỵ đến khi bắt đầu luyện tập 66%.

D. Mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh TRƯỚC KHI ĐƯỢC CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ phụ thuộc của người bệnh lúc vào viện

Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

 Phụ thuộc một phần 37 74,0

 Phụ thuộc hoàn toàn 3 6,0

 Độc lập 10 20,0

- Nhận xét: Số bệnh nhân phụ thuộc một phần chiếm tỷ lệ cao 74%, Số bệnh nhân độc lập chiếm tỷ lệ 20%.

Bảng 2.5. Khả năng vận động của người bệnh lúc vào viện Khả năng vận động Ngồi Đứng Đi n % n % n % Không làm được 15 30,0 27 54,0 32 64,0 Cần trợ giúp 32 64,0 14 28,0 10 20,0 Tự làm 17 34,0 9 18,0 8 16,0

- Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không làm được các động tác vận động trước khi luyện tập là: Ngồi:30%, Đứng: 54%, Đi: 64%.

SAU KHI ĐƯỢC CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bảng 2.6. Khả năng ngồi dậy của người bệnh trước và sau tập luyện

Khả năng Trước tập Sau 15 ngày

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

 Không ngồi được 15 30,0 7 14,0

 Cần trợ giúp 32 64,0 15 30,0

 Tự ngồi 17 34,0 28 56,0

- Nhận xét: Trước tập: Số bệnh nhân không ngồi được có tỷ lệ 30%, Bệnh nhân tự ngồi chiếm 34%; Sau tập 15 ngày: Số bệnh nhân không ngồi được có tỷ lệ 14%, Bệnh nhân tự ngồi chiếm 56%.

Bảng 2.7. Khả năng đứng dậy của người bệnh trước và sau tập luyện

Khả năng Trước tập Sau 15 ngày

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

 Không đứng được 27 54,0 19 38,0

 Cần trợ giúp 14 28,0 9 18,0

 Tự đứng 9 18,0 22 44,0

- Nhận xét: Trước tập: Số bệnh nhân không đứng được có tỷ lệ 54%, Bệnh nhân tự đứng chiếm 18% . Sau tập 15 ngày: Số bệnh nhân không đứng được có tỷ lệ 38%, Bệnh nhân tự đứng chiếm 44%

Bảng 2.8. Khả năng đi của người bệnh trước và sau luyện tập

Khả năng Trước tập Sau 15 ngày

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

 Không đi được 32 64,0 27 54,0

 Cần trợ giúp 10 20,0 33 66,0

 Tự đi 8 16,0 6 12,0

- Nhận xét: Trước tập: Số bệnh nhân không đi được có tỷ lệ 64%, Bệnh nhân tự đi chiếm 16% ; Sau tập 15 ngày: Số bệnh nhân không đi được có tỷ lệ 54%, Bệnh nhân tự đứng chiếm 12%.

Bảng 2.2. Khả năng phục hồi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh Mức độ phụ thuộc Trước tập Sau 15 ngày

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

 Phụ thuộc hoàn toàn 37 74,0 25 50,0

 Phụ thuộc một phần 3 6,0 11 22,0

 Độc lập 10 20,0 14 28,0

- Nhận xét: Trước tập: Số bệnh nhân không thực hiện được các hoạt động sống có tỷ lệ 74%, chỉ có 20% bệnh nhân thực hiện được các hoạt động; Sau tập 15 ngày: Số bệnh nhân không thực hiện được các hoạt động sống giảm xuống còn 50%, số bệnh nhân thực hiện được các hoạt động sống 28%.

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng phục hồi chức năng vận động cho người bệnh tai biến mạch máu não điều trị tại Bệnh Viện E máu não điều trị tại Bệnh Viện E

Công tác phục hồi chức năng vận động cho người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt. Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo. Điều dưỡng viên của bệnh viện nhiệt tình, trách nhiệm và cởi mở.

Người bệnh được khám ra y lệnh điều trị và chăm sóc toàn diện. Bệnh viện đã có trang thiết bị phục vụ cho công tác thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh. Có sự liên kết giữa các thành viên trong bệnh viện và phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng. Kết quả chăm sóc người bệnh tiến triển tốt lên từng ngày, không xảy ra biến chứng bất thường. Công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe sau ra viện của người bệnh bước đầu được quan tâm, đã có những tiến triển đáng ghi nhận: Kết quả tại bảng 2.6 nhân tự ngồi chiếm 56% . Kết quả tại bảng 2.7. trước tập số bệnh nhân không đứng được có tỷ lệ 54%, sau tập 15 ngày số bệnh nhân không đứng được giám xuống 38%. Tương tự kết quả tại bảng 2.8 cũng cho thấy sau tập số bệnh nhân tự đi được tăng từ 16% lêb 54%. Kết quả tại bảng 2.9 cho thấy trước tập: Số bệnh nhân không thực hiện được các hoạt động sống có tỷ lệ 74% đã giảm xuống 50% sau luyện tập.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động phục hồi chức năng vận động cho người bệnh TBMMN tại bệnh viện vẫn còn tồn tại một số điểm tồn tại như sau:

Số lượng người bệnh TBMMN ngày càng trẻ hóa và gia tăng để lại các di chứng nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng. Kết quả tại bảng 2.1 cho thấy người bệnh TBMMN đang điều trị tại bệnh viên E có độ tuổi trung bình là 57 ± 6.4 tuổi, tỷ lệ người bệnh TBMMN dưới 60 tuổi chiếm 60%.

Một trong những khó khăn của bệnh viện là tình trạng thiếu nhân lực. Đội ngũ cán bộ y tế, kiêm nhiệm nhiều việc (bác sỹ vừa khám bệnh, điều trị người bệnh

nội trú và ngoại trú. Điều dưỡng vừa tiếp đón, thực hiện y lệnh chăm sóc đồng thời hướng dẫn tập luyện, tư vấn chế độ dinh dưỡng và tư vấn giáo dục sức khỏe) nên thời gian trực tiếp để chăm sóc cho người bệnh còn nhiều hạn chế.

Kết quả khảo sát tại bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng thực hiện đúng vận động tư thế cho người bệnh chưa cao, cụ thể: tỷ lệ điều dưỡng không thực hiện và hoặc thực hiện sai việc thực hiện tư thế cho người bệnh TBMMN về Tư thế nằm ngửa; Thực hiện di chuyển sang xe lăn; Hướng dẫn tập với các dụng cụ trợ giúp; Hướng dẫn tập với các dụng cụ trợ giúp; Hướng dẫn các hoạt động tự chăm sóc ( mặc cởi quần áo, ăn lần lượt là 54%; 74%; 62%; 30%. Kết quả thực trạng như hiện này cũng có thể là do hiện tại thủ tục hành chính nhiều, điều dưỡng không có nhiều thời gian thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về công tác hướng dẫn PHCN vận động cho

Một phần của tài liệu Thực trạng phục hồi chức năng vận động cho người bệnh TBMMN điều trị bệnh viện e năm 2021 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)