Từ kết quả thực tế công tác vận chuyển người bệnh cấp cứu đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trên đây, để đảm bảo an toàn công tác vận chuyển người bệnh cấp cứu, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp như sau:
- Nhân viên hoặc người làm công tác vận chuyển người bệnh cấp cứu phải được đào tạo cấp cứu cơ bản và cần thường xuyên cập nhận các kiến thức về xử trí cấp cứu trong quá trình vận chuyển.
- Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trước cần đầu tư và đồng bộ hóa phương tiện, trang thiết bị vận chuyển, máy theo dõi chức năng sống trong quá trình vận chuyển.
- Khi cần chuyển tuyến người bệnh trong tình trạng diễn biến nặng cần phải đánh giá và tiên lượng người bệnh về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển như độ tuổi, chẩn đoán bệnh, khoảng cách, thời gian vận chuyển…
- Tiên lượng đánh giá diễn biến người bệnh nếu vượt quá khả năng vận chuyển nên cân nhắc mời chuyên khoa xử lý tại chỗ. Chỉ vận chuyển khi thật sự an toàn, phải đảm bảo kiểm soát được tình trang hô hấp và tuần hoàn trong quá trình vận chuyển.
KẾT LUẬN
Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực tế việc vận chuyển người bệnh cấp cứu đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1. Thực trạng công tác vận chuyển người bệnh cấp cứu đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Đặc điểm người bệnh trên 40 tuổi với tỷ lệ 54.6%, khoảng cách trung bình đến bệnh viện tỉnh phú thọ trên 40 km chiếm 61.5%, cấp cứu chủ yếu do suy hô hấp chiếm 29.3%
- Phương tiện nhân lực; vận chuyển bằng xe cấp cứu chiếm 95.1%, có thiết bị cấp cứu 95.1 %, có nhân viên y tế chiếm 95.1%, được cấp cứu khi vận chuyển chiếm 91.7 %
- Đặc điểm lâm sàng ; Ngừng thở chiếm 1.9%, ngừng tuần hoàn 2,9 % hôn mê 5.4%,
- Vận chuyển không an toàn chiếm 11%
- kết cục của việc vận chuyển không an toàn khiến cho 82% người bệnh tử vong hoặc nặng xin về trong 24 giờ đầu.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vận chuyển cấp cứu và giải pháp
Các yếu tố ảnh hưởng gồm: Đặc điểm người bệnh; độ tuổi, khoảng cách, Phương tiện, nhân lực cấp cứu trong qua trình vận chuyển. Nghiên cứu cũng cho thấy an toàn trong vận chuyển cấp cứu ảnh hưởng đến tử vong trong 24 giờ.
Giải pháp đảm bảo an toàn vận chuyển người bệnh cấp cứu là, chỉ thực sự vận chuyển khi cần thiết, nhân viên vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp và phương tiện trang thiết bị cấp cứu đồng bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2005), Cấp cứu nâng cao: Thực hành Cấp cứu. Nhà xuất bản Y học, tr.89-304
2. Bộ Y tế (2010), Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao (APLS) nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong trong 24h đầu ở tuyến tỉnh, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài: Lê Thanh Hải-Bệnh viện Nhi Trung ương, tr.1-57.
3. Bộ Y tế (2014), Thông tư quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số: 14/2014/TT-BYT, tr.1-16
4. Lê Thanh Hải (2010), Vận chuyển an toàn bệnh nhân trẻ em, Thực hành cấp cứu Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.27-35
5. Cao Thị Hoa và nhóm giảng viên APLS (2012), Đánh giá kiến thức, kỹ năng kỹ thuật bóp bóng qua Mask của điều dưỡng viên trước và sau khóa đào tạo cấp cứu, Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc, tr.34–36. 6. Lê Thị Nga và CS (2009), Đánh giá kết quả cấp cứu bệnh nhân nặng trong
24 giờ nhập viện tại khoa Cấp Cứu bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa; Số 1 (8-2017); trg.21- 27.
7. Robert E et al (2002), Eliminating Errors in Emergency Medical
Services: Realites and Recommendations. Prehospital Emergency Care; Volume 6 / Number 1.
Một số hình ảnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hình 1: Hình ảnh Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ
Hình ảnh người bệnh được vận chuyển đến khoa Cấp Cứu BVĐK Tỉnh Phú Thọ
Hình ảnh NB vận chuyển không an toàn cần can thiệp ngay tại khoa Cấp Cứu