Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 25 - 43)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp

Theo số liệu thống kê tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa có 105 người bệnh đã ra viện trên tổng số 155 người bệnh nằm điều trị tại khoa tính đến tháng 6 năm 2021.

Tôi đã tiến hành phỏng vấn số người bệnh đã ra viện trong quý II năm 2021 bằng cách trực tiếp đến nhà người bệnh, người bệnh đến khám định kì và một số người bệnh thì liên lạc qua điện thoại. Kết quả như sau:

Số người bệnh đến khám và điều trị lần 1 là 36 chiếm 34.3%, số người bệnh đến khám điều trị lần 2 là 57 chiếm 54.3 %, số người bệnh không đến khám lần nào là 12 BN chiếm 11.4 %.

Sau khi tiến hành phỏng vấn cho thấy nam giới chiếm 66.7 %, nữ giới chiếm 33.3 %. Đối tượng phỏng vấn có độ tuổi từ 31 đến 88 tuổi.

Bảng 4: Độ tuổi của NB

Nhận xét: Độ tuổi từ 51 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 32.4 %, thấp nhất là < 40 tuổi chiếm 7.6 %. Bảng 5: Nghề nghiệp của NB Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % Nội Trợ 6 5.7 Hưu trí 40 38.1 Buôn bán 16 15.2 Tự do 30 28.6 Khác 13 13.1 Tổng 105 100

Nhận xét: Đa số đối người bệnh phỏng vấn đã nghỉ hưu chiếm 38.1 %. Giới Nam % Nữ % Tổng số % Độ tuổi 31-40 6 5.7 2 1.9 8 7.6 41-50 10 9.5 6 5.7 16 15.2 51-60 24 22.9 10 9.5 34 32.4 61-70 14 13.3 14 13.3 28 26.6 71- 90 16 15.3 3 2.9 19 18.2 Tổng 70 66.7 35 33.3 105 100

Bảng 6: Trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % Tiểu học 4 3.8 Trung học cơ sở 16 15.2 Trung học phổ thông 38 36.2 Trung cấp 34 32.3 Cao đẳng – đại học 13 12.5 Tổng 105 100

Nhận xét: Trình độ học vấn cao nhất của đối tượng phỏng vấn là phổ thông trung học chiếm 36.2%, thấp nhất là trình độ tiểu học chiếm 3.8%.

Bảng 7: Năm phát hiện tăng HA.

Năm phát hiện tăng HA Số lượng Tỷ lệ %

1-2 năm 33 31.4

2-4 năm 26 24.7

> 5 năm 46 43.9

Tổng 105 100

Nhận xét: Năm phát hiện tăng huyết áp của đối tượng phỏng vấn từ 1-2 năm là 31.4%.

Bảng 8: Tuân thủ uống thuốc của NB

Tuân thủ về dùng thuốc Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tần số Tỷ lệ(%) Tần số Tỷ lệ(%) Tần số Tỷ lệ(%) Dùng thuốc đúng thời gian 76 72.3 29 27.7 0 0 Dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định 82 78.0 23 22.0 0 0

Không bao giờ quên uống thuốc 75 71.4 30 28.6 0 0 Không tự ngừng uống thuốc 72 68.6 33 31.4 0 0

Nhận xét: Số người bệnh tuân thủ dùng thuốc đúng thời gian đạt tỷ lệ 72.3 %, đúng liều lượng chiếm 78.0 % ,uống thuốc đều đạt 71.4%, không tự ngừng thuốc là 68.6 %.

Bảng 9: Tái khám của NB

Khám bệnh định kỳ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tần số Tỷ lệ(%) Tần số Tỷ lệ(%) Tần số Tỷ lệ(%)

Khám bệnh định kỳ 62 59.1 23 21.9 20 19.0

Khám bệnh khi có các triệu chứng không khỏe

84 80.0 5 4.7 16 15.3

Nhận xét: Tỷ lệ đạt về tuân thủ điều trị là: 72.3% và 27.7% chưa đạt về tuân thủ điều trị. Tỷ lệ người bệnh đi khám bệnh định kỳ thường xuyên là 59.1% và 21.9% người bệnh còn tái khám định kỳ chậm không đúng ngày do quên hoặc công tác đột xuất, 19% người bệnh không tái khám định kỳ.

Tuy vậy vẫn còn một số người bệnh ngoại trú chưa tuân thủ điều trị tăng huyết áp: không tái khám định kỳ 20.0 %, tái khám định kỳ không đúng lịch 6.7%, dùng thuốc không đúng thời gian 36.7%, quên thuốc 26.7%. Một trong những nguyên nhân người bệnh không tái khám định kỳ là do người bệnh thấy thuốc phải dùng nhiều lần,đúng thời gian.Người bệnh không chấp nhận là mình mắc tăng huyết áp.người bệnh hiểu sai về lợi ích của việc dùng thuốc và một số bệnh nhân do kinh tế eo hẹp không dùng thuốc do giá cả thuốc cao.

Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời, và để giữ được mức huyết áp ổn định, giảm tổn thương các cơ quan đích thì tính tuân thủ trong điều trị của người bệnh là vô cùng quan trọng. Tuân thủ điều trị là người bệnh phải thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, theo y lệnh của thầy thuốc, uống thuốc đúng liều, đều đặn, và tuyệt đối không bỏ thuốc.

Người bệnh tăng huyết áp chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của tự chăm sóc đối với sức khỏe của chính mình.

Hàng tháng, người bệnh THA đi khám và kiểm tra định kỳ huyết áp một lần. Kết quả được ghi vào sổ theo dõi, kèm theo được phát thuốc và hướng dẫn uống thuốc của nhân viên y tế. Qua phỏng vấn một số người cho rằng, ngừng uống thuốc khi huyết áp trở về bình thường, hoặc uống thuốc không đều,chuyển công tác đi nơi

khác, kinh tế eo hẹp....

Khi được hỏi về những lý do mà người bệnh không tuân thủ thuốc điều trị. Một vài người bệnh trẻ tuổi thì nói rằng do bận công việc hàng ngày, mà quên mất phải uống thuốc, đối với người cao tuổi thì tuân thủ thuốc điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại hay quên do trí nhớ giảm sút.

Chương 3 BÀN LUẬN

1. Thực trạng của người bệnh THA điều trị ngoại trú:

Người bệnh tăng huyết áp đã được quản lý theo dõi thường xuyên thông qua phần mềm lưu trữ mã bệnh ( khi người bệnh đến ngày khám định kỳ sẽ được nhân viên phòng khám kết hợp với tổ chăm sóc khách hàng gọi điện nhắc đi tái khám).

Người bệnh khi ra viện được bác sỹ và nhân viên y tế tư vấn về dùng thuốc huyết áp,chế độ ăn uống luyện tập và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường khi ở nhà.

Tuy vậy vẫn còn một số người bệnh ngoại trú chưa tuân thủ điều trị tăng huyết áp: Như không tái khám định kỳ, dùng thuốc không đúng thời gian ,quên thuốc. Một trong những nguyên nhân người bệnh không tái khám định kỳ là do người bệnh thấy thuốc phải dùng nhiều lần,đúng thời gian, người bệnh hiểu sai về lợi ích của việc dùng thuốc và một số bệnh nhân do kinh tế eo hẹp không dùng thuốc do giá cả thuốc cao.

2. Các giải pháp/Đề xuất

- Khuyến khích bệnh nhân tự có phương tiện để kiểm soát huyết áp hàng ngày.

Hình 7. Huyết áp điện tử, phương tiện kiểm soát HA đơn giản, rẻ tiền và dễ sử dụng.

- Các nhân viên y tế thường xuyên được cập nhật kiến thức mới và phương pháp quản lý THA tối ưu.

Hình 7. Các bác sỹ trong khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá tham gia sinh hoạt khoa học chủ đề “Cập nhật kiến thức quản lý THA’’ - Có sổ theo dõi NB khi NB tái khám hàng tháng tại bênh viện.

Hình 8. Quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Bệnh nhân theo dõi, phát thuốc bằng sổ.

Hình 9. Bệnh nhân tại phòng khám bệnh ngoại trú quản lý THA Phòng khám có các bảng biểu truyền thông giáo dục sức khoẻ

- Giáo dục sức khỏe, Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đơn với nhiều hình thức khác nhau cụ thể: Hướng dẫn trực tiếp, chiếu video có nội dung về tăng huyết áp, phát tờ rơi nhấn mạnh các lợi ích của việc tuân thủ điều trị THA nhất là phải sử dụng thuốc theo y lệnh và:

+ Không tự ý điều trị, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc xuất xứ + Không dùng đơn thuốc cũ để điều trị

+ Không mượn và cho mượn đơn thuốc

+ Dùng thuốc đúng liều và thời gian theo chỉ định, không tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy bệnh khỏe hơn

- Tìm kiếm các chương trình dàng cho NB THA để hỗ trợ kinh phí cho NB - Thành lập các câu lạc bộ NB THA để câu lạc bộ là nơi NB chia sẻ kinh nghiệm điều trị, thực hiện y lệnh thuốc THA, hàng tháng có cán bộ y tế phổ biến các nội dung về THA

Hình 10. Truyền thông giáo dục sức khoẻ qua câu lạc bộ phòng chống THA - Hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh tăng huyết áp theo chế độ ăn bệnh lý.

nh

KẾT LUẬN

Qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh THA tại Bệnh viện đa khoa tỉnh thanh Hóa cho thấy:

1. Thực trạng tăng tuân thủ điều trị tăng huyết áp

- Tỷ lệ đạt về tuân thủ điều trị là:76.7% và 23.3 chưa đạt về tuân thủ điều trị.Tỷ lệ người bệnh đi khám bệnh định kỳ thường xuyên là 73.3% và 6.7% người bệnh còn tái khám định kỳ chậm không đúng ngày do quên hoặc công tác đột xuất, 20% người bệnh không tái khám định kỳ; Nb dùng thuốc không đúng thời gian 36.7%, quên thuốc 26.7%.

2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân người bệnh không tái khám định kỳ là do người bệnh thấy thuốc phải dùng nhiều lần,đúng thời gian,

- Người bệnh không chấp nhận là mình mắc tăng huyết áp.người bệnh hiểu sai về lợi ích của việc dùng thuốc

- Một số bệnh nhân do kinh tế eo hẹp không dùng thuốc do giá cả thuốc cao.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Để nâng cao kiến thức điều trị cho người bệnh tăng huyết áp cần chú trọng một số nội dung sau:

Đối với Bệnh viện/Khoa:

- Triển khai và quản lý người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú qua phần mềm công nghệ thông tin của bệnh viện.

- Xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe, tư vấn cho NB với nhiều hình thức: video, tờ rơi, ...

- Thành lập các câu lạc bộ NB THA: hàng tháng tổ chức sinh hoạt tại Bệnh viện có sự tham gia của cán bộ y tế.

Đối với nhân viên y tế:

- Hướng dẫn, Giáo dục sức khỏe cho NB nhấn mạnh các nội dung về tuân thủ sử dụng thuốc THA; hướng dẫn NB tái khám định kì,đúng lịch hẹn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bạch Yến (2014), “Gánh nặng bệnh tật do tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp” 2. Nguyễn Lân Việt (2016), Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 - 2016, Hội nghị tăng huyết áp Việt Nam lần thứ 2, Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội ngày 14- 15/5/2016.

3. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, NxbY học, tr 6.

4. Vũ Đình Hải (2008), “Để phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế nào”, Nxb Y học, tr 11–15.

5. Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, tr 23–34.

6. Nguyễn Thành Sang (2008), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp người cao tuổi tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang”.

7. Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học”. Đại hội Tim mạch miền trung mở rộng lần II: 30-31.

8. Đỗ Thị Phương Hà – Viện dinh dưỡng quốc gia ‘ Thực trạng , xu hướng tăng huyết áp và bệnh tim mạch trên thế giới và ở việt nam .Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp”.

9. Nguyễn Hoài Thanh Tâm, Lê Mỹ Kim, Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai”

10. Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”. Luận án thạc sĩ

11. Phạm Thắng (2003), “Tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 10, tr 2–5. 12. Nguyễn Quý Thắng (2005), “Một số nhận xét bước đầu về bệnh cao huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh này ở cán bộ diện tỉnh quản lý năm 2004”,

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, tr 14–23.

13. Trần Đức Thành, Nguyễn Phú Kháng, Hoàng Mai Trang (2002), “Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kịch phát”, Tạp chí Y dược học Quân sự, số 1, tr 54–57. 14. Phạm Tử Dương (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, Nxb Y học, tr 17 –47.

15. Nguyễn Lân Việt (2007), “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”, Đề tài NCKH cấp Bộ, tr 1–31. 16. Nguyễn Thị Thơm cùng nhóm nghiên cứu “ Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ninh năm 2017’’

17. Đặng Thị Thu Huyền và nhóm nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý điều trị tại xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương năm 2018’’

Tiếng Anh

18. Saeed AA, Al-Hamdan NA..et al. (2011), Prevalence, Awareness, Treatment, and Control of Hypertension among Saudi Adult Population: A National Survey. Int J Hypertens. :174135.

19. Kaur P, Rao SR, Radhakrishnan E, Rajasekar D, Gupte MD. Prevalence, awareness, treatment, control and risk factors for hypertension in a rural population in South India.Int J Public Health. 2012;57(1):87–94.

20. Klymko KW, Artinian NT, Price JE, Abele C, Washington OG. Self-care production experiences in elderly African Americans with hypertension and cognitive difficulty. J Am Acad Nurse Pract. 2011;23(4):200–8. [PubMed]

21. Warren-Findlow J, Seymour RB, Brunner Huber LR. The association between self-efficacy and hypertension self-care activities among African American adults. J Community Health. 2012;37(1):15–24. [PMC free article] [PubMed]

Phụ lục:

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2021

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Tuổi... 2. Giới tính: A. Nam B. Nữ 3. Trình độ học vấn: Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thong Trung cấp Cao đẳng, đại học 4. Nghề nghiệp: Nội trợ Hưu trí Buôn bán Tự do Khác

5. Năm phát hiện tăng huyết áp:

II TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH:

Ông /bà hãy cho biết trong một tháng vừa qua, ông/bà đã thực hiện việc uống thuốc huyết áp như thế nào bằng cách khoanh tròn vào con số tương ứng với mỗi câu

1. Ông/bà có quên uống thuốc huyết áp không? 1. Không bao giờ =>Chuyển câu 4

2. Hiếm khi(1-2 lần/tuần) 3. Thỉnh thoảng (3-4 lần/tuần) 4. Thường xuyên (5-7 lần/tuần)

2. Nếu có quên, lý do tại sao? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) 1. Bận nhiều việc

2. Quên không mang theo thuốc khi đi làm/chơi 3. Ngủ quên

4. Không có ai nhắc nhở

5. Lý do khác (ghi rõ) ………... 3. Khi quên uống thuốc, ông/bà xử lý như thế nào?

1. Uống bù ngay khi nhớ ra

2. Bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ 3. Ngừng uống thuốc luôn

4. Khác: (ghi rõ)...

4. Ông/bà có bỏ uống thuốc huyết áp không? 1. Không bao giờ =>Chuyển câu 6 2. Hiếm khi (1-2 lần/tuần)

3. Thỉnh thoảng (3-4 lần/tuần) 4. Thường xuyên (5-7 lần/tuần)

5. Nếu có bỏ, lý do tại sao? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) 1. Muốn tránh tác dụng phụ của thuốc

2. Hết thuốc chưa kịp đi lấy 3. Cảm thấy mệt nên không uống

4. Cảm thấy bệnh đã đỡ nên không uống

5. Lý do khác (ghi rõ) ………...

6. Ông/bà có uống thuốc không đúng giờ không? (nghĩa là uống trước hoặc sau giờ đã chọn từ 1 tiếng đồng hồ trở lên)

1. Không bao giờ =>Chuyển câu 8 2. Hiếm khi (1-2 lần/tuần)

3. Thỉnh thoảng (3-4 lần/tuần) 4. Thường xuyên (5-7 lần/tuần)

7. Nếu không đúng giờ, lý do tại sao? (Có thể chọn nhiều ý) 1. Bận nhiều việc nên quên

2. Đi làm không mang theo thuốc 3. Ngủ quên

4. Không có ai nhắc nhở

5. Do thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày

6. Do nghĩ rằng không quan trọng phải uống đúng giờ

7. Lý do khác (ghi rõ) ………

8. Ông/bà có uống thuốc không đúng cách theo chỉ định của bác sĩ không? (nghĩa là không đúng số viên thuốc hoặc không theo chỉ dẫn về cách uống

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)