78,3 Enalapril 5mg Enalapril

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch lão khoa bệnh viện c thái nguyên năm 2021 (Trang 46 - 74)

Enalapril 5mg Enalapril

Chẹn kênh calci Amlodipin 5mg Amlodipin 32 53,3 Kích thích α2 Methyldopa 250mg Dopegyt 09 15,0 Nhận xét:

Về nhóm thuốc được sử dụng: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị đó là: Nhóm lợi tiểu, nhóm ức chế men chuyển,nhóm chẹn kênh calci và nhóm kích thích α2.Trong đó: nhóm thuốc ức chế men chuyển được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ là 78,3%, nhóm thuốc kích thích α2 chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,0%.

Các phác đồ điều trị THA khởi đầu

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi sử dụng cả phác đồ đơn trị liệu và đa trị liệu, sau khi nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả và thể hiện tại bảng 3.9; bảng 3.10; bảng 3.11

Bảng 3.9. Các phác đồ điều trị khởi đầu đã được sử dụng cho người bệnh

Các phác đồ

Phân bố người bệnh

THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 Số NB Tỷ lệ (%) (N=60)

Đơn trị liệu 06 04 0 10 16,7

Đa trị liệu 07 28 15 50 83,3

Tổng 13 32 15 60 100,0

Nhận xét:

Đa số NB được sử dụng phác đồ đa trị liệu với tỷ lệ cao (83,3% ), chỉ có 16,7% NB sử dụng phác đồ đơn trị liệu. Với phác đồ đơn trị liệu nhóm người bệnh THA độ 1 được sử dụng nhiều nhất (06 NB), không có NB nào thuộc nhóm THA độ 3 sử dụng phác đồ điều trị này.

Với phác đồ đa trị liệu: đa số NB thuộc nhóm THA độ 2 sử dụng phác đồ điều trị này (28 NB), có 15 người bệnh THA độ 3 được điều trị khởi đầu bằng phác đồ đa trị liệu, NB thuộc nhóm THA độ 1sử dụng phác đồ điều trị này thấp nhất (07 NB).

Bảng 3.10. Các nhóm thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị liệu theo nhóm phân độ THA của người bệnh

Nhóm thuốc Phân bố NB THA độ 1 THA độ 2 Tổng Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) ƯCMC 03 50,0 03 75,0 06 60,0 Kích thích α2 01 16,7 0 0 01 10,0 Chẹn kênh calci 02 33,3 01 25,0 03 30,0 Tổng 06 100,0 04 100,0 10 100,0 Nhận xét:

Trong phác đồ đơn trị liệu, nhóm thuốc ƯCMC được sử dụng nhiều nhất (60,0%), nhóm thuốc kích thích α2 được sử dụng ít nhất (10,0%)

Trong đó: Số NB thuộc nhóm THA độ 1 sử dụng nhóm thuốc ƯCMC chiếm tỷ lệ cao (50,0%), nhóm thuốc chẹn kênh calci chiếm tỷ lệ 33,3%, nhóm thuốc kích thích α2 được sử dụng ít nhất với tỷ lệ là 16,7%. Tỷ lệ sử dụng cao nhất (75,0%) ở nhóm người bệnh THA độ 2 đó là nhóm thuốc ƯCMC. Nhóm người bệnh THA độ 3 không sử dụng phác đồ đơn trị liệu khởi đầu trong NC của chúng tôi.

Hai nhóm thuốc lợi tiểu và nhóm ức chế thụ thể AT1 không được sử dụng trong phác đồ đơn trị liệu.

Bảng 3.11. Các kiểu phối hợp thuốc sử dụng trong phác đồ đa trị liệu theo nhóm phân độ THA của người bệnh

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy kiểu kết hợp 3 thuốc trong mẫu NC chiếm tỷ lệ cao (58,0 %), kiểu kết hợp bốn thuốc trong mẫu NC chiếm tỷ lệ ít nhất (4,0%). Nhóm người bệnh THA độ 1 sử dụng phác đồ đa trị liệu đều được chỉ định dùng kiểu kết hợp 2 thuốc. Chỉ duy nhất nhóm người bệnh THA độ 3 có sử dụng kiểu kết hợp 4 thuốc

Trong phác đồ điều trị 2 thuốc: Kiểu kết hợp ƯCMC + Chẹn calci chiếm tỷ lệ cao nhất (26,0%), kiểu kết hợp Lợi tiểu + Chẹn calci là ít nhất (2,0%)

Nhóm NB THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 Tổng

Nhóm thuốc NB Số Tỷ lệ (%) NB Số Tỷ lệ (%) NB Số Tỷ lệ (%) NB Số

Tỷ lệ (%) (N=50) Hai thuốc 07 100,0 12 100,0 0 0 19 38,0 Lợi tiểu + ƯCMC 01 14,3 02 16,7 0 0 03 6,0 ƯCMC + KT α2 01 14,3 01 8,3 0 0 02 4,0 ƯCMC+ Chẹn calci 04 57,1 09 75,0 0 0 13 26,0 Lợi tiểu + Chẹn calci 01 14,3 0 0 0 0 01 2,0

Ba thuốc 0 0 16 100,0 13 100,0 29 58,0 ƯCMC + Chẹn calci + KT α2 0 0 03 18,8 02 15,4 05 10,0 ƯCMC + Chẹn calci +Lợi tiểu 0 0 12 75,0 10 76,9 22 44,0 KT α2 + Lợi tiểu + Chẹn calci 0 0 01 6,2 01 7,7 02 4,0 Bốn thuốc 0 0 0 0 02 100,0 02 4,0 ƯCMC+ Chẹn calci + KT α2+ Lợi tiểu 0 0 0 0 02 100,0 02 4,0 Tổng 7 14,0 28 56,0 15 30,0 50 100,0

Trong phác đồ điều trị 3 thuốc: Kiểu kết hợp giữa ƯCMC + chẹn kênh calci + lợi tiểu chiếm tỷ lệ cao nhất (44,0%), kiểu kết hợp giữa KT α2 + Lợi tiểu + Chẹn calci là ít nhất (4,0%).

Sự thay đổi phác đồ điều trị khởi đầu

Tăng huyết áp là bệnh có diễn biến phức tạp, chỉ số huyết áp dễ dao động, do đó việc thay đổi phác đồ điều trị khởi đầu là việc khó tránh khỏi. chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này và kết quả được thể hiện tại bảng 3.12 và bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.12. Sự thay đổi phác đồ điều trị của người bệnh THA Phác

đồ

Phác đồ điều trị

ban đầu Phác đồ thay đổi Lý do thay đổi

Số NB Tỷ lệ (%) (N=60) Đơn trị ƯCMC (Perindopril) ƯCMC+ Chẹn kênh calci Tác dụng không mong

muốn của thuốcƯCMC 05 8,3 Chẹn kênh calci ƯCMC+

Chẹn kênh calci HA không được cải thiện 01 1,7

Đa trị

KTα2 +ƯCMC Chẹn kênh calci ƯCMC+ HA không được cải thiện 03 5,0 ƯCMC+

Chẹn kênh calci

KTα2 +ƯCMC+

Chẹn kênh calci HA không được cải thiện 05 8,3 KTα2 + ƯCMC+

Chẹn kênh calci Chẹn kênh calci ƯCMC+ HA đã được cải thiện 02 3,3 Lợi tiểu +

ƯCMC+

Chẹn kênh calci

ƯCMC+

Chẹn kênh calci HA đã được cải thiện 13 21,7 KTα2 + Lợi tiểu

+ ƯCMC + Chẹn kênh calci

Lợi tiểu +ƯCMC

+ Chẹn kênh calci HA đã được cải thiện 02 3,3

Tổng 31 51,6

Nhận xét:

Trong thời gian đánh giá, có sự thay đổi phác đồ điều trị ở 31NB, chiếm tỷ lệ 51,6% trong toàn bộ mẫu NC. Trong đó:

Tại phác đồ đơn trị: Có 05 trường hợp thay đổi liệu pháp điều trị từ ƯCMC (perindopril) sang chẹn kênh calci với lý do là thuốc ƯCMC gây ho

cho NB chiếm tỷ lệ 8,3 %, chỉ có 01 trường hợp thay đổi liệu pháp điều trị từ đơn trị (Chẹn kênh calci) sang đa trị (ƯCMC+Chẹn kênh calci) với lý do HA của NB không được cải thiện.

Tại phác đồ đa trị: Có 03 trường hợp trường hợp thay đổi liệu pháp điều trị từ KTα2 +ƯCMC sang liệu pháp ƯCMC + chẹn kênh calci do HA của NB không được cải thiện chiếm tỷ lệ 5,0%. Có 05 trường hợp trường hợp cần sử dụng thêm thuốc với lý do HA của NB không được cải thiện.

Trong mẫu NC, có sự giảm số thuốc trong quá trình điều trị(17NB) với lý do trong quá trình điều trị HA của NB đã được cải thiện nhiều.

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa phác đồ khởi đầu và phác đồ cuối Phân bố NB

Phác đồ điều trị

THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 Toàn NC Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Khởi đầu Đơn trị 06 46,2 04 12,5 0 0 10 16,7 Hai thuốc 07 53,8 12 37,5 0 0 19 31,2 Ba thuốc 0 0 16 50,0 13 86,7 29 48,3 Bốn thuốc 0 0 0 0 02 13,3 02 3,3 Tổng 13 100,0 32 100,0 15 100,0 60 100,0 Phác đồ cuối Đơn trị 07 53,8 10 31,3 0 0 17 28,3 Hai thuốc 06 46,2 15 46,9 14 93,3 35 58,3 Ba thuốc 0 0 07 21,8 01 6,7 08 13,4 Tổng 13 100,0 32 100,0 15 100,0 60 100,0 Nhận xét:

So sánh giữa phác đồ khởi đầu và phác đồ cuối (số thuốc trong các phác đồ) sử dụng điều trị THA cho NB trong toàn mẫu NC chúng ta thấy rằng: Tỷ lệ NB được sử dụng phác đồ đơn trị liệu ban đầu khi vào viện (16,7%) thấp hơn so với khi ra viện (28,3%). Trong phác đồ đa trị liệu kiểu kết hợp 4 thuốc không sử dụng trong phác đồ cuối.

Để tìm hiểu việc sử dụng đồng thời các thuốc hạ huyết áp và các thuốc điều trị bệnh mắc kèm trên những NB trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này và kết quả được trình bày tại bảng 3.14

Bảng 3.14. Các tương tác thuốc đã gặptrong mẫu nghiên cứu. Mức độ

TT Cặp tương tác Tương tác theo lý thuyết

Tần xuất Tỷ lệ (%) (N=60) Mức độ 1 Chẹn kênh calci

+ NAIDS Giảm tác dụng hạ áp của thuốc chẹn kênh calci 01 1,7 Mức độ

1

ƯCMC +

NAIDS Giảm tác dụng hạ áp của ƯCMC 02 3,3 Mức độ

1

ƯCMC+ Metformin

Giảm tác dụng của metformin,

không kiểm soát được đường huyết 01 1,7 Mức độ

2

Furosemid+ Digoxin

Gây hạ kali huyết, tăng độc tính

trên tim của digitalis 01 1,7 Mức độ

4

ƯCMC+

Kaliclorid Nguy cơ tăng kali huyết 02 3,3

Tổng 05 cặp tương tác 07 11,7

Nhận xét:

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi gặp 07 trường hợp có tương tác thuốc, chiếm tỷ lệ 11,7%. Trong đó: 02 tương tác giữa ƯCMC + NAIDS và giữa ƯCMC+ Kaliclorid đều chiếm tỷ lệ 2,0%, các cặp tương tác còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn (1,7%).

Tác dụng không mong muốn

Một số thuốc hạ HA, ngoài tác dụng làm hạ HA còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Kết quả nghiên cứu vấn đề này trong mẫu NC của chúng tôi được thể hiện tại bảng 3.15 như sau:

Bảng 3.15. Tác dụng không mong muốn

Thuốc TDKMM Số NB Số NB dùng nhóm thuốc Tỷ lệ (%)

Perindopril Ho khan 05 39 12,8

Amlodipin Phù chân, đỏ mặt 01 23 4,3 Nhận xét:

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ho khan do dùng perindopril (05NB) chiếm 12,8%; phù mắt cá chân, đỏ mặt do dùng amlodipin (01NB) chiếm 4,3%.

Sự tuân thủ chỉ định bắt buộc thuốc điều trị bệnh THA

Theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT năm 2010, chỉ định bắt buộc đối với một số nhóm thuốc hạ HA. Trong quá trình NC, chúng tôi gặp một số trường hợp sau (bảng 3.16)

Bảng 3.16. Chỉ định bắt buộc gặp trong mẫu nghiên cứu Các trường hợp có chỉ định bắt buộc Số trường hợp gặp trong NC Tỷ lệ % (N=60) Sử dụng đúng hướng dẫn Tỷ lệ % Suy tim 04 6,7 04 100,0 Bệnh động mạch vành 06 10,0 06 100,0

Đái tháo đường 06 10,0 06 100,0

Tổng 16 26,7 16 100,0

Nhận xét:

Trong toàn bộ mẫu NC, 16NB có chỉ định bắt buộc (chiếm 26,7%). Căn cứ vào những liệu pháp điều trị đã được áp dụng cho NB, trong số 16 NB có chỉ định bắt buộc, tất cả các NB này đều được chỉ định dùng thuốc đúng như khuyến cáo của Bộ Y tế theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT năm 2010.

Sự thay đổi nhóm phân độ huyết áp khi ra viện

Sau quá trình nghiên cứu, sự thay đổi phân độ HA ở các nhóm NB trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện tại bảng 3.17

Bảng 3.17 Sự thay đổi nhóm phân độ huyết áp khi ra viện

Nhóm

Nhập viện Ra viện

Số NB Tỷ lệ %

HAMT THA độ 1 THA độ 2 Số NB Tỷ lệ % Số NB Tỷ lệ % Số NB Tỷ lệ %

THAđộ 1 13 21,7 13 21,7 0 0 0 0

THAđộ 3 15 25,0 13 21,7 01 1,65 01 1,7

Tổng 60 100,0 57 95,0 02 3,3 01 1,7

Nhận xét:

Trong toàn mẫu NC, từ lúc NB bắt đầu nhập viện điều trị cho đến khi

xuất viện chúng tôi thấy rằng có 57NB huyết áp được đưa về HAMT (95,0%), chỉ còn 02 NB THA độ 2(3,3%) và 01 BN THA độ 1(1,7%).

Ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ đến kết quả điều trị

Kết quả đạt HAMT sau khi điều trị theo nhóm YTNCTM và theo các phác đồ điều trị được thể hiện tại bảng 3.18 và 3.19 như sau:

Bảng 3.18. Tỷ lệ đạt HAMT theo nhóm nguy cơ tim mạch Nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch

Nhóm NB Nhóm A Nhóm B Nhóm C Tổng Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ (%) Đạt HAMT 08 100,0 12 92,3 37 94,9 57 95,0 Không đạt HAMT 0 0 01 7,7 02 5,1 03 5,0 Tổng số 08 13 39 60 Nhận xét:

Trong toàn mẫu NC, tỷ lệ NB đạt HAMT là 95,0%; tỷ lệ NB không đạt HAMT là 5,0%;

Tỷ lệ NB đạt HAMT tối đa trong nhóm A (100%); trong nhóm B tỷ lệ NB đạt HAMT giảm xuống còn 92,3%; trong nhóm C tỷ lệ NB đạt HAMT giảm xuống còn 94,9%.

Bảng 3.19. Tỷ lệ đạt HAMT trong phác đồ đơn và đa trị liệu

Nhóm NB

Phân bố người bệnh

Đạt HAMT Không đạt HAMT Tổng

Số NB Tỷ lệ (%) Số NB Tỷ lệ

(%) Số NB

Tỷ lệ (%)

Đa trị liệu 48 82,8 02 100,0 50 83,3

Tổng số 58 2 60

Nhận xét:

Trong toàn bộ NC, tỷ lệ đạt HAMT của phác đồ đa trị liệu (82,8%) lớn hơn rất nhiều tỷ lệ đạt HAMT của phác đồ đơn trị liệu (17,2%)

Thời gian điều trị tại BV của người bệnh

Để tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian điều trị với phân độ THA của NB, chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này và thu được kết quả như sau (bảng 3.20)

Bảng 3.20. Thời gian điều trị tại BV của NB theo phân độ THA Phân bố người bệnh

Thời gian (ngày)

THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 Tổng

n % n % n % N % ≤ 5 02 15,4 01 3,1 0 0 03 5,0 6 – 10 11 84,6 26 81,3 10 66,7 47 78,3 > 10 0 0 05 15,6 05 72,7 10 16.7 Tổng 13 100,0 32 100,0 15 100,0 60 100,0 Nhận xét:

Trong toàn bộ mẫu NC, người bệnh THA có thời gian điều trị từ 6 - 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (78,3%), người bệnh THA có thời gian điều trị ≤ 5 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,0%)

Thời gian điều trị > 10 ngày chủ yếu là những người bệnh thuộc nhóm THA độ 2 và THA độ 3.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới tính

Bệnh tăng huyết áp hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự, đặc biệt ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi cao là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tuổi tác và giới tính đối với bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch - Lão khoa Bệnh viện C Thái Nguyên (bảng 3.1) cho thấy nhóm tuổi bị bệnh tăng huyết áp hay gặp nhất là độ tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ 61,9%, tiếp theo là độ tuổi từ 51- 60 tuổi chiếm tỷ lệ 26,2%, nhóm tuổi từ 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ 7,1%; có 02 người bệnh là nam giới ở độ tuổi ≤ 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (chỉ có 4,8%).Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh THA trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tăng theo tuổi, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như: Nguyễn Thị Tuyết Lan năm 2013 nghiên cứu 206 người bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện Đại học Y- Dược Thái Nguyên[17]. Chỉ số huyết áp có những biến đổi sinh lý, chịu tác động của nhiều yếu tố. Ở người cao tuổi, thành mạch thường bị lão hóa nhiều, tính đàn hồi giảm, động mạch trở nên xơ cứng, dẫn đến biến chứng là tăng huyết áp đặc biệt là THA tâm thu đơn độc. Hơn nữa khi tuổi cao thì các hệ cơ quan trong cơ thể cũng thường bị suy yếu và hoạt động kém hơn bình thường. Điều này đã phần nào lý giải cho việc tăng huyết áp ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở các nhóm tuổi, trong đó chủ yếu tập trung ở nhóm người bệnh cao tuổi. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu gần đây cho rằng tăng huyết áp phát sinh theo sự gia tăng của độ tuổi [15] [16] [18]. Như vậy, đa số những người bệnh đều mang yếu tố nguy cơ là tuổi cao. Trong bối cảnh tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng cao

thì sự gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp (vốn đã cao) theo tuổi là một thách thức không nhỏ đối với chúng ta.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bệnh THA liên quan đến giới tính cho thấy, lượng người bệnh nam đến nhập viện chiếm trên 2/3 tổng số người bệnh, chứng tỏ nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác cao hơn nữ giới.

3.1.2.Tần xuất các yếu tố nguy cơ và các bệnh mắc kèm

Trong bệnh tăng huyết áp, sự nguy hiểm không chỉ đơn thuần nằm ở mức độ THA mà còn phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ và mức độ tổn thương cơ quan đích. Vì người bệnh THA mà kèm theo các yếu tố nguy cơ hoặc có xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch lão khoa bệnh viện c thái nguyên năm 2021 (Trang 46 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)