Giới thiệu sơ lược về khoa Tim Mạch bệnh viện Kiến An

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc dự phòng loét do tỳ đè ở người bệnh tai biến mạch máu não điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện kiến an từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 (Trang 27 - 45)

Khoa Tim Mạch được thành lập từ tháng 5 năm 1998, trên cơ sở phát triển từ khoa nội tổng hợp. Khoa có hai khu điều trị, khu điều trị thường gồm 11 phòng và khu điều trị theo yêu cầu gồm 6 phòng, với 95 giường thực kê, chỉ tiêu kế hoạch được giao 65 giường kế hoạch. Theo số liệu tổng kết năm 2020 của bệnh viện. Khoa đã thực hiện được: 72 giường thực kê, công suất sử dụng giường bệnh đạt 110,8% và Trong 6 tháng đầu năm 2021 khoa đã điều trị cho 1438 người bệnh mắc các bệnh lý về tim và mạch máu, trong đó có 198 người bệnh vào khoa được chẩn đoán TBMMN.

2.2. Thực trạng công tác chăm sóc dự phòng loét do tỳ đè ở người bệnh tai biến mạch máu não điều trị tại khoa Tim Mạch bệnh viện Kiến An từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021.

Để đánh giá thực trạng công tác chăm sóc dự phòng loét do tỳ đè ở người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Tim Mạch bệnh viện Kiến An, tôi tiến hành khảo sát toàn bộ 198 người bệnh được chẩn đoán tai biến mạch máu não vào khoa từ tháng 01/ 3/2021 đến tháng 30/6/2021 có nguy cơ loét do tỳ đè và 17 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh tại khoa Tim Mạch trong thời điểm khảo sát. Kết quả khảo sát như sau:

2.2.1. Đặc điểm của người bệnh tai biến mạch máu não

2.2.1.1.Phân bố tuổi của người bệnh TBMMN

Bảng 2.1. Phân bố tuổi của người bệnh TBMMN

* Nhận xét: Kết quả bảng 1 cho thấy NB TBMMN có độ tuổi trung bình 58, trong đó nhóm NB trong độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (54%).

Stt Tuổi Số lượng Tỷ lệ phần trăm

3 30 - 39 5 5,8 %

4 40 - 49 11 12,6 %

5 50 – 59 24 27,6 %

6 > 60 47 54 %

2.2.1.2.Đặc điểm về giới của người bệnh TBMMN

Biểu đồ 2.1. Đặc điểm giới tính của NB TBMMN

Nhận xét: Kết quả biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ NB bị TBMMN là nữ giới

chiếm tỷ lệ cao (56,6%).

2.2.1.3.Phân bố Bệnh kèm theo của người bệnh TBMMN

Biểu đồ 2.2. Các bệnh lý kèm theo

Nhận xét: Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có bệnh kèm theo

(78,16%), chỉ có Trong đó có 32/87 chiếm (36,78%) trường hợp có bệnh lý tăng huyết áp; có 14/87 chiếm (16,09 %) trường hợp có bệnh tiểu đường; có 17/87 chiếm (19,54 %) trường hợp có bệnh lý mỡ máu; có 5/87 người bệnh chiếm (5,74 %) mắc các bệnh lý khác

2.2.1.4. Đặc điểm thể trạng của người bệnh TBMMN tính theo chỉ số BMI

Bảng 2.2. Tỉ lệ thể trạng người bệnh tính theo chỉ số BMI

Stt Thể trạng n % 1 Gầy 13 14,94 % 2 Trung bình 27 31,03 % 3 Thừa cân 42 48,27 % 4 Béo phì 5 5,74 % Nhận xét: 13/87 (14,94 % %) NB có thể trạng gầy, 27/87 (13,7%) trường hợp thể trạng trung bình, 5/87 (5,74 %) trường hợp thể trạng béo phì, có 42 chiếm ( 48,27 %) trường hợp thừa cân.

2.2.1.5.Đặc điểm loét ép của người bệnh TBMMN

Bảng 2.3. Đặc điểm loét ép của người bệnh tai biến mạch máu não. Nội dung Số lượng

(tỷ lệ %) Mức độ/nguy cơ Số luộng (tỷ lệ%) Đã bị loét 18(20,7%) Loét độ 1 16 (88,9%) Loét độ 2 2 (11,1%) Loét độ 3 0 (0%) Loét độ 4 0 (0%)

Chưa bị loét 69(97,3%) Có nguy cơ 21 (30,4%) Chưa có nguy cơ 48 (69,6%)

Nhận xét: Trong 87 NB vào viện được chẩn đoán TBMMN, có 18/87

(20,7%%) NB xuất hiện loét ép. Trong số 18 NB có loét ép thì số lượng người bệnh loét độ 1 chiếm 16/18 (88,9%), độ 2 2/18 (11,1%). 69 (97.3%) người bệnh chưa có biểu hiện bị loét ép, tuy nhiên trong số này có 30,4% người bệnh có nguy cơ.

2.2.2. Thực hành của điều dưỡng về chăm sóc dự phòng loét tỳ đè cho NB

Bảng 2.4. Thực hành chăm sóc xoay trở NB và thay vải trải giường

Nội dung Số

lượng

Tỷ lệ phần trăm Vải trải giường

thẳng, phẳng, sạch. Thay đổi tư thế người bệnh 2h/lần

1. Không thực hiện 0 0

2. Thực hiện không đầy đủ 8 47,06 % 3. Thực hiện đầy đủ 9 52,94 %

Nhận xét: Có 47,06 % điều dưỡng thực hiện nhưng không đầy đủ việc

thay đổi tư thế người bệnh 2h/lần và thay vải trải giường thường xuyên để dự phòng loét ép. Bảng 2.5. Thực hành vệ sinh da hàng ngày Nội dung Số lượng Tỷ lệ phần trăm Vệ sinh da hằng

ngày và giữ cho da NB luôn khô

1. Không thực hiện 0 0

2. Thực hiện không đầy đủ 11 64,71 %

3. Thực hiện đầy đủ 6 35,29 %

Nhận xét: Có 11/17 (64,71%) Dd thực hiện chăm sóc vùng da bị tỳ đè

của NB không thường xuyên.

Bảng 2.6. Thực hành thay băng, chăm sóc các ống dẫn lưu

Nội dung Số

lượng Tỷ lệ

Thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch. Chăm sóc các ống dẫn lưu

1. Không thực hiện 0 0 %

2.Thực hiện không đầy đủ 3 17,65 % 3. Thực hiện đầy đủ 14 82,35 %

Nhận xét: Có 3/17 (17,65%) ĐD thực hiện chăm sóc thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch và chăm sóc các ống dẫn lưu.

Bảng 2.7. Thực hành Massage vùng da bị tỳ dè tập vận động

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Massage vùng da bị tỳ đè, tập vận động thụ động, chủ động

1. Không thực hiện 0 0 %

2. Thực hiện không đầy đủ 14 82,35 %

3. Thực hiện đầy đủ 3 17,65%

Nhận xét: Có 14/17 (82,35 %) Dd thực hiện không đầy đủ chăm sóc

Masage và tập vận động thụ động và chủ động vùng da bị tỳ đè của NB. Bảng 2.8. Thực hành di chuyển và xoay trở những NB bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Di chuyển và xoay trở những NB bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da 1. Không thực hiện 0 0,00

2. Thực hiện không đầy đủ 5

29,41 % 3. Thực hiện đầy đủ 12

70,59 %

Nhận xét: Có 5/17 (29,41%) Dd ththực hiện chăm sóc không đầy đủ di

chuyển và xoay trở những NB bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da.

Bảng 2.9. Thực hành cung cấp chế độ dinh dưỡng cho NB

Nội dung Số

lượng Tỷ lệ

Cung cấp chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

1. Không thực hiện 0 0,00 2. Thực hiện không đầy đủ 7 41,18 % 3. Thực hiện đầy đủ 10 58,82% Nhận xét: Có 7/17 ( 41,18 %) Dd thực hiện cung cấp chế độ dinh dưỡng cho NB không đầy đủ,.

Bảng 2.10. Thực hành phòng ngừa, điều trị các ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể NB

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Phòng ngừa, điều trị các ổ nhiễm khuẩn

1. Không thực hiện 0 0

2. Thực hiện không đầy đủ 1 5,88 3. Thực hiện đầy đủ 16 94,12

Nhận xét: 1/17 ( 5,88 % ) Dd thực hiện không đầy đủ công tác chăm

sóc Phòng ngừa, điều trị các ổ nhiễm khuẩn.

Bảng 2.11. Thực hành chăm sóc, điều trị vết loét ở vùng tỳ đè của NB

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Chăm sóc, điều trị vết loét ở vùng tỳ đè của NB

1. Không thực hiện 0 0%

2. Thực hiện không đầy đủ 0 0% 3. Thực hiện đầy đủ 17 100% Nhận xét: Khi NB có vết loét do tỳ đè 100 % điều dưỡng thực hiện chăm sóc, điều trị vùng da bị tổn thương.

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng công tác chăm sóc dự phòng loét do tỳ đè ở người bệnh tai biến mạch não tại Khoa tim mạch Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng.

Kết quả khảo sát cho thấy thực hành chăm sóc loét ép và dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tai biến mạch máu não của điều dưỡng tại khoa nội tim mạch, bệnh viện Kiến An – Hải Phòng được bệnh viện triển khai thực hiện theo đúng quy định. Trong đó điểm nổi bật nhất trong thực hành của điều dưỡng là chăm sóc vết loét cho người bệnh với tỷ lệ 100% điều dưỡng thực hiện tốt. Tiếp đến là phòng ngừa, điều trị các ổ nhiễm khuẩn với tỷ lệ thực hành đạt chiếm 94,12 %. Có được kết quả này là do công tác chăm sóc người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt. Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo. Điều dưỡng viên của bệnh viện nhiệt tình, trách nhiệm và cởi mở.

Bên cạnh đó, thực tế khảo sát cũng cho thấy còn một số tồn tại trong thực hành chăm sóc và dự phòng loét ép của điều dưỡng. Thứ nhất là vấn đề thực hành chăm sóc thay đổi tư thế người bệnh.Loét do tì đè thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là không trở mình, không thay đổi tư thế, không được xoa bóp thường xuyên vùng bị tì đè. Tuy điều dưỡng đã ý thức được vai trò của việc thay đổi tư thế trong dự phòng loét do tỳ đè nhưng kết quả khảo sát cho thấy còn 47,06 % điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc thay đổi tư thế cho người bệnh (2h/lần). Ngoài ra đặc điểm của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Tim mạch có tỷ lệ người bệnh thừa cân, béo phì > 50%, thực tiễn này cho thấy ở người bệnh thừa cân, béo phì thì sức nặng tỳ đè càng lớn, nguy cơ loét lại càng cao. Do vậy, trong thực hành chăm sóc điều dưỡng cần chú trọng hơn về vấn đề này.

Thứ hai là về vấn đề chăm sóc vùng da bị tỳ đè nhiều. Chăm sóc vùng da bị tỳ đè nhiều bao gồm: vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da khô ráo và không làm tổn thương da. Như chúng ta biết sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có mao mạch khó lưu thông, hoặc không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét. Thực tế khảo sát cho thấy tỷ lệ điều dưỡng thực hiện chăm sóc vùng da bị tỳ đè của NB không thường xuyên chiếm 11/17 (64,71%). Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện chăm sóc thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch và chăm sóc các ống dẫn lưu chưa đầy đủ 3/17 (17,65%) và vẫn còn 5/17 (29,41%) điều dưỡng thực hiện chăm sóc không đầy đủ di chuyển và xoay trở những NB bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da và 1/17 ( 5,88 % ) điều dưỡng thực hiện không đầy đủ công tác chăm sóc Phòng ngừa, điều trị các ổ nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, thấy đặc điểm của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Tim mạch chủ yếu trên 60 tuổi (54%) nên khả năng tự vệ sinh bị hạn chế, phần nhiều là phụ thuộc người chăm sóc. Vì vậy, hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cần có sự phối hợp với người chăm sóc chính để giúp làm giảm tỷ lệ loét và các nguy cơ do loét gây ra.

Thứ ba là vấn đề mát xa, tập vận động cho người bệnh tai biến. Ở người bệnh tai biến, đặc biệt là trên người bệnh bị liệt việc thực hành mát xa vùng da bị tỳ đè, tăng cường luyện tập chủ động và khuyến khích người bệnh vận động chủ động giúp tăng cường máu lưu thông, nuôi dưỡng vùng da bị tỳ đè nhiều, hạn chế sự thiểu dưỡng và hạn chế loét xảy ra. Trên thực tế khảo sát lại cho thấy còn tỷ lệ khá cao 14/17 (82,35 %) điều dưỡng thực hiện không đầy đủ chăm sóc mát xa vùng da bị tỳ đè, tập vận động thụ động và chủ động cho người bệnh NB. Đây là điểm còn hạn chế mà điều dưỡng cần quan tâm, cải tiến trong thực hành chăm sóc để có thể nâng cao chất lượng điều trị hạn chế các biến chứng, đặc biệt là biến chứng loét trên người bệnh tai biến mạch máu não.

Thứ tư là vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan quan trong việc phòng và phục hồi loét ép. Nếu người bệnh bị tỳ đè

nhiều hoặc trên người bệnh đã có loét ép do tỳ đè nếu dinh dưỡng không tốt thì không cung cấp đủ các chất cần thiết để nuôi dưỡng khu vực tỳ đè hoặc khu vực bị loét ép do tỳ đè. Việc thiểu dưỡng kéo dài trên người bệnh bị liệt, không được lăn trở thường xuyên, kèm theo tình trạng vệ sinh kém thì chắc chắn loét sẽ phát triển hoặc loét sẽ nặng hơn trên người bệnh đã có loét.

Những tồn tại trên có thể là do trình độ chuyên môn của điều dưỡng còn hạn chế, phần lớn điều dưỡng có trình độ chuyên môn ở bậc cao đẳng và trung cấp; thâm niên công tác của điều dưỡng chưa cao. Số lượng điều dưỡng được tham gia các lớp tập huấn hay các hội thảo chuyên đề dự phòng loét ép chưa nhiều. Một phần là do điều dưỡng còn chưa chủ động và chưa tích cực trong công việc. Điều dưỡng chưa đẩy mạnh được hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe cho cả người bệnh và người chăm sóc chính. Chưa phát huy được vai trò của người chăm sóc chính trong việc dự phòng loét ép cho người bệnh. Tác giả Phạm Thị Thúy Liên và cộng sự năm 2016 đã chỉ ra hiệu quả của chương trình giáo dục thay đổi kiến thức cho người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não, bằng can thiệp giáo dục có thẻ cải thiện kiến thức của người chăm sóc chính tăng từ 6,67 ± 1,73 điểm lên 12,74± 1,5 điểm sau can thiệp [5]. Một khía cạnh khác của dự phòng chăm sóc loét cho thấy loét ép xảy ra từ nhiều yếu tố nguy cơ, do vậy chăm sóc dự phòng loét là phải chăm sóc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đồng quan điểm này tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự cũng chỉ ra dự phòng loét phải được thực hiện toàn diện trên tất cả các yếu tố nguy cơ [7].

Mặt khác, thực tế số lượng người bệnh tại khoa khá đông có những thời điểm trên 80 người bệnh, vì sự quá tải này dẫn đến việc chăm sóc toàn diện cũng như việc dự phòng loét ép cho người bệnh còn một số điểm hạn chế như thói quen sinh hoạt, trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế gia đình, mặt khác khoa, phòng thiếu cơ sở vật chất như đệm nước, hơi, thiếu giường bệnh.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc loét tỳ đè của điều dưỡng cho người bệnh tại khoa Tim Mạch

Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh TTPL điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ thì cân xem xét cân nhắc các giải pháp sau:

3.2.1. Đối với bệnh viện

Cần ban hành các hướng dẫn, quy trình về dự phòng và chăm sóc loét cho điều dưỡng. Các văn bản, quy trình là tài liệu để điều dưỡng viên có thể tự cập nhật, tự kiểm tra và đánh giá lẫn nhau nhằm cải thiện hiệu quả chăm sóc trên người bệnh.

Để có thể nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh hiệu quả rất cần chú trọng phát triển chất lượng của đội ngũ chăm sóc. Bệnh viện cần mở các lớp tập huấn về chăm sóc và dự phòng loét cho điều dưỡng để nâng cao được nhận thức và cải thiện kỹ năng thực hành, tăng cường thái độ tích cực trong hoạt động chăm sóc và dự phòng loét ép cho người bệnh hiệu quả. Đồng thời sắp xếp nhân lực vào vị trí việc làm phù hợp để điều dưỡng có khả năng phát huy năng lực làm việc của mình. Đồng quan điểm này tác giả Whitney Wilborn 2015 cho biết sự hài lòng của điều dưỡng về vị trí việc làm có liên quan mật thiết với tỷ lệ loét do tỳ đè của người bệnh, điều dưỡng hài lòng với vị trí việc làm thì tỷ lệ bị loét sẽ giảm [20]

Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng có được duy trì thường xuyên liên tục hay không, chất lượng có tốt hay không thì cần có sự thanh tra, kiểm tra và giám sát. Bệnh viện cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng nhằm cải thiện tuân thủ thực hành của điều dưỡng từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh.

Bên cạnh đó, đẻ điều dưỡng có nhiều thời gian chăm sóc người bệnh thì Bệnh viện cần cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian chăm sóc gián tiếp và tăng thời gian chăm sóc trực tiếp của điều dưỡng trên người bệnh.

Đặc biệt, để điều trị và chăm sóc dự phòng loét cho người bệnh hiệu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc dự phòng loét do tỳ đè ở người bệnh tai biến mạch máu não điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện kiến an từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)