Công tác kiểm tra và công tác giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hoà quyện vào nhau, bổ sung cho nhau: giám sát là phải có quan sát, theo dõi, xem xét tình hình thực tế của đối tượng được giám sát.
Muốn thực hiện tốt việc giám sát thì phải có quan sát, theo dõi, xem xét, kiểm tra tình hình thực tế của đối tượng được giám sát. Ngược lại, muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thường xuyên giám sát để đưa ra quyết định có nên kiểm tra hay không.
Làm tốt công tác giám sát sẽ giúp cho công tác kiểm tra đi đúng trọng tâm, trọng điểm, chủ động, kịp thời, có chất lượng và hiệu quả cao.
Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ đảng, do cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT thực hiện. Nội dung kiểm tra và giám sát đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đạo đức, lối sống của đảng viên theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
5. UBKT Tỉnh uỷ cần chủ động phối kết hợp tốt với các ban, ngành liên quan; phát huy vai trò, trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng.
Thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát cho thấy các khuyết điểm của đảng viên, tổ chức đảng hiện nay rất đa dạng cả về nội dung và đối tượng, liên quan tới nhiều lĩnh vực, có những vụ việc nếu không có kiến thức chuyên môn thì khó có thể phát hiện được làm cho quá trình kiểm tra, giám sát gặp không ít khó khăn. Một số đối tượng khi được kiểm tra, giám sát thường dùng thủ đoạn, biện pháp để bao biện, che dấu hành vi vi phạm của mình, thậm chí còn có hiện tượng bao che, che dấu, “bọc lót” khuyết điểm cho nhau. Tình trạng đó đòi hỏi UBKT Tỉnh ủy cần chủ động phối hợp với các tổ chức, các lực lượng có liên quan để nắm bắt tình hình, kiểm tra, kết luận được khách quan, chính xác, kịp thời.
Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức quần chúng.
Các tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị trong hệ thống chính trị cùng cấp, là tổ chức quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên; là nơi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào trong quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Chính vì vậy, mọi hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng đều không qua được sự giám sát của quần chúng nhân dân. Thực tế cho thấy: quần chúng là nơi giám sát Đảng tốt nhất.
6. Củng cố kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra vững mạnh.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát hiện nay, yêu cầu đặt ra đòi hỏi Tỉnh ủy, UBKT các cấp phải chú trọng tới công tác kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao trình độ về
mọi mặt cho UBKT và cán bộ kiểm tra các cấp. Đặc biệt phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và phương pháp công tác, đây là yếu tố quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động của UBKT Tỉnh ủy và UBKT các cấp. Để kiện toàn UBKT các cấp và nâng cao phẩm chất, năng lực cho cán bộ kiểm tra, Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp và UBKT Tỉnh ủy phải chấp hành nghiêm quy định của Điều lệ Đảng về tổ chức bộ máy UBKT, cán bộ kiểm tra, vận dụng cho phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng tổ chức đảng. Bầu UBKT phải đúng nguyên tắc, thủ tục, quy định. Lựa chọn cán bộ bầu vào UBKT phải có phẩm chất, năng lực, uy tín và cơ cấu hợp lý, hết sức tránh tình trạng chỉ vì cơ cấu mà xem nhẹ phẩm chất và năng lực.
Phẩm chất đạo đức của người được lựa chọn để bầu vào uỷ ban kiểm tra được thể hiện ở: phải tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phải có nhiệt tình cách mạng, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; phải có tinh thần đoàn kết đúng đắn và tình cảm cách mạng trong sáng.
Năng lực của người được lựa chọn để bầu vào uỷ ban kiểm tra được thể hiện ở: phải am hiểu về công tác xây dựng Đảng, am hiểu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; phải có kiến thức nhất định về chính trị, kinh tế, xã hội, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực công tác; phải đi sâu, đi sát thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm trong công tác và cuộc sống; phải có hiểu biết nhất định về tâm lý con người.
7 Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động của UBKT
Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm là biện pháp rất quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động của UBKT các cấp. Sơ kết, tổng kết, nhằm đánh giá đúng những điểm mạnh, yếu trong hoạt động của UBKT các cấp, cũng như trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giám sát. Từ đó kịp thời rút ra những kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBKT các cấp và tìm ra những kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT.
Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động của UBKT là quá trình phân tích tổng hợp, đánh giá, khái quát thực tiễn hoạt động nhằm rút ra những kết luận để hình thành
những kiến thức mới, kinh nghiệm mới, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Thông qua sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm mà cán bộ kiểm tra tích luỹ kinh nghiệm, tự hoàn thiện mình về mọi mặt để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng.
C. KẾT LUẬN
Giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu trong công tác xây dựng Đảng. Tuy là một chức năng, nhiệm vụ mới được bổ sung nhưng trong những năm tới, công tác giám sát sẽ dần khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nó trong sự lãnh đạo của Đảng, trong công tác xây dựng Đảng. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, công tác giám sát lại càng quan trọng, bảo đảm cho Đảng không mắc vào những nguy cơ, thách thức lớn của đất nước và cũng là của Đảng ta. Cùng với các công tác khác của Đảng, công tác giám sát ngày càng khẳng định vai trò là một biện pháp góp phần bảo đảm tính đúng đắn về đường lối lãnh đạo của Đảng, là một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, phòng chống những sai lầm, lệch lạc của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên và phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng Đảng TSVM.
Thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua cho thấy: đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng đã và đang ngày càng thấm sâu vào trong đời sống xã hội, đã và đang dần dần biến thành hiện thực của cuộc sống. Đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và phát triển. Niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, bên cạnh những thành tựu to lớn, nổi bật cũng đã nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực với nhiều hình thức tinh vi và xảo quyệt, len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội và trong Đảng. Vì vậy, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bảo (2000), Điều lệ Đảng từ Đại hội đến Đại hội (lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chi (2006), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra (5), tr. 6-9.
3. Nguyễn Văn Chức (2007), “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn với xử lý trách nhiệm người đứng đầu”, Tạp chí Kiểm tra (4), tr.11.
4. Cục thống kê Bình Định (2005), Bình Định 30 năm xây dựng và phát triển (1975-
2005), Qui Nhơn.
5. Nguyễn Thị Doan (2004), “Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật trong Đảng ở giai đoạn cách mạng mới”, Tạp chí Cộng sản (10).
6. Nguyễn Thị Doan (chủ biên) (2006), Đổi mới công tác kiểm tra kỷ luật nhằm nâng
cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Doan (2007), “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII”, Tạp chí Kiểm tra (4), tr. 17-18.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Tỉnh ủy Bình Định (2005), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2001-2005.
10.Tỉnh ủy Bình Định (2007) Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa
XVII.
11.Tỉnh ủy Bình Định - Ủy ban Kiểm tra (2005), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra