não Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
Qua khảo sát 40 người bệnh về kết quả chăm sóc người bệnh đột quỵ não đang được chăm sóc tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ chúng tôi thu được kết quả như sau:
2.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 23 57,5 Nữ 17 42,5 Tuổi <65 tuổi 10 25 >= 65 tuổi 30 75 Nghề nghiệp Làm ruộng 8 20
Cán bộ- công nhân viên chức 1 2,5
Lao động tự do 2 5 Trình độ học vấn Không biết chữ 1 2,5 Cấp học phổ thông 23 57,5 Trung cấp, CĐ, 16 40 ĐH, SĐH
Tình hình kinh tế gia đình Hộ nghèo 3 7.5
Bình thường 37 92,5
Tình hình kinh tế cá nhân Không có thu nhập 15 37,5
Có thu nhập 25 62,5 Người chăm sóc chính Bố /mẹ 0 0 Vợ /chồng 12 30 Con 26 65 Họ hàng 2 5
24
Người giúp việc 0 0
Tự chăm sóc 0 0
Tổng 40 100
Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nam, nữ là 57,5% và 42,5%. Trong 40 người bệnh nghiên cứu, người bệnh có tuổi cao nhất là 90 tuổi, người bệnh có tuổi thấp nhất là 54 tuổi. Trong đó, nhóm đối tượng từ 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn 75%, nhóm đối tượng dưới 65 tuổi chỉ chiếm 25%. Về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu, nhóm đối tượng không biết chữ chỉ chiếm 2.5% (1 người), nhóm trình độ phổ thông chiếm 57,5%, nhóm Trung cấp, CĐ, ĐH, SĐH chiếm 40%.
Nhóm nghề nghiệp già, hưu trí chiếm tỉ lệ cao nhất 72.5%, nhóm nông nghiệp chiếm 20%, nhóm cán bộ-công nhân viên chức chiếm 2,5%, nghề nghiệp tự do bao gồm buôn bán, nội trợ chiếm 5%.
Tình hình kinh tế gia đình của người bệnh, hộ nghèo chiếm 7,5%, kinh tế bình thường chiếm 92,5%. Có 37,5% người bệnh không có thu nhậpổn định, 62,5% có thu nhập hàng tháng.
Về người chăm sóc chính của người bệnh có 30% được vợ(chồng) chăm sóc, 65% được con chăm sóc, 5% do họ hàng chăm sóc.
Bảng 1.2: Một số đặc điểm lâm sàng
Thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)
Loại tổn thương Nhồi máu não 26 65
Chảy máu não (xuất huyết não) 14 35
Thời gian điều trị Dưới 5 ngày 14 35
Trên 5 ngày 26 65
Điểm Glasgow
GCS≤8 9 22,5
GCS từ 9 đến 12 9 22,5
GCS ≥ 13 22 55
Tiền sử gia đình đã có người bị đột quỵ não 3 7,5 Tiền sử bệnh tật
khác
Có tiền sử đột quỵ 7 17,5
Bệnh tim mạch 40 100
25 Bệnh xương khớp 0 0 Bệnh da liễu 0 0 Bệnh tiết niệu 4 10 Bệnh tiêu hóa 6 15 Bệnh thần kinh 1 2,5 Bệnh tiểu đường 9 22,5 Bệnh khác 1 2,5 Vị trí yếu liệt
Người bệnh có yếu liệt 34 85
Không yếu liệt 6 15
Liệt yếu cả 2 bên 9 22,5
Liệt yếu bên phải 12 30
Liệt yếu bên trái 13 32,5
Loại đột quỵ phần lớn là nhồi máu não, chiếm 65% người bệnh, do xuất huyêt não chỉ chiếm 35%. Có 35% đối tượng mới điều trị (dưới 5 ngày), 65% đối tượng đã điều trị được trên 5 ngày. Có 17,5% người bệnh đã có tiền sử đột quỵ não trước đây. Người bệnh trong gia đình có người thân đã từng bị đột quỵ não có 3 người bệnh chiếm (7,5%).
Tiền sử bệnh tật khác có tỷ lệ lớn nhất là bệnh về tim mạch 100% người bệnh đều mắc phải, bệnh về hô hâp có 15% người bệnh mắc, tiết niệu là 10%, tiêu hóa là 15%, thần kinh là 2,5%, tiểu đường là 22,5%, các bệnh khác là 2,5%. Người bệnh có di chứng yếu liệt sau cơn đột quỵ não là 85%. Vị trí yếu liệt ở bên phải chiếm tỉ lệ cao nhất 32,5% tổng số đối tượng nghiên cứu, bên trái là 30%, yếu liệt cả 2 bên chiếm 22,5%. Thang điểm Glasgow đánh giá trên đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ đạt từ 13 điểm trở lên là 55%, từ 9 đến 12 điểm là 22,5% và dưới 9 điểm là 22,5%.
26
2.1.2. Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vân động cho người bệnh đột quỵ não.
Bảng 1.3: Chăm sóc vận động
Thông tin Số lượng
(N = 40 người ) Tỷ lệ (%) Tình trạng vận động của người bệnh Tự vận động được 10 25
Vận động được khi có sự giúp đỡ 11 27,5
Không vận động được 19 47,5
Được hướng dẫn các biện pháp vận động 40 40
Được hướng dẫn ông các bài tập vận động 40 100
Các đối tượng hỗ trợ người bệnh tập vận động Tự tập luyện 16 40 Người nhà 40 100 NVYT 40 100 Thời gian tập vận động (giờ/ngày) Dưới 1 giờ 32 80 Từ 1 giờ trở lên 8 20 Được hướng dẫn vận động sớm 40 100
Sau khi được tập vận động người bệnh cảm thấy tình
trạng vận động của cơ thể chuyển biến tốt 40 100 Trong tổng số 40 người bệnh có 25% có khả năng tự vận động, 27,5% có thể vận động được nếu có người giúp đỡ và 47,5% người bệnh bị mất khả năng vận động. Tại khoa qua khảo sát 100% người bệnh đã được hướng dẫn các biện pháp vận động. Có 100% người bệnh được hướng dẫn các bài tập vận động. Có 100% người bệnh đều được hướng dẫn vận động sớm. Sau khi được tập vận động 100% người bệnh cảm thấy tình trạng vận động của cơ thể chuyển biến tốt. Đối tượng hộ trợ tập vận động cho người bệnh vẫn chủ yếu là nhân viên y tế và người nhà (100%), số lượng người bệnh tự tập luyện là 40%.
27 Chương 3. BÀN LUẬN
2.1 Thực trạng về kết quả chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ
Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nam chiếm đa số 57,5% trong đó người bệnh có tuổi cao nhất là 90 tuổi. Nhóm đối tượng từ 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất 75%, nhóm đối tượng không biết chữ chỉ chiếm 2.5% (1 người). Đa phần người bệnh là hưu trí chiếm tỉ lệ cao nhất 72.5%. Tình hình kinh tế gia đình của người bệnh, hộ nghèo chiếm 7,5%, có 37,5% người bệnh không có thu nhập ổn định và 65% người bệnh được con chăm sóc.
Phần lớn (65%) người bệnh bị nhồi máu não, có 65% người bệnh đã điều trị được trên 5 ngày. Có 17,5% người bệnh đã có tiền sử đột quỵ não trước đây. Người bệnh trong gia đình có người thân đã từng bị đột quỵ não có 3 người bệnh chiếm (7,5%). Người bệnh có bệnh lý tim mạch kèm theo chiếm cao nhất 100%. Người bệnh có di chứng yếu liệt sau cơn đột quỵ não là 85%. Vị trí yếu liệt ở bên phải chiếm tỉ lệ cao nhất 32,5% tổng số đối tượng nghiên cứu. Thang điểm Glasgow đánh giá trên đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ đạt từ 13 điểm trở lên là 55%, từ 9 đến 12 điểm là 22,5% và dưới 9 điểm là 22,5%.
Trong tổng số 40 người bệnh có 25% có khả năng tự vận động, 27,5% có thể vận động được nếu có người giúp đỡ và 47,5% người bệnh bị mất khả năng vận động. Tất cả người bệnh đã được hướng dẫn các biện pháp vận động và được hướng dẫn vận động sớm. Đối tượng hộ trợ tập vận động cho người bệnh vẫn chủ yếu là nhân viên y tế và người nhà (100%), số lượng người bệnh tự tập luyện là 40%,100% người bệnh cảm thấy tình trạng vận động của cơ thể chuyển biến tốt. 2.2. Ưu điểm và tồn tại:
2.3.1. Ưu điểm:
- Hàng ngày người bệnh được bác sỹ và điều dưỡng đi buồng thăm khám. Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài, mỗi lần khám đều được bác sỹ ghi đầy đủ nhận xét vào bệnh án.
28
- Người bệnh đến khám lần đầu đều đươc thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ.
- Bệnh viện đã có trang thiết bị phục vụ cho công tác thăm khám và chẩn đoán bệnh.
- Điều dưỡng được bệnh viện liên tục cử đi học, tập huấn để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả chăm sóc.
2.3.2. Tồn tại:
Mặc dù số lượng người bệnh tử vong do đột quỵ đã giảm xong biến chứng để lại sau đột quỵ vẫn còn nhiều. Nhiều người bệnh điều trị ngoại trú công tác quản lý, tư vấn và theo dõi người bệnh gặp nhiều bất cập:
- Còn thiếu về đội ngũ cán bộ y tế, kiêm nhiệm nhiều việc (bác sỹ vừa khám bệnh, điều trị người bệnh nội trú và ngoại trú. Điều dưỡng vừa tiếp đón, thực hiện y lệnh chăm sóc đồng thời hướng dẫn tập luyện, tư vấn chế độ dinh dưỡng và tư vấn giáo dục sức khỏe).
- Kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cho người bệnh của Điều dưỡng còn hạn chế.
- Người bệnh sợ đau, ngại vận động 2.3.3. Nguyên nhân
- Số lượng người bệnh thường xuyên đông; do vậy, cường độ làm việc của điều dưỡng rất căng thẳng.
- Thủ tục hành chính nhiều; vì vậy, điều dưỡng không có nhiều thời gian thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về công tác hướng dẫn PHCN vận động cho người bệnh.
- Điều dưỡng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào bác sĩ, chức năng độc lập của điều dưỡng còn hạn chế.
- Người bệnh không được thường xuyên giám sát về PHCN vận động.
- Người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ về mục đích cũng như hiệu quả của công tác PHCN vận động.
2.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ
29
Để nâng cao chất lượng chăm sóc PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đưa ra một số đề xuất có tính khả thi như sau:
3.3.1. Đối với bệnh viện và cán bộ y tế
- Nghiên cứu để bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
- Nghiên cứu giảm bớt thủ tục hành chính để điều dưỡng có thời gian giúp người bệnh PNCN vận động.
- Mở các lớp tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ.
- Đưa PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ vào chăm sóc hàng ngày. - Liên tục cử điều dưỡng đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Điều dưỡng trưởng khoa phối hợp với điều dưỡng chăm sóc chủ động kế hoạch giám sát thực hiện PHCN vận động của điều dưỡng và người bệnh
- Điều dưỡng phải được đào tạo nhắc lại 1 lần/năm về PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ
- Giáo dục sức khỏe giúp người bệnh hiểu được mục đích và hiệu quả PHCN vận động.
- Thành lập câu lạc bộ người bệnh đột quỵ: khuyến khích và giới thiệu người bệnh sau đột quỵ tham gia vào câu lạc bộ đột quỵ tại cộng đồng.
3.3.2. Đối với người bệnh
- Khuyến khích người bệnh tham gia câu lạc bộ người bệnh đột quỵ tại cộng đồng, tổ chức buổi nói chuyện với nội dung bao gồm: phòng bệnh đột quỵ bằng cách tuân thủ điều trị khi bị THA, chia sẻ về chế độ ăn bệnh lý, chế độ luyện tập, tác dụng phụ thuốc, PHCN vận động khi đột quỵ...
- Khuyến khích người bệnh luyện tập các bài tập phù hợp với bệnh lý của cá nhân họ.
- Tư vấn cho người bệnh cố gắng mua bảo hiểm y tế, để có thể lấy thuốc do BHYT cấp hàng tháng. Giảm gánh nặng về kinh tế trong quá trình điều trị lâu dài.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng huyết áp, theo dõi huyết áp tại nhà sau khi ra viện.
30
KẾT LUẬN
1. Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ còn hạn chế:
Trong tổng số 40 người bệnh có 25% có khả năng tự vận động, 27,5% có thể vận động được nếu có người giúp đỡ và 47,5% người bệnh bị mất khả năng vận động. Tất cả người bệnh đã được hướng dẫn các biện pháp vận động và được hướng dẫn vận động sớm. Đối tượng hộ trợ tập vận động cho người bệnh vẫn chủ yếu là nhân viên y tế và người nhà (100%), số lượng người bệnh tự tập luyện là 40%,100% người bệnh cảm thấy tình trạng vận động của cơ thể chuyển biến tốt. 2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
- Bệnh viện định kỳ mở các lớp tập huấn cho Điều dưỡng về kỹ năng phục hồi chức năng vận động với người bệnh đột quỵ.
- Đưa quy trình phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ vào áp dụng chăm sóc hàng ngày.
- Tăng cường truyền thông tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh giúp người bệnh hiểu được mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của phục hồi chức năng vận động.
31
KHUYẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng chăm sóc PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đưa ra một khuyến nghị sau:
- Mở các lớp tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ.
- Đưa PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ vào chăm sóc hàng ngày. - Liên tục cử điều dưỡng đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thành lập và khuyến khích người bệnh tham gia câu lạc bộ người bệnh đột quỵ tại cộng đồng, tổ chức buổi nói chuyện với nội dung bao gồm: phòng bệnh đột quỵ bằng cách tuân thủ điều trị khi bị THA, chia sẻ về chế độ ăn bệnh lý, chế độ luyện tập, tác dụng phụ thuốc, PHCN vận động khi đột quỵ...
- Khuyến khích người bệnh luyện tập các bài tập phù hợp với bệnh lý của cá nhân họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
1. Cao Minh Châu, Nguyễn Xuân Nghiên và Trần Văn Chương (2005), Dụng cụ trợ giúp đơn giản trong phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người do đột quỵ, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học hội phục hồi chức năng Việt Nam, Nhà xuất bản y học, tr. 28 - 31.
2. Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người do đột quỵ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Trần Văn Chương (2010), Đại cương đột quỵ não, Bộ môn nội Thần kinh, Học viện quân Y.
4. Hội thần kinh học TP Hồ Chí Minh (2014), Hội nghị về đột quỵ khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2014, TP Hồ Chí Minh.
5. Hà Bích Liên (2018), "Đánh giá tình hình chăm sóc vận động chi trên ở người TBMMN đang điều trị nội trú tại bệnh viện Y dược cổ truyền Sơn La", đề tài cơ sở.
6. Lê Đức Hinh (2009), "Tình hình đột quỵ hiện nay tại các nước châu Á, Chẩn đoán và xử trí đột quỵ", Hội thảo liên khoa, khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.
7. Lê Thị Hương và cộng sự (2014), " Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013-2014 và một số yếu tố liên quan" Tạp chí nghiên cứu y học.
8. Nguyễn Văn Lệ (2015), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến chăm sóc phục hồi chức tại nhà cho người bệnh bị đột quỵ đã từng điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2014, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
9. Trần Thị Mỹ Luật (2008), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của người bệnh đột quỵ tại viện điều dưỡng - phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên,