C. PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
2. NHỮNG HẠN CHẾ, THIẾU SÓT HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓCCỦA ĐIỀU DƯỠNG
Mặc dù đã hoàn thành một khối lượng rất lớn các hoạt dộng chăm sóc, cùng với hoạt động điều trị, thu được những kết quả tích cực trên người bệnh như đã thể hiện ở Bảng 3.4 với thời gian điều trị trung bình của người bệnh được điều trị tiêu huyết khối là 8,2±4,5 ngày ngắn hơn so với 12,4 ngày theo báo cáo thống kê của Hội đột quỵ Việt Nam.
Tuy nhiên vẫn có một số sai sót cần rút kinh nghiệm. Một trường hợp cố định kim luồn tĩnh mạch không vững chắc nên khi người bệnh lăn trở hoặc kích thích bất ổndẫn đến bị tuột kim luồn, phải đặt lại đường truyền. Có một trường hợp người bệnh bị tuột sonde dạ dày, sonde tiểu do BN tự rút hoặc do quá trình lăn trở BN, Một số trường hợp tai biến dùng thuốc đã xảy ra nhưng điều dưỡng đã được báo cáo
ngay với bác sĩ để xử trí. Có một số tai biến phát hiện muộn nhưng chủ yếu là phồng ven, tuột kim chảy máu, loét ép...(Bảng 3.8).
Những tồn tại kể trên tuy không nhiều và chưa ghậu quả nghiêm trọng trên người bệnh nhưng đặt ra yêu cầu là cần xây dựng những qui trình kỹ thuật chăm sóc dựa trên chuẩn năng lực và sự tuân thủ, thành thạo trong thực hiện của người điều dưỡng.
3. Nguyên nhân
Trong khuôn giới hạn của một báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, học viên chưa phân tích được các yếu tố liên quan đến những ưu điểm và tồn tại. Từ đánh giá thực tế các hoạt động chăm sóc người bệnh đột quỵ nhồi máu não tại Trung tâm, bước đầu chúng tôi rút ra một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc điều dưỡng như sau:
Các hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị chuyên sâu cho đột quỵ não và đột quỵ não thể nhồi máu thường xuyên được cập nhật và ban hành cho công tác chẩn đoán và điều trị của bác sỹ [25]. Trong khi rất nhiều hoạt động chăm sóc liên quan đến người bệnh đột quỵ và đột quỵ nhồi máu não, góp phần vào hiệu quả điều trị và phục hồi của người bệnh thường theo những qui định, hướng dẫn và qui trình kỹ thuật chăm sóc chung.
Mặc dù các điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh đã qua đào tạo, có trải nghiệm lâm sàng, song quá trình đào tạo là khác nhau, trình độ đào tạo cũng khác nhau, dẫn đến năng lực thực hiện chăm sóc nói chung và đặc biệt chăm sóc mang tính chuyên khoa như đối với chăm sóc người bệnh đột quỵ não thể nhồi máu nói riêng là chưa đồng đều.
Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ kết quả đánh giá thực trạng chăm sóc 168 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tại Đơn vị cấp cứu và điều trị tích cực thần kinh đột quỵ - Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chúng tôi có những đề xuất giải pháp như sau:
1. Tăng cường thực hiện truyền thông cho cộng đồng và giáo dục sức khỏe cho người bệnh có yếu tố nguy cơ cao đột quỵ nhồi máu não, dựa trên các căn cứ:
Các yếu tố Tăng huyết, Đái tháo đường, Hút thuốc lá, Uống rượu bia, Bệnh huyết học khác như: Rung nhĩ, suy tim, hẹp hoặc hở van hai lá, sơ vữa mạch máu…làm tăng nguy cơ đột quỵ cho BN.
Các triệu chứng khởi phát như yếu liệt 1/2 người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thức, đại tiểu tiện không tự chủ... là những dấu hiệu ban đầu để nhận biết 1 người bị đột quỵ não.
Những bệnh nhân được điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, can thiệp mạch bằng dụng cụ cơ học được tái thông kịp thời khôi phục chức năng vùng não thiếu máu. Do đó rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
BN vào viện trong khung giờ vàng (dưới 4,5 giờ) đều được tiến hành Tiêu sợi huyết can thiệp bắc cầu bằng dụng cụ cơ học đều để lại ít di chứng nặng nề cho BN và rút ngắn thời gian điều trị. Bệnh càng đến viện vào thời điểm muộn thì thời gian điều trị càng nhiều, hậu quả di chứng càng cao.
2. Xây dựng các chuẩn năng lực cho điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh đột quỵ nhồi máu não dựa trên các gói chăm sóc trong đơn vị Hồi sức tích cực – Trung tâm đột quỵ, dựa trên các căn cứ:
Can thiệp điều dưỡng trên bệnh nhân Đột quỵ não tương đối nhiều và phụ thuộc vào mức độ tổn thương não và diễn biến của BN. Chăm sócđảm bảo vệ sinh cá nhân và chăm sóc toàn diện người bệnh còn hạn chế do nhân lực điều dưỡng còn thiếu.
Một số ít tai biến mặc dù đã được khắc phục kịp thời như tại biến dùng thuốc, tai biến qui trình kỹ thuật vẫn cho thấy yêu cầu về chuẩn năng lực và sự tuân thủ khi thực hiện.
não và đột quỵ não thể nhồi máu. Song rất nhiều các hoạt động chăm sóc và qui trình kỹ thuật chăm sóc trọng tâm vào người bệnh đột quỵ và đột quỵ nhồi máu nãocần dựa trên những chuẩn năng cần sự thống nhất trong hệ thống điều dưỡng. 3. Nâng cao năng lực cho điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh đột quỵ não, dựa trên các căn cứ:
Các hoạt động chăm sóc và can thiệp điều dưỡng đã chỉ ra trong nghiên cứu là rất lớn trong khi nhân lực điều dưỡng còn hạn chế, chưa thể bổ sung. Nói cách khác, cần nâng cao năng lực cho điều dưỡng để có thể chủ động lập kế hoạch, thực hiệnchăm sóc có hiệu quả cho người bệnh.
Xây dựng các gói chăm sóc chuẩn dựa trên năng lực, trên cơ sở đó tổ chức tập huấn, đào tạo lại để tất cả các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh đột quỵ có đủ năng lực trong lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc, góp phần cải thiện hơn nữa chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh đột quỵ não.
Để thực hiện được các giải pháp này, ngoài việc nỗ lực mỗi điều dưỡng, cần có các giải pháp mang tính hệ thống từ Khoa, Trung tâm, Bệnh viện…như chính sách phát triển nguồn nhân lực, quản lý giám sát và các điều kiện khác v.v…
KẾT LUẬN
Từ việc thực hiện chuyên đề “Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ nhồi máu não của điều dưỡng tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ”, học viên rút ra kết luận như sau:
1. Về thực trạng công tác chăm sóc người bệnh đột quỵ nhồi máu não
Các hoạt động chăm sóc, can thiệp điều dưỡng đã được thực hiện đầy đủ cùng với các biện pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại tại Trung tâm Đột quỵ đã mang lại các kết quả tích cực cho người bệnh. Cụ thể:
- Thời gian nằm viện trung bình của người bệnh điều trị bằng phương pháp tiêu sợi huyết là 8,2±4,5 ngày ngắn hơn so với 12,4 ngày theo báo cáo thống kê chung.
- Các hoạt động chăm sóc do điều dưỡng thực hiện là rất lớn như: Phụ giúp bác sỹ thực hiện các can thiệp nội mạch tái tưới máu não, Chăm sóc đảm bảo thông khí, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, Phục hồi chức năng vận động sớm v.v…
- Hàng loạt qui trình kỹ thuật điều dưỡng đã được thực hiện với 1.942 lượt thực hiện cho 168 người bệnh đột quỵ nhồi máu não.
- Còn một số thiếu sót nhỏ trong thực hiện các thủ thuật như tuột kim luồn tĩnh mạch, tuột sonde, biến chứng loét ép những đã được phát hiện và xử trí hiệu quả. 2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chăm sóc một số giải pháp cần được nghiên cứu và triển khai là:
- Tăng cường truyền thông phòng bệnh, phát hiện sớm đột quỵ trong cộng đồng, giáo dục sức khỏe trước khi ra viện nhằm dự phòng tái phát và tăng cường phục hồi chức năng sau đột quỵ.
- Xây dựng các gói chăm sóc, các qui trình kỹ thuật điều dưỡng dựa trên chuẩn năng lực áp dụng cho chăm sóc người bệnh đột quỵ nhồi máu não.
- Nâng cao năng lực cho điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh đột quỵ não thông qua các chương trình đào tạo lại các qui trình kỹ thuật theo chuẩn năng lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mozaffarian D, Benjamin EJ, Go AS, Arnett DK, Blaha MJ, et al, et al. Heart disease and stroke statistics-2015 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 2015 Jan 27. 131 (4):e29-322.
2. Adams HP Jr, Davis PH, Leira EC, Chang KC, Bendixen BH, Clarke WR, et al. Baseline NIH Stroke Scale score strongly predicts outcome after stroke: A report of the Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment (TOAST). Neurology. 1999 Jul 13. 53(1):126-31.
3.Adams HP Jr, del Zoppo G, Alberts MJ, Bhatt DL, Brass L, Furlan A, et al. Guidelines for the early management of adults with ischemic stroke: a guideline from the American Heart Association/American Stroke Association Stroke Council, Clinical Cardiology Council, Cardiovascular Radiology and Intervention Council, and the Atherosclerotic Peripheral Vascular Disease and Quality of Care Outcomes in Research Interdisciplinary Working Groups: the American Academy of Neurology affirms the value of this guideline as an educational tool for neurologists.
Stroke. 2007 May. 38(5):1655-711.
4. Witt BJ, Ballman KV, Brown RD Jr, Meverden RA, Jacobsen SJ, Roger VL. The incidence of stroke after myocardial infarction: a meta-analysis. Am J Med. 2006 Apr. 119(4):354.e1-9.
5. Towfighi A, Saver JL. Stroke declines from third to fourth leading cause of death in the United States: historical perspective and challenges ahead. Stroke. 2011 Aug. 42(8):2351-5.
6. MacKay J, Mensah GA. World Health Organization. Global Burden of Stroke. The Atlas of Heart Disease and Stroke.Available at http://www.who.int/cardiovascular-diseases/en/cvd-atlas-15-burdenstroke.pdf. 7.Dengler R, Diener HC, Schwartz A, Grond M, Schumacher H, Machnig T et al. Early treatment with aspirin plus extended-release dipyridamole for transient ischaemic 54 attack or ischaemic stroke within 24 h of symptom onset (EARLY trial): a randomised, open-label, blinded-endpoint trial. Lancet Neurol. 2010 Feb. 9(2):159-66.
8.Goldstein LB, Bushnell CD, Adams RJ, Appel LJ, Braun LT, Chaturvedi S, et al. Guidelines for the primary prevention of stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart ssociation/American Stroke Association.
Stroke. 2011 Feb. 42(2):517-84.
9.Halkes PH, van Gijn J, Kappelle LJ, Koudstaal PJ, Algra A. Aspirin plus dipyridamole versus aspirin alone after cerebral ischaemia of arterial origin (ESPRIT): randomised controlled trial. Lancet. 2006 May 20. 67(9523):1665-73. 10.Geeganage CM, Diener HC, Algra A, Chen C, Topol EJ, Dengler R, et al. Dual or mono antiplatelet therapy for patients with acute ischemic stroke or transient ischemic attack: systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Stroke. 2012 Apr. 43(4):1058-66.
11.Baird TA, Parsons MW, Phanh T, Butcher KS, Desmond PM, Tress BM, et al. Persistent poststroke hyperglycemia is independently associated with infarct expansion and worse clinical outcome. Stroke. 2003 Sep. 34(9):2208-14.51
12.Ridker PM, Cook NR, Lee IM, Gordon D, Gaziano JM, Manson JE, et al. A randomized trial of low-dose aspirin in the primary prevention of cardiovascular disease in women. N Engl J Med. 2005 Mar 31. 352(13):1293-304.
13.CLOTS (Clots in Legs Or sTockings after Stroke) Trials Collaboration. Dennis M, Sandercock P, Reid J, Graham C, Forbes J, Murray G. Effectiveness of intermittent pneumatic compression in reduction of risk of deep vein thrombosis in patients who have had a stroke (CLOTS 3): a multicentre randomised controlled trial. Lancet. 2013 Aug 10. 382(9891):516-24.
14.den Hertog HM, van der Worp HB, van Gemert HM, Algra A, Kappelle LJ, van Gijn J, et al. The Paracetamol (Acetaminophen) In Stroke (PAIS) trial: a multicentre, randomised, placebo-controlled, phase III trial. Lancet Neurol. 2009 May. 8(5):434-40.
15.Hemmen TM, Raman R, Guluma KZ, Meyer BC, Gomes JA, Cruz-Flores S, et al. Intravenous thrombolysis plus hypothermia for acute treatment of ischemic stroke (ICTuSL): final results. Stroke. 2010 Oct. 41(10):2265-70.
17.Ford AL, Williams JA, Spencer M, McCammon C, Khoury N, Sampson TR, et al. Reducing door-to-needle times using Toyota's lean manufacturing principles and value stream analysis. Stroke. 2012 Dec. 43(12):3395-8.
18.Jauch EC, Saver JL, Adams HP Jr, Bruno A, Connors JJ, Demaerschalk BM et al. Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2013 Jan 31.
19. Lê Văn An (2008), Điều dưỡng nội tập1. Nhà xuất bản Y học (Tr79-90)
20. Nguyễn Đạt Anh (2009), Điều dưỡng hồi sức cấp cứu. Nhà xuất bản giáodục(Tr 115- 119).
21. Ngô Huy Hoàng (2020), Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học (Tr 63-89).
22. Nguyễn Thị Huệ (2007), Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác điều dưỡng PHCN cho bệnh nhân bị TBMMN giai đoạn sớm (Khoá luận tốt nghiệp),(Tr1-17).
23. Nguyễn Văn Minh (2002): Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở khoa hồisứcchống độc. Luận văn BS chuyên khoa 2 - Đại học Y Hà Nội.
24. Lê Văn Thính và cs (2010).Tai biến mạch máu não: chẩn đoán và điều trị. NXB Yhọc.
25. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não. Ban hành theo Quyết định Số 5331/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.