Đánh giá chung về công tác chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa ngoại bệnh viện y dược cổ truyền thanh hóa (Trang 39)

2.3.1. Về công tác chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ của điều dưỡng.

Điều dưỡng nắm khá tốt về kiến thức chuyên môn, thái độ tư vấn ân cần, niềm nở, thân thiện với bệnh nhân. Không chỉ tư vấn còn phối hợp hỗ trợ chăm sóc người bệnh lúc khó khăn do hạn chế vận động.

Điều dưỡng tư vấn được hầu hết các nội dung cần GDSK, thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ như: Thay băng vết loét, tập vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân hàng ngày tạo cho bênh nhân thấy thân thiện, cởi mở. Biết phối hợp giữa lý thuyết và thực hành thực tế khi chăm sóc người bệnh.

2.3.2. Thuận lợi:

Được sự quan tâm của lãnh đạo Ban giám đốc, lãnh đạo khoa phòng, trang thiết bị tương đối đầy đủ. Bệnh nhân biết lắng nghe và hợp tác với điều dưỡng trong quá trình chăm sóc.

- Bệnh nhân bị di chứng liệt sau đột quỵ nên hạn chế vận động, đôi khi phải cần tới hai người hỗ trợ, đội ngũ điều dưỡng trong khoa còn thiếu nên không thể cùng người nhà thường xuyên hỗ trợ bệnh nhân được.

- Trang thiết bị dùng cho bệnh nhân liệt tập còn hạn chế, nhiều bệnh nhân còn hạn chế trong giao tiếp hay giảm trí nhớ gây khó khăn cho việc hướng dẫn phục hồi chức năng hàng ngày.

- Điều dưỡng chăm sóc còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác.

2.3.4. Ý kiến của người bệnh trong công tác chăm sóc của điều dưỡng.

Nhân viên y tế ân cần, niềm nở, thân thiện, được hỏi thăm bệnh hàng ngày, được hướng dẫn vận động, nghỉ ngơi. Được hướng dẫn về vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng hàng ngày, được tư vấn chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ. Hầu hết đều cảm thấy hài lòng về việc chăm sóc của điều dưỡng trong khoa.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng của vấn đề

3.1.1. Ưu điểm

- Cơ sở vật vật chất của Bệnh viện khang trang, sạch sẽ, phòng bệnh thoáng mát, yên tĩnh nhưng đủ kín đáo cho người bệnh.

- Lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo khoa luôn quan tâm tới công tác tuyên truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn có tỷ lệ biến chứng cao.

- Trong khoa có đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được đào tạo liên tục, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trong chuyên khoa về nội thần kinh nói chung và chuyên ngành đột quỵ não nói riêng.

- Tại khoa Ngoại số lượng giường bệnh khá lớn có thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh đột quỵ não tại tỉnh Thanh Hóa.

- Các máy móc trong khoa cũng được trang bị rất đầy đủ và hiện đại đáp ứng tốt cho công tác cấp cứu điều trị cũng như chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa.

- Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa phân công tiếp nhận người bệnh kịp thời.

- Điều dưỡng viên trong khoa đã có ý thức và thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh đột quỵ não. Phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các di chứng để lại sau đột quỵ não.

- Điều dưỡng đã thực hiện tốt công tác tư vấn, giáo dục, hướng dẫn người nhà và người bệnh cách chăm sóc sau đột quỵ.

- Sự quá tải trong công việc, khoa Ngoại phụ trách 44 giường bệnh và 1 phòng khám ngoại tại khoa khám bệnh nhưng nhân lực trong khoa chỉ có tổng cộng 06 bác sĩ và 11 điều dưỡng. Trong khi đó khoa Ngoại luôn có tỉ lệ người bệnh phủ kín giường bệnh từ 90 - 120%.

- Công việc của điều dưỡng quá tải dẫn đến một số hoạt động chăm sóc chưa được thực hiện đầy đủ, trực tiếp.

- Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đột quỵ não về vấn đề chăm sóc đã được chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế. Chưa có tranh ảnh, áp phích để giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

- Tuy trang thiết bị tương đối đầy đủ nhưng bệnh viện vẫn chư lắp đặt được hệ thống thanh song song để tập đi cho người bệnh bị liệt.

- Khoa dinh dưỡng chưa kết hợp trong tư vấn cũng như cung cấp bữa ăn cho người bệnh tại khoa.

- Trình độ chuyên môn của nhân viên y tế chưa đồng đều.

- Công việc quá tải, áp lực lớn, chế độ đãi ngộ còn hạn chế, nghề nghiệp chưa được cộng đồng chia sẻ dẫn đến một số điều dưỡng cảm thấy mệt mỏi chán nản, mất dần sự nhiệt huyết với nghề.

- Gia đình người bệnh chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức về chăm sóc người bệnh đột quỵ não.

3.2. Nguyên nhân tồn tại - Khối lượng công việc nhiều - Khối lượng công việc nhiều

- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân phụ thuộc vào từng nhân viên y tế. - Bệnh viện chưa trang bị đầy đủ trang thiệt bị tập phục hồi cho bệnh nhân.

- Bệnh viện chưa chú trọng trong việc cử điều dưỡng đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.

3.3. Đề xuất các giải pháp

3.3.1. Đối với Bệnh viện

- Cơ sở vật chất: Bệnh viện cần sớm xây dựng, thành lập khoa Đột qụy não riêng.

- Khoa dinh dưỡng của Bệnh viện cần hoạt động hiệu quả hơn. Triển khai thêm chức năng cung cấp xuất ăn dành cho người bệnh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn của người bệnh.

- Khoa phục hồi chức năng cần có sự liên kết, hỗ trợ, điều trị song song cho người bệnh với khoa Ngoại.

- Nhân lực: Nhân lực điều dưỡng viên còn ít, 11 điều dưỡng viên/ 44 giường bệnh (trung bình 4 người bệnh/ 1 điều dưỡng) trong khi quy định chỉ từ 2 - 3 người bệnh/ 1 điều dưỡng. Vì vậy cần tăng cường đào tạo, bổ sung nhân lực có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, tăng cường nhân lực cho khoa Ngoại với số lượng người bệnh đông (ưu tiên các bác sỹ, điều dưỡng đã học chuyên khoa về thần kinh). Sẽ giúp cho người bệnh sau đột quỵ não được chăm sóc toàn diện một cách tốt nhất.

- Bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập của nhân viên y tế. Cần tạo môi trường làm việc thoải mái, kích lệ, động viên khen thưởng điều dưỡng viên có tâm huyết với nghề, hoàn thành tốt công việc được giao kịp thời.

3.3.2. Đối với khoa Ngoại.

- Xây dựng bảng mô tả công việc cho thành viên điều dưỡng trong khoa và có thưởng phạt rõ ràng để điều dưỡng viên trong khoa luôn cố gắng trong công việc.

- Hàng tháng hàng quý nên tổ chức các chuyên đề thảo luận để điều dưỡng viên có thể cập nhật kiến thức mới một cách kịp thời.

- Xây dựng quy trình chuẩn về chăm sóc bệnh nhân bị di chứng sau đột quỵ não cho phù hợp với đặc thù của khoa để điều dưỡng có căn cứ khi thực hiện quy trình chăm sóc.

- Chăm sóc về giao tiếp cho người bệnh sau đột quỵ não chưa được quan tâm đúng mực. Cần tăng cường sự chăm sóc, hướng dẫn các bài tập phục hồi chuyên biệt để giải quyết các vấn đề về giao tiếp này.

- Khoa cần sưu tầm chuẩn bị thêm các hình ảnh video minh họa để quá trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh được trực quan hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

3.3.3. Đối với cán bộ y tế

- Cần thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh từ khi bắt đầu nhập viện để thực hiện tốt công tác chăm sóc cũng như tập luyện nhằm giảm thiểu các di chứng đến mức tối đa.

- Tích cực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu cập nhật những kiến thức mới về bệnh đột quỵ não, biến chứng trên người bệnh, các biện pháp dự phòng biến chứng, biện pháp hỗ trợ phục hồi các biến chứng.

- Tuân thủ đúng các quy trình điều dưỡng cũng như luôn cập nhật các kiến thức chăm sóc người bệnh mới nhất.

- Luôn củng cố sự yêu nghề, tâm huyết với nghề của bản thân.

3.3.4. Đối với người bệnh

- Người bệnh và gia đình cần có sự tôn trọng, thông cảm, chia sẻ hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình điều trị. Không sử dụng vũ lực đối với nhân viên y tế trong mọi hoàn cảnh.

- Đề nghị người bệnh đột quỵ não cần tuân thủ thực hiện tốt biện pháp chăm sóc để dự phòng ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc, chăm sóc theo dõi, thực hiện tốt một số nội dung quan trọng sau:

+ Người bệnh cần nâng cao kiến thức của mình qua sách báo, và các phương tiện truyền thông, người bệnh nên chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những người bệnh khác.

+ Bổ sung kiến thức về cách nhận biết các dấu hiệu sớm của đột quỵ não để người bệnh có thể phát hiện sớm được cơn đột quỵ để cấp cứu kịp thời tại nhà giúp hạn chế các biến chứng để lại sau này.

+ Thực hiện kế hoạch khám và tầm soát các bệnh huyết áp, tiểu đường theo lịch khám định kỳ được cán bộ y tế cung cấp.

+ Bỏ ngay thuốc lá, thuốc lào vì thuốc làm ảnh hưởng đến nhịp tim và gây tăng huyết áp.

KẾT LUẬN

Qua kết quả báo cáo chuyên đề về thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não đang điều trị nội trú tại khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa chúng tôi có thể đưa ra kết luận như sau:

1. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não đang điều trị nội trú tại khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa. tại khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa.

- Khoa Ngoại với đặc thù chuyên chăm sóc người bệnh đột quỵ não. Để đem lại sự hài lòng và tin tưởng của người bệnh thì việc thực hiện chuẩn các quy trình trong chăm sóc luôn được quan tâm chú trọng.

- Điều dưỡng nắm khá tốt về kiến thức chuyên môn, thái độ tư vấn ân cần, niềm nở, thân thiện với bệnh nhân. Không chỉ tư vấn còn phối hợp hỗ trợ chăm sóc người bệnh lúc khó khăn do hạn chế vận động.

- Điều dưỡng tư vấn được hầu hết các nội dung cần GDSK, thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ như: Thay băng vết loét, tập vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân hàng ngày tạo cho bênh nhân thấy thân thiện, cởi mở. Biết phối hợp giữa lý thuyết và thực hành thực tế khi chăm sóc người bệnh.

- Thông qua quan sát đánh giá trực tiếp công tác chăm sóc của điều dưỡng với bệnh nhân đột quỵ chúng thấy có một số vấn đề như sau:

2. Ưu điểm:

- Điều dưỡng viên trong khoa đã có ý thức và thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh đột quỵ não. Phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các di chứng để lại sau đột quỵ não.

- Điều dưỡng đã thực hiện tốt công tác tư vấn, giáo dục, hướng dẫn người nhà và người bệnh cách chăm sóc sau đột quỵ.

- Điều dưỡng thực hiện đầy đủ các bước của quy trình chăm sóc, tư vấn về dinh dưỡng, vệ sinh, nghỉ ngơi, vận động, những dấu hiệu nguy hiểm có thể gây tái phát đột quỵ cho người bệnh

- Thái độ chăm sóc thân thiện, cởi mở, nhiệt tình hướng dẫn thực hành các nội dung GDSK cho người bệnh bị di chứng sau đột quỵ não.

- Bệnh nhân và người nhà lắng nghe, tìm hiểu về những nội dung GDSK do nhân viên y tế truyền đạt.

3. Nhược điểm:

- Kỹ năng tư vấn của điều dưỡng chưa đồng đều, giao tiếp còn hạn chế. - Vì quá tải trong công việc nên một số thủ thuật chăm sóc còn chưa thực hiện hết và ỉ lại cho người nhà bệnh nhân.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh biết cách chăm sóc và phối hợp cùng điều dưỡng để việc chăm sóc có kết quả tối ưu nhất.

- Tăng cường đầu tư về các mặt hình ảnh, dụng cụ trực quan trong tư vấn sức khỏe cho người bệnh.

- Tăng cường sự hỗ trợ liên kết điều trị giữa các khoa lâm sàng đặc biệt là khoa PHCN với khoa Ngoại.

- Tăng cường hoạt động của khoa dinh dưỡng giúp người bệnh có nguồn cung cấp thức ăn hợp vệ sinh an toàn, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng bệnh.

- Tăng cường thêm nhân lực cho khoa Ngoại đặc biệt là nhân lực về điều dưỡng viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[1]. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr 329 - 333.

[2]. Bệnh viện Lão khoa trung ương (2010), Báo cáo năm 2010. [3]. Bệnh viện Lão khoa trung ương (2011), Báo cáo năm 2011.

[4]. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu (1995), “Kết quả bước đầu phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người tại nhà trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”, Kỷ yếu công trình phục hồi chức năng.

[5]. Trần văn Chương (2010), Phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản y học,207.

[6]. Cao Minh Châu (2009) Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản giáo dục. [7] . Võ Ngọc Dũng (2010), Nhu cầu và thực trạng PHCN cho người khuyết tật tại nhà trên địa bàn xã trung nghĩa huyện yên phong tỉnh Bắc Ninh năm 2010 luận văn thạc sĩ y tế cộng đồng, trường đại học y tế cộng đồng.

[8]. Nguyễn Văn Đăng (1996), Góp phần nghiên cứu dịch tễ học tai biến mạch máu não 1991 - 1995, Bộ Y tế, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Văn Đăng (2000), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[10]. Lê Đức Hinh (2001), “Tình hình tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước châu Á”, Hội thảo chuyên đề liên khoa, chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, khoa Thần Kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr 1- 5.

[11]. Lê Đức Hinh (2001), “Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não”, Hội thảo chuyên đề liên khoa, Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, khoa Thần Kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr 19 - 35.

[12].PGS. TS. Nguyễn Minh Hiện (2013), Đột quỵ nội khoa, Nhà xuất bản y học.

[13]. Hoàng Đức Kiệt (1992), “Một số trường hợp tai biến mạch máu não có hình ảnh chụp X- quang cắt lớp vi tính không đặc hiệu”, Tóm tắt báo cáo Hội nghị khoa học chuyên đề tai biến mạch máu não, Đại học Y Hà Nội, tr 29 - 30.

[14]. Trịnh Việt Thắng (2011). Nghiên cứu một sô đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não và hiệu quả bài tập phục hồi chức năng tại nhà ở Khánh Hòa. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, HÀ NỘI.

[15]. Đàm Duy Thiên (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, học tai biến mạch máu não tại quận Thanh Xuân, Hà Nội 1994 - 1998. Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.

[16]. Lê Văn Thính (1995), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính và chụp động mạch não ở người bệnh nhồi máu não hệ động mạch cảnh trong”, Luận án phó tiến sỹ y học, Hà Nội.

[17]. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh và cộng sự (2001), “Khái niệm về các đơn vị tai biến mạch máu não”, Hội thảo chuyên đề liên khoa, chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, khoa Thần Kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr 107 - 113.

Tiếng anh

[18]. Adrian J. Goldszmidt. (2011), Cẩm nang xử tri tai biến, mạch máu não, Nhà xuất bản y học.

[19]. AHA/ASA (2013): New Guidelines for Acute Stroke Treatment. Medscape.

[20]. American Heart Association: Heart disease and stroke statistics - 2004

[21]. Bonita R, Solomon N, Broad JB (1997). Prevalence of stroke and stroke related disability. Estimates from the Auckland stroke studies. Stroke; 28 (10): 1898 - 902.

[24]. Bravata DM, Ho SY, Brass LM, et al. Long - term mortality in cerebrovascular disease. Stroke 2003; 34: 669 - 704

[25]. Echternach J.L.(1987),Pain, Churchill Livingstone, America. [26]. Hong K, BangO, Kang D. et al (2013). Stroke statistics in Ko - rea: Part I. Epidemiology and risk factors: A report from Korean stroke Society and Clinical research center for stroke. Journal of Stroke, vol 15 (1), 2 - 20

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa ngoại bệnh viện y dược cổ truyền thanh hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)