Nội tổng hợp
Đánh giá của người bệnh về các nội dung GDSK của Điều dưỡng
Bảng : Ý kiến đánh giá của Người bệnh về các nội dung GDSK của Điều dưỡng
Nội dung GDSK
Ý kiến đánh giá của Người bệnh (n=168) Nhận được hướng dẫn đầy đủ Chưa nhận được hướng dẫn đầy đủ Không được hướng dẫn Ông/ bà được điều dưỡng hướng dẫn về
các thủ tục hành chính (viện phí, bảo hiểm), nơi mượn đồ của bệnh viện khi nhập viện như thế nào
78.6% 21.4% 0%
Ông/bà được Điều dưỡng hướng dẫn nội quy của khoa, phòng và của bệnh viện ngay sau khi nhập viện như thế nào
83.9% 16.1% 0%
Khi vào viện ông/bà được ĐD giải thích tình trạng bệnh, các phương pháp chăm sóc như thế nào
46.4% 43.5% 10.1%
Ông/ bà được ĐD hướng dẫn sử dụng thuốc (tác dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc..) trong quá trình chăm sóc như thế nào
8.9% 88.7% 2.4%
Ông/ bà được ĐD hướng dẫn chế độ chăm sóc về cơ bản như chế độ ăn theo bệnh lý như thế nào
30.9% 56% 13.1%
Ông/ bà được ĐD hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và vận động thể lực phù hợp tình trạng bệnh khi điều trị tại khoa phòng như thế nào
21.4% 63.7% 14.9%
Ông/ bà được ĐD trang bị thêm các kiến thức tự chăm sóc khác như luyện tập PHCN, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn, phòng bệnh… liên quan đến bệnh lý hiện tại như thế nào
13.7 33.3% 53%
Ông/ bà được ĐD giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc như thế nào
Nhận xét: 100% người bệnh khi mới vào viện được hướng dẫn về các thủ tục hành chính và nội quy khoa, phòng. Tỷ lệ người bệnh nhận được hướng dẫn đầy đủ về 2 nội dung: hướng dẫn thủ tục hành chính, hướng dẫn nội quy khoa, phòng là rất cao, lần lượt là 78.6% và 83.9%. Tuy nhiên ở các nội dung GDSK khác như hướng dẫn chế độ ăn, chế độ tập luyện, phục hồi chức năng, chế độ vệ sinh, chế độ phòng bệnh... tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn đầy đủ còn thấp. Đặc biệt có 53% người bệnh không được hướng dẫn về chế độ vệ vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn, phục hồi chức năng... Vì vậy điều dưỡng cần quan tâm đến vấn đề này và phối hợp với khoa Y học cổ truyền để nâng cao hiệu quả của công tác GDSK, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Phương tiện GDSK cho người bệnh của Điều dưỡng
Bảng: Phân loại phương tiện GDSK cho Người bệnh của Điều dưỡng
Nội dung Số lượng (n=168) Tỉ lệ %
Phương tiện bằng lời nói Có 168 100
Không 0 0
Phương tiện bằng chữ viết Có 52 31
Không 116 69
Phương tiện bằng trực quan Có 46 27.4
(pano, áp phích, tranh ảnh...) Không 122 72.6
Phương tiện bằng nghe, nhìn Có 27 16.1
(ti vi, loa phát thanh...) Không 141 83.9
Nhận xét: Phương tiện để GDSK cho người bệnh bao gồm phương tiện bằng lời nói, chữ viết, trực quan, nghe nhìn. Qua khảo sát về các loại phương tiện GDSK thì phương tiện lời nói được điều dưỡng chọn nhiều nhất chiếm tỷ lệ 100%, do đặc thù công việc của điều dưỡng là người chăm sóc và thường xuyên tiếp xúc với
người bệnh nên trong quá trình đi buồng điều dưỡng thường kết hợp để GDSK cho người bệnh.
Bảng 2.6: Số lượng phương tiện được Điều dưỡng sử dụng khi GDSK cho người bệnh
Nội dung Số lượng (n=168) Tỷ lệ %
Chọn 1 phương tiện 112 66.7%
Chọn kết hợp ít nhất 2 phương tiện 56 33.3%
Nhận xét:Số lượng phương tiện được sử dụng để GDSK cho người bệnh: điều dưỡng sử dụng 1 loại phương tiện chiếm tỷ lệ cao 66.7% , tỷ lệ người bệnh được sử dụng kết hợp ít nhất 2 phương tiện GDSK chiếm 33.3%. Việc sử dụng nhiều phương tiện GDSK kết hợp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Thời điểm Người bệnh được GDSK
Biểu đồ: Thời điểm Người bệnh được GDSK
Nhận xét:
Thời điểm khi người bệnh làm thủ tục vào viện: có 100% người bệnh tham gia khảo sát được Điều dưỡng GDSK. Lúc này người bệnh mới vào khoa được điều dưỡng kịp thời tiếp đón, xếp giường, buồng, phổ biến nội quy của khoa, phòng, bệnh viện và các thủ tục hành chính, thủ tục mượn đồ vải…
Trong thời gian nằm viện: có 62.5% người bệnh tham gia khảo sát được GDSK. Tại thời điểm này, điều dưỡng thường kết hợp GDSK cho người bệnh trong quá trình đi buồng, theo dõi, thực hiện và chăm sóc người bệnh. Nội dung GDSK tại
100.0% 62.5% 62.5% 0.0% 37.5% 37.5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Khi làm thủ tục nhập viện
Trong thời gian nằm viện
Cả 2 thời điểm
Không Có
thời điểm này chủ yếu là giải thích về tình trạng bệnh, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng bệnh lý, chế độ vận động, nghỉ ngơi…Tuy nhiên việc GDSK cho người bệnh chưa được chu đáo, chưa giành nhiều thời gian cho người bệnh mà chỉ tập chung chính vào công việc viết hồ sơ bệnh án, thực
hiện y lệnh, chăm sóc theo dõi người bệnh. Vẫn còn 37.5% người bệnh chưa được GDSK trong thời gian nằm viện. Điều này cho thấy Điều dưỡng chưa thực
hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn GDSK trong thông tư 07/2011/TT-BYT và quy định của bệnh viện về hướng dẫn tư vấn GDSK cho người bệnh.
Cả 2 thời điểm: có 62.5% người bệnh tham gia khảo sát được GDSK tại cả 2 thời điểm. Các nội dung GDSK cho người bệnh rất nhiều, nên điều dưỡng thường chia ra các lần khác nhau để đảm bảo mỗi lần GDSK cho người bệnh không quá dài giúp người bệnh nắm vững được các nội dung được GDSK. Ngoài ra việc GDSK tại nhiều thời điểm khác nhau giúp điều dưỡng sắp xếp được các công việc đảm bảo hoàn thành theo tiến độ được giao.
Địa điểm GDSK cho Người bệnh của Điều dưỡng
Bảng Địa điểm Người bệnh được GDSK
Nội dung Số lượng (n=168) Tỷ lệ %
GDSK tại bàn đón tiếp, hướng dẫn Có 168 100
Không 0 0
GDSK tại phòng bệnh Có 98 58.3
Không 70 41.7
GDSK tại phòng hành chính Có 16 9.5
Không 152 90.5
GDSK tại địa điểm khác Có 0 0
Không 168 100
Nhận xét:
-100% người bệnh được GDSK tại bàn tiếp đón hướng dẫn vì đây là địa điểm điều dưỡng hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục nhập viện và hướng dẫn thủ tục nội quy khoa, phòng.
- Do đặc thù của công việc điều dưỡng là người chăm sóc người bệnh, nên qua khảo sát chúng ta thấy phần lớn điều dưỡng thường GDSK cho người bệnh tại
phòng bệnh là nơi được điều dưỡng thực hiện GDSK cho người bệnh nhiều nhất chiếm 58.3%. Việc GDSK tại phòng hành chính thường do điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng hành chính phụ trách lồng ghép trong buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa. Tỷ lệ người bệnh được GDSK tại phòng hành chính thấp, chiếm 9.5% vì khoa chỉ tổ chức họp HDNB cấp khoa 1 lần/ tuần. Tại khu vực hành lang khoa, có hệ thống Tivi và loa phát thanh. Tổ công nghệ thông tin của bệnh viện thường xuyên mở Ti vi và phát đĩa tuyên truyền cho người bệnh nghe theo các khung giờ quy định. Có nhiều băng, đĩa về nhiều loại dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tác hại của thuốc lá.... một số bệnh không lây nhiễm như: Đái tháo đường, Tăng huyết áp và các loại tờ rơi, poster liên quan đến các dịch, bệnh trên.
- Bệnh viện cũng đã xây dựng được quyển tài liệu GDSK và tài liệu tư vấn dinh dưỡng về một số bệnh hay gặp ở các khoa và gửi cho tất cả các khoa lâm sàng. Tuy nhiên chất lượng bài viết chưa cao, nội dung bài viết chưa phong phú và sinh động để điều dưỡng nâng cao chất lượng GDSK cho người bệnh.
Phương pháp GDSK cho Người bệnh của Điều dưỡng
Nhận xét: Điều dưỡng là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, là người chăm sóc, theo dõi cho người bệnh nên phương pháp GDSK trực tiếp thường được điều dưỡng sử dụng và chiếm tỷ lệ 93.3%. Phương pháp GDSK gián tiếp thường ít được sử dụng và chiếm tỷ lệ thấp 6.7%. Tại bệnh viện thường sử dụng phương pháp GDSK gián tiếp bằng các phương tiện như tivi và loa phát thanh được bố trí ở các khu vực hành lang khoa điều trị.
93.3% 6.7%
Biểu đồ 2.9: Phương pháp GDSK cho người bệnh
Trực tiếp Gián tiếp
Thời gian mỗi lần GDSK cho Người bệnh của Điều dưỡng
Nhận xét: Hiện tại công tác GDSK cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh gồm có: điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng viên (điều dưỡng chăm sóc người bệnh hàng ngày và điều dưỡng tham gia trực) và dinh dưỡng viên phụ trách về giáo dục truyền thông dinh dưỡng cho người bệnh.
- Do số lượng người bệnh đông, khối lượng công việc nhiều nên thời gian GDSK cho người bệnh của điều dưỡng bị hạn chế. Vì vậy thời gian GDSK cho người bệnh thường ngắn, khối lượng thông tin truyền đạt cho người bệnh còn chưa đầy đủ.
- Qua khảo sát chúng ta thấy điều dưỡng thường tư vấn GDSK cho người bệnh với thời gian từ 5-10 phút chiếm tỷ lệ 60.7%, do đặc thù công việc nên công tác GDSK cho người bệnh thường được điều dưỡng thực hiện tại buồng bệnh trong quá trình chăm sóc, theo dõi và thực hiện y lệnh.
- Người bệnh được GDSK từ 10-30 phút chiếm tỷ lệ thấp 16.1% và thường là trong các cuộc họp Hội đồng người bệnh cấp khoa. Tuy nhiên tại các cuộc họp này, những người bệnh sẽ mắc các mặt bệnh khác nhau nhưng nội dung GDSK thường
về 1 bệnh cụ thể nào đó nên chưa đáp ứng được mong đợi của người bệnh về GDSK.
Thời gian GDSK ngắn khiến lượng thông tin người bệnh nhận được chưa đầy đủ do đó người bệnh chưa có niềm tin và sẽ không thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, chất lượng chăm sóc chưa được nâng cao...
23.2%
60.7% 16.1%
Biểu đồ 2.10: Thời gian mỗi lần GDSK cho người bệnh
< 5 phút 5-10 phút 10-30 phút
3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác GDSK của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh:
3.2.1. Đối với bệnh viện:
- Xây dựng tài liệu GDSK cập nhật, đầy đủ, phù hợp, bổ sung tờ rơi băng đĩa về các mặt bệnh.
- Đa dạng hóa hoạt động GDSK, lồng ghép họp Hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp bệnh viện, kết hợp GDSK trực tiếp, GDSK gián tiếp có hệ thống loa đài, băng đĩa, tờ rơi...
- Bố trí góc truyền thông GDSK tại các khoa có trang bị bàn ghế, tài liệu phương tiện GDSK phù hợp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của phòng Điều dưỡng, lãnh đạo khoa, Điều dưỡng trưởng khoa về hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại các khoa.
- Bổ sung nhân lực điều dưỡng phù hợp, bố trí làm việc theo ca để giảm áp lực công việc cho điều dưỡng đồng thời giúp họ có thời gian dành cho người bệnh trong chăm sóc và GDSK sẽ được nhiều hơn.
- Khoa Dinh dưỡng phối hợp với các khoa lâm sàng về GDSK cho người bệnh và người nhà người bệnh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh.
- Thành lập câu lạc bộ người bệnh mắc các bệnh mạn tính (theo từng mặt bệnh) tại bệnh viện (để chia sẻ kinh nghiệm).
- Tăng cường hiệu quả hoạt động GDSK cho người bệnh tại bệnh viện: Hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc đúng cách, đúng liều và đúng chỉ định; chế độ dinh dưỡng, luyện tập phòng bệnh... Hẹn người bệnh đến khám lại khi hết thuốc; Tư vấn GDSK qua điện thoại.
3.2.2. Đối với điều dưỡng:
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về các mặt bệnh của từng khoa, tập trung đến công tác phòng bệnh.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ năng GDSK, kỹ năng giao tiếp ứng xử đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh gắn với cơ sở y tế Xanh, Sạch, Đẹp.
- Xác định công tác GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng để hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Tự giác học tập, nâng cao kiến thức về chăm sóc người bệnh trong đó có nội dung quan trọng là GDSK cho người bệnh.Vì điều dưỡng muốn GDSK cho người bệnh tốt trước hết phải có kiến thức về bệnh tốt và kiến thức, kỹ năng GDSK tốt cộng với sự nhiệt tình, hướng dẫn tỷ mỷ, ân cần chu đáo, thường xuyên thì người bệnh mới nhận thức và thay đổi hành vi được.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Điều dưỡng tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh có tiến hành GDSK cho người bệnh nhưng việc GDSK còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về công tác GDSK xếp loại tốt còn thấp, chiếm 6.7%, chủ yếu là xếp loại đạt chiếm 73.3% và vẫn còn tỷ lệ xếp loại chưa đạt chiếm 20%. Việc thiếu kiến thức về GDSK của điều dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác GDSK cho người bệnh.
- Phương pháp GDSK cho người bệnh: chủ yếu là phương pháp GDSK trực tiếp, chiếm tỷ lệ 93.3%, phương pháo GDSK gián tiếp chiểm tỷ lệ nhỏ 6.7%.
- Thời điểm GDSK của điều dưỡng cho người bệnh: chủ yếu tập trung tại thời điểm khi người bệnh làm thủ tục vào viện đạt 100% và tại thời điểm người bệnh đang trong thời gian nằm viện đạt 62.5%. Đặc biệt là vẫn còn 37.5% người bệnh đang trong thời gian nằm viện chưa được GDSK.
- Địa điểm điều dưỡng GDSK cho người bệnh chủ yếu tại bàn tiếp đón chiếm tỷ lệ 100%, tại phòng bệnh chiếm tỷ lệ 58.3% và tại phòng hành chính chiếm tỷ lệ thấp 9.5%.
- Phương tiện GDSK cho người bệnh: phương tiện bằng lời nói là chủ yếu chiếm 100%, phương tiện bằng chữ viết chiếm 31%, phương tiện bằng trực quan chiếm 27.4% và phương tiện bằng nghe nhìn chiếm 16.1%. Người bệnh được GDSK bằng 1 phương tiện là chủ yếu 66.7%, chỉ có 33.3% người bệnh được GDSK bằng 2 phương tiện trở lên.
- Thời gian mỗi lần GDSK cho người bệnh: Số lượng điều dưỡng còn thiếu, người bệnh đông nên ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian GDSK cho người bệnh của điều dưỡng. Thời gian mỗi lần điều dưỡng GDSK cho người bệnh thường ít hơn 10 phút, chủ yếu là từ 5-10 phút chiếm tỷ lệ 60.7%, dưới 5 phút chiếm tỷ lệ 23.2%, còn lại từ 10-30 phút rất ít, chiếm tỷ lệ 16.1%.
- Tỷ lệ điều dưỡng chưa được tập huấn về GDSK còn cao chiếm 46.7% , được tập huấn về GDSK chiếm tỷ lệ 53.3%.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đối với bệnh viện
- Xây dựng tài liệu GDSK cập nhật, đầy đủ, phù hợp, bổ sung tờ rơi băng đĩa phù hợp với các mặt bệnh của từng khoa.
- Đa dạng hóa hoạt động GDSK, lồng ghép họp Hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp bệnh viện, kết hợp GDSK trực tiếp, GDSK gián tiếp có hệ thống loa đài, băng đĩa, tờ rơi...
- Các khoa bố trí góc GDSK tại khoa có trang bị bàn ghế, tài liệu phương tiện GDSK phù hợp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của phòng Điều dưỡng, lãnh đạo khoa, Điều dưỡng trưởng khoa.
- Bổ sung nhân lực điều dưỡng phù hợp, có điều kiện làm việc theo ca ở các khoa vì như vậy thời gian giành cho người bệnh trong chăm sóc và GDSK sẽ được nhiều hơn, giảm áp lực công việc cho điều dưỡng.
- Khoa Y học cổ truyền phối hợp với điều dưỡng các khoa lâm sàng phục hồi chức năng cho người bệnh.
- Khoa Dinh dưỡng và các khoa lâm sàng phối hợp về GDSK về công tác dinh dưỡng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Thành lập câu lạc bộ người bệnh (theo từng chuyên khoa) tại bệnh viện (để chia sẻ kinh nghiệm).Tăng cường quản lý, GDSK cho người bệnh theo từng mặt bệnh riêng biệt.
Đối với điều dưỡng
- Có tinh thần tự giác hơn nữa trong học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nói chung và công tác GDSK nói riêng.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về GDSK, tập trung đến công tác phòng bệnh.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về Thông tư 07/2011 của Bộ Y tế hướng