Thông tin chung về khoa Nội Tim mạch – BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe người bệnh tăng huyết áp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (Trang 29)

Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra từ khoa Nội A của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số: 10/QĐ- SYT ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Sở Y tế Vĩnh Phúc

Nhân sự hiện có của khoa gồm 32 cán bộ, trong đó: 13 bác sỹ (10 thạc sỹ, 03 bác sỹ) và 19 điều dưỡng (08 đại học và 11 cao đẳng).

Hiện nay, khoa tiếp nhận và điều trị các mặt bệnh liên quan đến tim mạch trong đó, THA là một bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ cao (khoảng 35%).

Biểu đồ 1: Số người mắc bệnh THA và số người bị tai biến mạch máu não do THA điều trị tại Khoa Nội Tim mạch - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2016-2020

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số người bị THA vào điều trị và số người bệnh bị biến chứng TBMMN do THA từ năm 2016-2020 có xu hướng ngày càng tăng.

2.2. Thực trạng GDSK cho người bệnh THA tại khoa Nội Tim mạch BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Thực trạng kiến thức của người bệnh THA

Thông qua phỏng vấn nhanh một số người bệnh THA đang điều trị tại khoa Nội Tim mạch - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc tôi nhận thấy:

Kiến thức của người bệnh về chăm sóc bệnh THA ở mức độ trung bình. Về chế độ ăn chỉ có một số ít người bệnh có kiến thức tốt về chế độ ăn (cụ thể người bệnh biết không ăn mặn, hạn chế mỡ và các phủ tạng động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây…). Số còn lại chỉ nắm được kiến thức chung chung, khi đi vào hỏi cụ thể thì người bệnh không nắm được chi tiết chế độ ăn, chính vì vậy người bệnh không biết cách xây dựng chế độ ăn đúng cho bản thân.

Đối với kiến thức về dùng thuốc: Người bệnh chỉ biết dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, tuy nhiên người bệnh không biết cách theo dõi những tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc như thế nào.

Đối với chế độ tập luyện: Người bệnh biết là THA cần tập luyện thể dục hàng ngày, nhưng không biết lựa chọn hình thức tập luyện thích hợp cho bản thân và cũng không biết thời gian tập cụ thể trong từng trường hợp.

Đối với kiến thức về biến chứng của THA: Đa số NB chỉ biết biến chứng về tai biến mạch máu não còn các biến chứng về suy thận, suy tim, mắt… hầu như NB đều không biết đến.

Về cách theo dõi và tái khám sau khi ra viện: NB biết là phải đến khám lại theo đơn của bác sỹ nhưng NB không biết các dấu hiệu cần phải theo dõi và không biết các dấu hiệu nào chỉ bảo cần phải đi khám bác sỹ ngay.

Như vậy người bệnh THA chỉ nắm được kiến thức chung chung về bệnh THA, những kiến thức cụ thể và chi tiết người bệnh vẫn chưa nắm được, chính vì vậy mà người bệnh không áp dụng được kiến thức đó vào trong việc tự chăm sóc cho bản thân tại gia đình và cộng đồng.

20

Thông qua phỏng vấn một số người bệnh và quan sát thực tế công tác GDSK cho NB tăng HA của nhân viên y tế tại khoa nội tim mạch BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc tôi nhận thấy:

Hầu hết người bệnh THA khi vào điều trị tại khoa đều được nhân viên y tế GDSK. Tuy nhiên, khi tiến hành GDSK cho người bệnh THA, nội dung GDSK còn khá sơ sài nhân viên y tế thường chỉ chú trọng đến cách dùng thuốc và chế độ ăn còn lại những nội dung tập luyện, theo dõi biến chứng, và tái khám NB ít được GDSK.

Hình thức GDSK cho NB THA chủ yếu là tư vấn trực tiếp được lồng ghép trong quá trình chăm sóc. Người bệnh chưa có các buổi tư vấn cụ thể cũng như chương trình giáo dục chi tiết. Khoa cũng chưa tạo được môi trường để NB chia sẻ khiến thức với nhau.

Nguồn thông tin người bệnh THA được nhận thông tin GDSK chủ yếu qua nhân viên y tế tư vấn còn lại các hình thức khác (qua đài, tivi, internet, sách báo, tài liệu, tờ rơi, pano, áp phích) hầu như NB ít được biết đến.

Trong khi đó, nhu cầu của NB tăng HA về các nội dung GDSK khá đa dạng: Hầu hết NB đều mong muốn GDSK về các nội dung (cách sử dụng thuốc, chế độ ăn, biến chứng THA, cách theo dõi tác dụng phụ của thuốc, chế độ tập luyện…) và mong muốn nhận được các thông tin về THA từ nhiều chiều và nhiều nguồn thông tin.

Như vậy thực trạng về công tác GDSK cho NB tăng HA tại khoa nội BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc có những ưu điểm sau:

+ Các lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo công tác GDSK cho NB tăng HA.

+ Đa số cán bộ y tế có tâm huyết với nghề.

+ Khoa đã tổ chức triển khai GDSK cho NB tăng HA bằng hình thức tư vấn trực tiếp lồng ghép trong quá trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Vì thế khi vào khoa, NB được điều dưỡng tư vấn một số kiến thức về bệnh THA.

+ Khi NB được xuất viện về cộng đồng, NB được hướng dẫn về chế độ dùng thuốc, chế độ ăn và cách theo dõi HA thường xuyên tại nhà để phát hiện những biến chứng của THA.

- Tuy nhiên công tác GDSK cho NB tăng HA tại khoa nội tim mạch BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số nhược điểm/ hạn chế sau:

Tỷ lệ điều dưỡng có trình độ cũng

Đa số điều dưỡng tại khoa có trình độ Đại học, cao đẳng nhưng chưa được tập huấn nhiều về công tác GDSK vì thế chất lượng GDSK chưa cao, cách thức GDSK chưa phù hợp với từng NB.

Nội dung GDSK còn sơ sài, GDSK cho NB còn mang tính hình thức, chưa sâu sát đến từng NB.

Khoa cũng chưa có quy định cụ thể về GDSK cho người bệnh THA tại khoa. Hình thức GDSK còn sơ sài, đơn giản. Hầu hết mới chỉ tập trung vào hình thức tư vấn trực tiếp, các hình thức khác chưa được quan tâm, đặc biệt là chưa tạo được môi trường cho NB chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Hạn chế tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác GDSK: Chưa có phòng truyền thông GDSK, chưa đa dạng các hình thức truyền thông GDSK cho NB tăng HA (không có tranh ảnh, pano, áp phích), NB vào khoa chỉ được cán bộ y tế tư vấn THA.

Trình độ hiểu biết của mỗi NB khác nhau nên tiếp thu kiến thức còn hạn chế, điều dưỡng chưa xây dựng được cách thức GDSK phù hợp với các đối tượng người bệnh.

Công việc của điều dưỡng đôi khi bị quá tải do nguồn nhân lực còn hạn chế điều dưỡng chưa đầu tư thời gian vào công tác GDSK cho người bệnh.

- Nguyên nhân của hạn chế

Kỹ năng truyền thông GDSK của một số cán bộ y tế còn hạn chế nên khi tư vấn GDSK cho NB chưa hiệu quả, một số điều dưỡng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của GDSK nên chưa chú trọng đến nhiệm vụ GDSK cho NB.

22

Do hạn chế về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị (chưa có phòng TT – GDSK đôi khi phải sử dụng phòng giao ban, phòng học của học sinh để họp hội đồng NB, tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình chăm sóc NB, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả GDSK chưa cao.

Do tình trạng quá tải, nhân lực điều dưỡng ít nên không đủ thời gian để GDSK một cách đầy đủ.

Do độ tuổi, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi NB khác nhau nên có một số ít NB chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh tăng HA.

HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC

Hình 4: Điều dưỡng tư vấn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân THA

24

CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng của vấn đề

Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động TT- GDSK. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng địnhcông tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Truyền thông GDSK góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe.

Truyền thông GDSK là hoạt động không thể thiếu được trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện nay ở nước ta hệ thống TT-GDSK đã được hình thành từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương. Trong những năm qua, công tác TT-GDSK có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Truyền thông GDSK cho người bệnh THA ở Việt Nam đã đưa vào chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống THA. Tuyên truyền GDSK dưới nhiều hình thức như truyền thông gián tiếp được triển khai rộng khắp tại các tỉnh/ thành phố thông qua các kênh truyền thông khá phổ biến như phát thanh, truyền hình; truyền thanh qua hệ thống loa truyền thanh của xã/ phường/ cụm dân cư; đăng tải các thông tin trên báo viết, báo điện tử của Trung ương và địa phương; tư vấn qua điện thoại, Internet, thư từ; sản xuất các bản tin GDSK tới cộng đồng dân cư phản ánh các hoạt động về công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo bệ sức khỏe cho người bệnh THA.

26

Các hình thức truyền thông trực tiếp được triển khai rộng khắp các tỉnh/ thành phố với nhiều hình thức như thăm hộ gia đình; thảo luận nhóm; tư vấn sức khỏe, tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại cộng đồng và thực hành trình diễn/ làm mẫu tại bệnh viện người bệnh THA được tư vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, họp hội đồng người bệnh…

Cụ thể: Phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa phương xây dựng và phát sóng các chương trình GDSK phổ biến kiến thức về bệnh THA… nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về bệnh THA đến với đại đa số người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Chương trình được xây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thông qua các bài phỏng vấn, nói chuyện với chuyên gia, các tiểu phẩm, tình huống… Ngoài định hướng tuyên truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình được phát sóng còn phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiếu được bệnh THA. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh THA nhận thức đúng đắn về lối sống, quan điểm chưa đúng, tiến tới từ bỏ những thói quen xấu và thực hiện lối sống lành mạnh để phòng chống THA.

Tại cộng đồng, tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về THA với sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội như Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, trường học… Tổ chức giao lưu nói chuyện 2 lần/ 1 năm hưởng ứng ngày THA thế giới (17/5 hàng năm). Tại các địa phương tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt định kỳ câu lạ bộ người THA, giúp người dân trao đổi với các chuyên gia về bệnh THA.

TT-GDSK kết hợp với các cơ quan truyền thông báo chí: Các bài GDSK phổ biến kiến thức về THA, tìm hiểu về bệnh THA… Các báo có số lượng độc giả lớn, cả trên báo viết và báo mạng.

Hình 1 : Tờ rơi về phòng chống THA

Đặt các bảng tuyên truyền Pano, áp phích về THA tại các vị trí công cộng như: Tại các điểm công cộng đông người qua lại, tại các bệnh viện tỉnh/ thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/ huyện; tại các trạm y tế xã/ phường… Phân phát các tờ rơi tuyên truyền về bệnh THA cho các hộ gia đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu như: THA là gì? Yếu tố nguy cơ của THA? Cách phòng bệnh THA? Biến chứng của THA? Thực hiện lối sống lành mạnh phòng chống bệnh THA?

28

3.2. Giải pháp

Nhằm nâng cao chất lượng công tác GDSK cho người bệnh THA tại Khoa Nội – Tim mạch, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TT – GDSK, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh cho bác sĩ và điều dưỡng khoa Nội Tim mạch.

- Xây dựng những quy định cụ thể về GDSK cho NB tăng HA tại khoa, cụ thể như sau:

+ Điều dưỡng phải tư vấn về bệnh THA cho NB từ khi vào khoa điều trị cho tới khi NB ra viện.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thảo luận nhóm và tư vấn GDSK cho NB về THA 1 lần/tuần tại buồng bệnh.

+ Thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ người bệnh THA để NB tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về bệnh THA 1 lần/tháng.

- Xây dựng tờ rơi và áp phích truyền thông về THA: Nội dung GDSK nhấn mạnh vào những vấn đề NB còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về THA như: Khái niệm về THA, cách dùng thuốc khi ra viện, chế độ ăn, các biến chứng THA, cách theo dõi và phòng bệnh THA. Áp phích sẽ được dán tại bảng tin của khoa và tại các buồng bệnh. Tờ rơi sẽ được sử dụng trong các buổi sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt câu lạc bộ của người bệnh.

- Trong quá trình GDSK phải phân loại người bệnh được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp với từng người bệnh.

- Đa dạng hóa các hình thức GDSK cho NB như: tư vấn cá nhân, thảo luận nhóm, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức trò chơi tìm hiểu về bệnh THA.

- Đề xuất khoa Nội Tim mạch bố trí một phòng rộng, thích hợp để tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh THA.

30

KẾT LUẬN 1. Thực trạng GDSK

Công tác GDSK cho NB tăng HA tại khoa nội tim mạch – BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc có triển khai tuy nhiên còn nhiều hạn chế:

Kiến thức tự chăm sóc của NB tăng HA đã có nhưng chỉ ở mức độ chung chung, NB không biết áp dụng kiến thức đó vào chăm sóc cho bản thân.

Nội dung GDSK còn sơ sài chủ yếu GDSK về dung thuốc và chế độ ăn, còn các nội dung khác thì ít giáo dục đến và chưa cụ thể tới từng NB.

Hình thức GDSK chủ yếu là tư vấn trực tiếp trong quá trình chăm sóc, còn các hình tức khác hầu như ít thực hiện.

Một số cán bộ y tế thiếu kỹ năng TT – GDSK, GDSK chỉ sử dụng hình thức tư vấn trực tiếp khi chăm sóc NB, nội dung sơ sài, chưa sâu sát tới từng NB, hình thức GDSK chưa đa dạng, dẫn đến kiến thức của NB còn thiếu hụt.

2. Các giải pháp

- Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TT – GDSK, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh cho bác sĩ và điều dưỡng tại khoa Nội Tim mạch.

- Xây dựng những quy định cụ thể về GDSK cho NB tăng HA tại khoa - Xây dựng tờ rơi và áp phích truyền thông về THA.

- Trong quá trình GDSK phải phân loại người bệnh được GDSK để có biện

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe người bệnh tăng huyết áp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)