* Phân bố theo nhóm tuổi
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ theo tuổi Nhận xét:
- Tuổi trung bình: 62,75, tuổi nhỏ nhất 37 tuổi, tuổi lớn nhất 92 tuổi - Nhóm tuổi thường gặp nhất là nhóm ≥ 60 tuổi, chiếm 53.6% * Phân bố theo giới tính
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ theo tuổi
Nhận xét: Nam chiếm chủ yếu (85.7%), tỉ lệ nam/nữ ~ 6/1. 3,6% 10,7% 32,1% 53,6% 0 10 20 30 40 50 60 Dưới 40 40 -49 50-59 Trên 60
Phân bố theo nhóm tuổi
Nam; 85,7% Nữ 14,3%
Nam Nữ
2.2.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 2.3: Phân bố bệnh ung thư được mở thông dạ dày Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh lý hay gặp nhất là UT thực quản (57.1%), các bệnh khác (UT vòm, UT hạ họng, UT thanh quản, UT dạ dày, UT xoang lê…) chiếm tỷ lệ thấp
57,1% 10,7% 7,2% 10,7% 14,3% 0 10 20 30 40 50 60
2.2.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước phẫu thuật
* Đặc điểm toàn trạng
Bảng 2.1: Đặc điểm toàn trạng đối tượng (n=28)
Chỉ số BMI Số lượng Tỷ lệ %
Gầy 22 78.6
Trung bình 6 21.4
Béo 0 0
Nhận xét:Đa số NB trước khi MTDD có thể trạng gầy (BMI < 18.5) chiếm 78.6%, không có NB có thể trạng béo.
* Đặc điểm về triệu chứng tiêu hóa và quá trình điều trị
Biểu đồ 2.4: Đặc điểm triệu chứng tiêu hóa Nhận xét:
- Người bệnh có triệu chứng nuốt khó chiếm tỷ lệ cao nhất là 57.1%, nuốt nghẹn hoàn toàn chiếm tỷ lệ 39.3% và người bệnh có triệu chứng ăn uống hạn chế chỉ chiếm tỷ lệ 3,6%
Biểu đồ 2.5: Đặc điểm quá trình điều trị
Nhận xét: Đa số người bệnh chưa được điều trị chiếm tỷ lệ 42,9%, 17,9% người bệnh được Xạ trị, 14,3% được Hóa trị...
3,6% 57,1% 39,3% 0 10 20 30 40 50 60
Ăn uống hạn chế Nuốt khó Nuốt nghẹn hoàn toàn
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Hóa trị Xạ trị Hóa xạ đồng thời Phẫu thuật CSGN Chưa điều trị 14,3% 17,9% 13,2% 8,1% 3,6% 42,9%
2.2.4. Đặc điểm cuộc phẫu thuật
Bảng 2.2: Đặc điểm cuộc phẫu thuật (n=28)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Tình trạng toàn thân Bình thường 28 100
Bất thường 0 0
Tính chất cuộc phẫu thuật
Mổ phiên 27 96.4
Mổ cấp cứu 1 3.6
Phương pháp gây mê Mê nội khí quản 15 53.6
Mê tĩnh mạch 2 7.1
Tê tủy sống 6 21.4
Tê tại chỗ 1 3.6
Mask thanh quản 4 14.3
Phương pháp phẫu thuật
Mổ hở 25 89.3
Mổ nội soi 3 10.7
Nhận xét:
- Tất cả NB có tình trạng toàn thân bình thường khi bắt đầu cuộc phẫu thuật.
- Hầu hết các trường hợp MTDD được lên kế hoạch mổ chiếm 96.4%, chỉ có 1 trường hợp mổ cấp cứu chiếm tỷ lệ 3,6%.
- Phương pháp gây mê nội khí quản được lựa chọn nhiều nhất chiếm 53.6%, chỉ có 01 NB được gây tê tại chỗ.
- 25 người bệnh được mổ hở chiếm 89.3% chỉ có 03 người bệnh chiếm tỷ lệ 10,7% người bệnh được mổ nội soi
2.2.5. Chăm sóc người bệnh sau mở thông dạ dày
* Tình trạng người bệnh và thời gian cắt chỉ
Bảng 2.3: Tình trạng người bệnh và thời gian cắt chỉ (n=28)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Tình trạng toàn thân Bình thường 28 100
Bất thường 0 0
Thời gian cắt chỉ < 7 ngày 2 7.1
7 – 10 ngày 21 75
> 10 ngày 5 17.9
Nhận xét:
- 100% người bệnh sau phẫu thuật có tình trạng toàn thân ổn định, không có dấu hiệu bất thường.
- 75% người bệnh được cắt chỉ từ 7-10 ngày sau phẫu thuật, 17,9 % người bệnh cắt chỉ hơn 10 ngày sau phẫu thuật.
* Tình trạng biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 2.4: Biến chứng sau phẫu thuật (n=28)
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Không có biến chứng 20 71,4
Nhiễm trùng loét chân sonde 04 14,3
Chảy máu 02 7,1
Tụt sonde 01 3,6
Tắc sonde 01 3,6
Nhận xét: 20 người bệnh không có biến chứng chiếm tỷ lệ 71,4%; chỉ có 01 người bệnh bị tụt sonde, tắc sonde chiếm tỷ lệ 3,6%; 14,3 % người bệnh bị nhiễm trùng loét chân ống sonde
2.2.6 Thể trạng người bệnh sau mở thông dạ dày 1 tháng
Bảng 2.5: Thể trạng người bệnh sau MTDD 01 tháng (n=28)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Chỉ số cân nặng
Tăng 12 42.9
Không thay đổi 12 42.9
Giảm 4 14.2 Chỉ số BMI Gầy 19 67.9 Trung bình 9 32.1 Béo 0 0 Nhận xét:
- Sau 1 tháng nuôi dưỡng qua ống thông, phần lớn người bệnh có tăng cân hoặc duy trì được cân nặng, chỉ có 4 trường hợp giảm cân chiếm tỷ lệ 14.2%.
- Chỉ số BMI phân loại mức trung bình tăng lên 32.1%. phân loại gầy vẫn chiếm tỷ lệ cao 67.9%, không có trường hợp nào phân loại béo.
2.2.7. Sự hài lòng và tuân thủ của người bệnh sau mở thông dạ dày
Bảng 2.6: Sự hiểu biết và tuân thủ của người bệnh về MTDD (n=28)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Hiểu biết về
phương pháp, mục đích của MTDD
Hiểu biết đầy đủ 28 100
Hiểu không đầy đủ 0 0
Hiểu sai 0 0
Sự tuân thủ
quytrình chăm sóc và bơm ăn của người bệnh và gia đình
Tuân thủ đầy đủ 19 67.9
Hiểu nhưng không tuân thủ đầy
đủ 9 32.1
Không hiểu nhưng không tuân thủ
đầy đủ 0 0
Nhận xét: 100% người bệnh hiểu biết về phương pháp, mục đích của MTDD; 19 người bệnh tuân thủ đầy đủ chiếm tỷ lệ 67,9%
Bảng 2.7: Tỷ lệ hài lòng của người bệnh (n=28)
Mức độ hài lòng Hiệu quả phẫu thuật MTDD
Hiệu quả chăm sóc bệnh nhân sau MTDD Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất hài lòng 17 60.7 7 25 Hài lòng 11 39.3 19 67.9 Không hài lòng 0 0 2 7.1 Rất không hài lòng 0 0 0 0 Nhận xét:
-Tất cả các trường hợp đều hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của MTDD.
- Phần lớn tuân thủ đúng và đầy đủ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng qua ống thông.
- Phần lớn hài lòng với kết quả chăm sóc và dinh dưỡng qua ống thông, kết quả phẫu thuật có tỷ lệ rất hài lòng chiếm tỷ lệ cao (60.7%).
Chương 3: BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi đối tượng nghiên cứu
Qua biểu đồ 2.1 cho thấy người bệnh thuộc nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,6%, chỉ có 01 người bệnh ở nhóm tuổi < 40 tuổi chiếm tỷ lệ 3,6%; có 03 NB thuộc nhóm tuổi từ 40-49 chiếm tỷ lệ 10,7%. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy MTDD chủ yếu thực hiện ở NB tuổi trung niên, cao tuổi. Qua đây phản ánh được mô hình bênh tật theo lứa tuổi, bệnh UT thực quản, UT vòm, UT hạ họng thường hay gặp ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi do chịu tác động của các yếu tố gây bệnh (thuốc lá, rượu, môi trường ô nhiễm, thức ăn…) trong một thời gian dài gây nên các đột biến và phát triển thành khối u. Trên lâm sàng, khi hỏi NB khai thác tiền sử bệnh ung thư thực quản đa số là những NB nghiện rượu trong thời gian dài. Uống rượu và hút thuốc lá trong thời gian dài dẫn đến bỏng mạn tính đường tiêu hóa (khoang miệng, hạ họng, thực quản…….) lâu ngày dẫn đến phát sinh ung thư. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Diệp Bảo Tuấn và Nguyễn Thị Kim Chi với nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 49,4%[12]., Đặng Lệ Mỹ (Bệnh viện K) với nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 33,8%, nhóm tuổi < 40 tuổi chiếm 4,6[7]..
3.1.2. Đặc điểm về giới tính
Qua kết quả nghiên cứu và biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ lệ nam/nữ có sự chênh lệch lớn với nam chiếm tỷ lệ là 85,7%. Điều này cho thấy MTDD chủ yếu gặp ở nam, đây là nhóm NB chiếm ưu thế và các bệnh UT thực quản, UT hạ họng, UT vòm, các bệnh này thường có các yếu tố nguy cơ cao liên quan đến rượu và thuốc lá. Hút thuốc và uống rượu thời gian dài dẫn đến làm bỏng mãn tính niêm mạc đường tiêu hóa trên dẫn đến phát sinh bệnh UT. Trong nghiên cứu chỉ có 4 NB nữ với chẩn đoán là UT xương hàm dưới, UT lưỡi, UT dạ dày.
3.1.3. Đặc điểm bệnh lý
Biểu đồ 2.3 cho thấy người bệnh bị UT thực quản chiếm ưu thế với tỷ lệ 57,1%, các vị trí khác ít gặp hơn (UT vòm, UT thanh quản chiếm 10,7%). Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dài 25-30 cm với nhiệm vụ chính là đưa thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày, khi xuất hiện các khối u sẽ làm hẹp lòng ống thực quản dẫn đến gây tắc nghẽn. Bên cạnh đó, NB ung thư thực quản thường phải MTDD nuôi dưỡng trong quá trình điều trị xạ trị hoặc sau xạ trị một thời gian dài để tránh tình trạng suy kiệt do không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Những ung thư khác như UT hạ họng, UT gốc lưỡi và một số UT khác chỉ MTDD khi khối u lan rộng hay chèn ép khó nuốt. Theo các nghiên cứu của Đặng Lệ Mỹ[7]., Diệp Bảo Tuấn và Nguyễn Thị Kim Chi cũng cho kết quả tương đồng[12]..
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước MTDD 3.2.1. Đặc điểm triệu chứng tiêu hóa
Tất cả NB trước khi MTDD đều được đo chiều cao và cân nặng để đánh giá chỉ số BMI, trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ NB gầy chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,6%, không có trường hợp nào có chỉ số BMI ≥ 25. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Trần Thị Anh Tường và cộng sự với tỷ lệ gầy chiếm 70%[13]., của Diệp Bảo Tuấn và Nguyễn Thị Kim Chi là 53%[1].
3.2.2. Đặc điểm quá trình điều trị.
Qua Biểu đồ 2.4 thì phần lớn NBcó triệu chứng nuốt khó (57,1%), chỉ ăn được cháo loãng, sữa, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp nuốt nghẹn hoàn toàn, không ăn uống được, kể cả uống nước;39,3% người bệnh nuốt nghẹn hoàn toàn, không thể ăn, uống bất cứ đồ ăn thức uống nào.
Qua Biểu đồ 2.5: Đa số NB chưa được điều trị đặc hiệu trước khi MTDD chiếm tỷ lệ 42,9 %, một số ít được xạ trị, hóa trị, hóa xạ trị trước mổ.
3.2.3. Đặc điểm cuộc mổ MTDD
Qua kết quả ở bảng 2.2 cho thấy tất cả NB đều có tình trạng toàn thân bình thường trước khi tiến hành cuộc mổ. Hầu hết NB đều được lên kế hoạch mổ trước, chỉ có 1 trường hợp mổ cấp cứu do BN bị chèn ép khí quản nên tiến hành khai khí đạo cấp cứu và được xem xét phẫu thuật MTDD. Gây mê nội khí quản là kỹ thuật được bác sĩ gây mê lựa chọn nhiều nhất (53,6%), ngoài ra còn có các phương pháp như gây tê tủy sống (21,4%), mask thanh quản (14,3%), mê tĩnh mạch và gây tê tại chỗ được sử dụng cho phương pháp phẫu thuật nội soi. Phương pháp mổ hở vẫn đang là phương pháp mổ chủ đạo (89,3%), chỉ có 03 trường hợp mổ nội soi.
3.2.4. Đặc điểm sau mổ và chăm sóc NB mở thông dạ dày
Theo kết quả ở bảng 2.3 cho thấy tất cả các NB sau mổ MTDD đều có tình trạng toàn thân bình thường. Thời gian cắt chỉ vết mổ chủ yếu giao động từ 7 - 10 ngày (75%), có 2 trường hợp mổ nội soi qua đường bụng thời gian cắt chỉ ngắn hơn, có 5 trường hợp phải cắt chỉ muộn do thể trạng NB trước mổ gầy, trong quá trình hậu phẫu chưa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến sự liền da chậm hơn.
Tại Bảng 2.4 vị trí ống thông, biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng loét chân ống thông (14,3%), do bản chất dịch dò qua chân ống thông phần lớn là dịch tiêu hóa có tính acid nên sau khi dò qua chân ống thông gây viêm da xung quanh chân ống thông. Ngoài ra còn gặp các biến chứng như tắc ống thông do chế biến thức ăn chưa nhuyễn, tụt ống thông ra ngoài do bị đứt chỉ cố định. Theo kết quả nghiên cứu của Diệp Bảo Tuấn và Nguyễn Thị Kim Chi, biến chứng hay gặp là dò chân ống mở thông dạ dày chiếm 43%, nhiễm trùng vết mổ chiếm 30%[12].. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đặng Lệ Mỹ thì phần lớn không có biến chứng chiếm 95,4%, nhiễm trùng, loét chân ống thông chỉ chiếm 1,5%, chảy máu vết mổ chiếm chiếm 3,1%, không có trường hợp nào bị tắc hay tụt ống thông[7].
3.3. Thể trạng người bệnh sau 01 tháng MTDD
Qua kết quả bảng 2.5 nhận thấy rằng sau 01 tháng nuôi dưỡng qua ống thông, thể trạng NB có phần được cải thiện, có 42,9% tỷ lệ có tăng cân, 42,9% tỷ lệ duy trì được cân nặng. Tuy nhiên, sự cải thiện vẫn còn hạn chế, số NB có thể trạng trung bình đã tăng lên từ 21,4% trước mở thông lên 32,1%. Chỉ số béo cũng giảm do trong quá trình điều trị tia xạ và hóa chất để điều trị bệnh chính gây ra một số vấn đề với NB như mệt mỏi đau rát tại vị trí xạ trị. Hơn nữa nhiều yếu tố tác động đến cân năng NB như không phải tất cả đều tuân thủ đầy đủ quy trình chăm sóc bệnh nhân mở thông dạ dày, nuôi dưỡng không đủ chất. Qúa trình điều trị tia xạ, hóa chất đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng hơn người bình thường. Tuy nhiên chỉ số BMI của nhóm NB này có thể được cải thiện, bởi vì trước khi MTDD bệnh nhân không ăn uống được trong thời gian dài nên thiếu năng lượng cơ bản một cách trường diễn làm cho NB sút cân mạnh, sau khi MTDD nêu NB được nuôi dưỡng tốt thì thể trang bệnh nhân sẽ được cả thiện.
3.4. Đánh giá sự hài lòng và tuân thủ của BN sau khi được MTDD
Tất cả NB trước khi MTDD đều được giải thích về mục đích, phương pháp, ý nghĩa của MTDD cũng như cách chăm sóc sau mổ, chế độ dinh dưỡng qua ống thông, các phiền toái, khó khăn có thể gặp cũng như tính thẩm mỹ vì sau mổ sẽ có một ống thông ở vùng bụng của NB, NB cũng mất các vị giác do thức ăn không còn đi qua đường miệng nữa mà từ ống thông vào thẳng dạ dày, do vậy, lúc đầu có khá nhiều NB từ chối MTDD nhưng sau khi nghe các thầy thuốc giải thích rõ về lợi ích nên đa số NB chấp nhận.
Qua kết quả bảng 2.6 và bảng 2.7 cho thấy tất cả NB và người nhà đều hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích, phương pháp của MTDD, sau cuộc mổ, tỷ lệ rất hài lòng với cuộc mổ chiếm tỷ lệ cao (60,7%), không có trường hợp nào không hài lòng với cuộc mổ. Về kết quả chăm sóc sau mổ, phần lớn NB và người nhà hài
lòng với kết quả (67,9%), có 2 trường hợp không hài lòng về kết quả chăm sóc do NB bị nhiễm trùng vết mổ.
Sau khi MTDD, tất cả NB và người nhà đều được điều dưỡng giải thích, hướng dẫn cách chăm sóc, cách cho ăn, các loại thức ăn, số lượng, số lần bơm ăn và các lưu ý khi bơm ăn, sau đó làm mẫu và giải đáp thắc mắc của NB và người nhà. Qua đánh giá kết quả tại bảng 2.6 và bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ NB và người nhà tuân thủ quy trình chăm sóc và bơm ăn chiếm tỷ lệ cao (67,9%), NB và người nhà hiểu nhưng tuân thủ không đầy đủ chiếm 32,1%, thường gặp ở các trường hợp người dân tộc thiểu số, người lớn tuổi.
3.5. Thuận lợi và khó khăn: 3.5.1 Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Bệnh viện, Ban giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa, đồng thời được sự hỗ trợ, phối hợp của các khoa phòng chức năng nên các hoạt động chuyên môn của điều dưỡng trong bệnh viện có nhiều mặt thuận lợi.
Tỷ lệ điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng điểu dưỡng trở lên trong đó trình độ cử nhân điều dưỡng chiếm tỷ lệ 15%, đa phần điều dưỡng trong bệnh viện đã được đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện đại học y Hà Nội….về chuyên ngành ung bướu.
Phần lớn các điều dưỡng năng động trong công việc, tích cực không ngừng học tập trau dồi kỹ năng, kiến thức tận tình phục vụ người bệnh. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm hết lòng trong công tác chăm sóc người bệnh, tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc Quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.