Phương pháp KMC là gì

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp kangaroo tại khoa hồi sức tích cực sơ sinh bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 25)

b) Khá miệm trẻ nhẹ cân

1.2.7.1. Phương pháp KMC là gì

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp KMC là phương pháp chăm sóc trẻ bằng cách đặt trẻ tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con cho tất cả các trẻ mới đẻ, đặc biệt cho trẻ đẻ non / nhẹ cân.

1.2.7 2.Phương pháp tiến hành: Nguyên tắc của PP KMC :

- Tiếp xúc da kề da với mẹ hoặc người chăm sóc 24/24 giờ

- Nuôi con bằng sữa mẹ

- Hỗ trợ người mẹ và gia đình cách chăm sóc trẻ

- Ra viện sớm

- Tiếp tục thực hiện PP KMC ngoại trú ( tại nhà) và theo dõi sự phát triển của

trẻ.Trong giai đoạn thực hiện phương pháp Kangaroo ngoại trú, chất lượng

chăm sóc phải đạt ít nhất như chăm sóc sơ sinh cơ bản như theo dõi về các thông số như nhịp tim, màu sắc da, thân nhiệt, cân nặng,…

- Tái khám đúng hẹn

1.2.7.3.Các bước tiến hành PP KMC

- Bà mẹ hoặc người chăm sóc được nhân viên y tế hướng dẫn kiến thức căn

Hình ảnh 1.1: Tư vấn gia đình thực hành PP KMC

- Trẻ luôn được ủ trong tư thế KMC 24/24 giờ. Việc tiếp xúc da kề da với mẹ

phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu người mẹ không thể ở cùng con 24/24 thì nên tiếp xúc với trẻ bất kì lúc nào có thể, càng nhiều giờ trong ngày và càng kéo dài càng tốt.

- Dinh dưỡng luôn đảm bảo bằng nhiều hình thức khác nhau: bú mẹ, bú bằng

cốc thìa, ăn sữa nhỏ giọt bằng ống tiêm, Gavage qua sonde dạ dày.

- Theo dõi cân nặng, các vấn đề về tiêu hoá, hô hấp mỗi ngày; chiều dài, vòng

đầu mỗi tuần.

- Massge cho trẻ mỗi ngày ( do bà mẹ hoặc người nhà chăm sóc thực hiện)

- Nhân viên y tế luôn có mặt kịp thời phát hiện và xử trí các diễn biến nặng

của trẻ.

- Cho trẻ xuất viện sớm và tiếp tục ủ KMC tại nhà cho đến khi trẻ được 38

tuần – 40 tuần tuổi hiệu chỉnh.

CHƯƠNG II

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1. Khái quát sơ lược về Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa.

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa hiện có: 500 giường bệnh kế hoạch, giường bệnh thực kê 814 ,với 12 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng và 08 phòng chức năng. Là nơi điều trị chuyên khoa cho tất cả đối tượng là Sản - Phụ khoa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận. Trong những năm qua bệnh viện luôn vượt chỉ tiêu khám chữa bệnh và số người bệnh tới khám và điều trị có xu hướng gia tăng.

Trong năm 2020, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 100.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, với tổng số 13.675 ca phẫu thuật lấy thai, 16.742 ca đẻ thường, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng và các ca bệnh khó được chuyển từ tuyến dưới lên.

Nhân lực của bệnh viện gồm: 689 người, trong đó có 20 thạc sỹ, 09 BSCKII, 39 BSCKI, 60 BS và 371 điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên.

Khoa Hồi sức tích cực Sơ Sinh là khoa tập chung nhiều đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ và sau mổ lấy thai cũng như thực hiện chăm sóc NICU cho trẻ có bệnh lý phức tạp và thực hành chăm sóc trẻ sinh non nhẹ

cân bằng phương pháp KMC. Hiện nay Khoa có tổng số lượng nhân viên là: 41, trong đó có 10 bác sỹ, 28 điều dưỡng, 13 hộ lý. Trong năm 2020, Khoa đã tiếp nhận khám và điều trị cho 20.135 lượt trẻ, trong đó có 1.393 trẻ suy hô hấp, 1.295 trẻ đẻ non. 06 tháng đầu năm 2021 Khoa đã tiếp nhận khám và

điều trị cho 8.454 lượt trẻ, trong đó có 572 trẻ suy hô hấp, 502 trẻ đẻ non.

Hình ảnh 2.2: Khoa HSTC Sơ Sinh - BV Phụ sản Thanh Hóa.

Để đạt được những chỉ tiêu hàng năm do Sở Y Tế giao và thực hiện thành công kế hoạch nhiệm vụ chính trị của bệnh viện hàng năm, song song với việc đáp ứng đầy đủ trang thiết bị thì bệnh viện cần chú trọng nâng cao nguồn lực trong công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân.

2.2. Tình hình thực hành phương pháp chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp KMC tại khoa HSTC Sơ sinh - BV Phụ sản Thanh Hóa.

Qua thực hiện và theo dõi về công tác thực hành phương phápchăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp KMC tại Bệnh viện Phụ sản Thanh

Hóa, tôi thấy công tác thực hành phương pháp chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp KMC tại đây trải qua các bước sau:

2.2.1Chỉ định:

Cho tất cả trường hợp có tiêu chuẩn lựa chọn dưới đây và gia đình đồng ý tham gia:

2.2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - Trẻ có chỉ định vào PP KMC - Trẻ có chỉ định vào PP KMC

- Cân nặng từ khi bắt đầu vào KMC ≤ 2500 gr - Tuổi thai dưới <37 tuần

- Trẻ không có dấu hiệu bệnh lý nặng hoặc đã vượt qua giai đoạn bệnh lý nặng. - Không nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

- Không cần hỗ trợ thêm về hô hấp như oxy, Cpap - Có đáp ứng tốt với các kích thích.

2.2.1.2. Người chăm sóc (mẹ hay thân nhân gần nhất) phải:

- Tự nguyện tham gia và thực hiện nghiêm túc PP này theo hướng dẫn

- Có sức khoẻ tốt cả về thể chất và tinh thần, và không có bệnh lý truyền nhễm về đường hô hấp và tiêu hoá.

- Dành toàn bộ thời gian thực hiện PP KMC

- Thực hiện vệ sinh tốt: Không để móng tay, vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ

- Có thêm một người trong gia đình để thay thế người chăm sóc khi cần thiết. 2.2.1.3. Phương pháp KMC thất bại khi:

PP chăm sóc KMC thất bại nếu có một trong các trường hợp sau:

- Trẻ nhịn ăn, nuôi ăn tĩnh mạch, Gavage sữa liên tục.

- Viêm ruột hoại tử.

- Cần hỗ trợ thêm Oxy hoặc CPAP

- Vàng da phải chiếu đèn

- Các nguyên nhân khác cần chăm sóc cấp 1.

- Địu trẻ

- Giường

- Nhiệt độ phòng 25-28°C;

- Gương - Áo khoác

- Cân điện tử với đơn vị thấp nhất là gram

- Thước dây đo vòng đầu với đơn vị thấp nhất là 1 mm - Thước gỗ đo chiều dài với đơn vị thấp nhất là 0,5 mm

- Nhiệt kế điện tử.

Hình ảnh 2.3: Các vận dụng chuẩn bị thực hành PP KMC

2.2.3. Các bước thực hiện:

- Rửa và sát khuẩn tay thật sạch

- Chuẩn bị trẻ: cặp nhiệt độ (nếu cần), thay bỉm sạch, mặc áo và quần bằng một tay và nâng dưới cổ và phần lưng của trẻ. Tay kia bến phần mông trẻ. (Để tránh cho trẻ bị khó thở thì bạn nên nâng nhẹ phần dưới cằm)

- Đặt trẻ lên ngực mẹ, để trẻ nằm sấp giữa hai bầu vú mẹ ở tư thế thẳng đứng, ngực trẻ áp vào ngực mẹ, đầu trẻ nằm ngay về 1 bên, má của trẻ tựa vào phần trên của ngực mẹ, bụng trẻ áp vào phần trên bụng người mẹ.

- Hai tay trẻ dang rộng đặt trên hai bầu bú mẹ, hai chân giữ nguyên. Người mẹ cần mặc một cái áo địu bằng vải chun giản để giữ trẻ luôn ở vị trí kangaroo và tránh di động đầu và cổ trẻ.

- Chỉnh sửa tư thế thân trên: Một tay giữ đầu, 1 tay đưa 2 chân trẻ ra khỏi phần dưới áo Kangaroo, kéo phần trên áo lên ngang tai trẻ. Thân trên của trẻ được đỡ trong áo Kangaroo .

- Chỉnh sửa tư thế 2 chân: Đổi tay giữ đầu, chỉnh sửa áo, kéo phần áo chùm kín 2 chi.

- Đắp chăn bông, đảm bảo thân nhiệt.

Hình ảnh 2.4: Tập huấn thực hành chăm sóc trẻ bằng phương pháp KMC

2.2.4. Một số biểu hiện có thể xảy ra với trẻ khi thực hành phương pháp Kangaroo.

2.2.4.1 Suy hô hấp: Tình trạng này rất nguy hiểm nên cần lưu ý:

- Trẻ tím tái: Có biểu hiện khó thở, lồng ngực bị rút lõm, thở rên, thở nhanh

hoặc thở chậm. Trẻ ngừng thở thuyền xuyên và kéo dài

- Cách xử lí: Hướng dẫn các mẹ luôn đặt trẻ ở tư thế cổ ở trung gian, cổ không bị gập. Tùy mức độ mà có biện pháp hỗ trợ hô hấp khác nhau (ôxy, CPAP..)

Hình ảnh 2.5: Biểu hiện suy hô hấp xảy ra đối với trẻ thực hành KMC 2.2.4.2 Hạ thân nhiệt

- Thông thường: Thân nhiệt bình thường ở trẻ sơ sinh từ 36.5 độ C đến 37.4 độ C. Bạn nên lưu ý xem nếu thân nhiệt trẻ < 36.5 độ C thì do phòng lạnh và nhiệt độ môi trường lạnh.

- Cách xử lí:

+ Có thể tăng thân nhiệt của trẻ bằng cách đắp chăn ấm, cũng có thể đắp thêm chăn trên lưng trẻ, tránh có gió lùa vào phòng.

+ Thân nhiệt mong muốn ở trẻ sơ sinh 36,5°C đến 37,4°C, nếu thân nhiệt trẻ < 36,5°C do phòng lạnh, nhiệt độ môi trường lạnh.

+ Theo dõi nhiệt độ của trẻ mỗi 15-30p/ lần cho đến khi nhiệt độ của trẻ trở lại như lúc bình thường.

+ Trong một số trường hợp thân nhiệt của trẻ vẫn không cải thiện thì khi đó ta cần sử dụng lồng ấp hay giường sưởi.

- Theo dõi thường xuyên tình trạng trẻ như: Nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt, màu sắc da,…

- Quan sát các dấu hiệu vàng da, nôn mửa, phân, nước tiểu, cân nặng, tinh thần cửa trẻ xem có vấn đề gì bất thường không.

- Hỗ trợ và theo dõi khả năng chăm sóc của các bà mẹ: cho trẻ ăn, cách giữ ấm, dấu hiệu nguy hiểm, tư thế của người mẹ khi ngủ.

CHƯƠNG III BÀN LUẬN

3.1 Đặc điểm cá nhân của trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá

Bảng 3. 1: Đặc điểm cá nhân của trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh – Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá

Đặc điểm n Tỷ lệ Giới tính: - Nam -Nữ 36 31 53.7 46.3 Tuổi thai ( tuần)

Nhỏ nhất ( tuần) Lớn nhất ( tuần) 31.6± 2.11 28 36 Tuổi mẹ: - < 25 tuổi - ≤ 35 tuổi - > 35 tuổi 29 31 7 43.28 46.22 10.5 Nghề nghiệp của mẹ hoặc

người trực tiếp tham gia PP KMC:

-Lao động trí óc -Lao động chân tay

18 49

26.87 73.13 Trình độ học vấn của mẹ

hoặc người trực tiếp tham gia PP KMC: - < Cấp III - ≥ Cấp III 43 24 64,2 35.8 Phân bố vùng miền: - Khu vực thành phố - Khu vực nông thôn

15 52

22.39 77.61

Nhận xét: Với 67 trẻ tham gia thực hành phương pháp KMC không có sự chệnh lệch nhiều về giới tính và tuổi thaitrung bình là 31.6± 2.11, thấp nhất là 28 tuần.Đối tượng là các bà mẹ hay người chăm sóc tham gia PP KMC có trình độ học vấn < Cấp III chiếm tỷ lệ khá cao 64.2%. Đa số các bà mẹ thuộc khu vực nông thôn và nằm ngoài độ tuổi sinh đẻ và có 7 mẹ sinh con > 35 tuổi chiếm 10.5%

3.2. Đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh – Bệnh viện Phụ Sản Thanh Kangaroo tại Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh – Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá.

3.2.1. Đặc điểm cân nặng của trẻ khi bắt đầu tham gia PP KMC Bảng 3.2: Cân nặng của trẻ khi bắt đầu tham gia PP KMC

Tổng số n= Trung bình (gram) ±độ lệch chuẩn Nhẹ nhất (gram) Nặng nhất (gram) Cân nặng 1570 ± 264 1050 2410

Nhận xét: Cân nặng trung bình của trẻ khi bắt đầu tham gia PP KMC là 1570 ± 264 gram, nhẹ nhất là 1050 gram và nặng nhất 2410 gram

3.2.2. Đặc điểm về dinh dưỡng

Bảng 3.3: Đánh giá về chế độ dinh dưỡng

Hình thức dinh dưỡng Khi vào khoa(%) Khi xuất viện(%) Sữa mẹ toàn phần và các

chế phẩm pha vào sữa 6 61

Sữa mẹ bán phần 8.4 8.4

Sữa non tháng toàn phần

14.5 30.6

Nhịn ăn và nuôi ăn tĩnh mạch

Nhận xét: Đa số các trẻ khi vào viện phải nhịn ăn và nuôi ăn tĩnh mạch ( 71.1%). Có 14.4 % trẻ khi vào viện được tiếp xúc với sữa mẹ, sau khi tham gia PP KMC có 61% trẻ xuất viện được bú mẹ hoàn toàn.

3.2.3.Đặc điểm sự phát triển về thể chất Bảng 3.4: Sự phát triển về thể chất

Đặc điểm Tỷ lệ(%)

Cân nặng tăng trung bình trong quá trình thực hiện KMC: -Khá ( > 18gram/kg/ngày) -Trung bình ( 15- 18 gram/kg/ngày) -Kém ( < 15 gram/kg/ngày) 63,3 26 10.7 Chiều dài tăng trung bình trong quá trình

thực hiện KMC: -Đạt ( ≥ 0,6cm/ tuần)

-Không đạt ( < 0,6 cm/tuần)

83.3 16.7 Vòng đầu tăng trung bình trong quá trình

thực hiện KMC: - Đạt ( ≤ 0,6cm/ tuần) - Không đạt ( < 0,6 cm/tuần) 83.3 16.7 Thân nhiệt: - Ổn định( 36-37 độ C) - Dao động 100 0

Nhận xét: Tuy cân nặng trung bình của trẻ khi tham gia PP KMC xếp vào nhóm nhẹ cân, nhưng phần lớn các trẻ đều tăng cân đạt chuẩn 89.3%. Tỷ lệ này là 83.3% đối với chiều dài và vòng đầu. Trẻ luôn giữ thân nhiệt ổn định khi tham gia PP KMC.

3.2.4. Đặc điểm về tiêu hoá

Đặc đểm Tỷ lệ(%) Đi tiểu:

-Tốt ( >1 lần/ngày, phân không nhầy máu, bụng mềm)

-Kém( <1 lần/ngày, hoặc bụng chướng, phân nhầy, máu)

93,9 6.1 Nôn trớ sữa:

- Không nôn trớ và ít

- Nôn trớ nhiều( < 3 lần/ ngày)

93,9 6.1

Bảng 3.6: Đánh giá tình trạng viêm ruột

Viêm ruột Tần số Tỷ lệ (%)

Có 5 7.5

Không 62 92.5

Bảng 3.7: Đánh giá tình trạng viêm ruột hoại tử trên đối tượng nghiên cứu

Viêm ruột hoại tử Tần số Tỷ lệ (%)

Có 2 2.98

Không 65 97.02

Nhận xét: Hầu hết trẻ có tình trạng tiêu hoá tốt chiếm 93.9%, đa số trẻ ít bị nôn trớ (93.9%), tuy nhiên trong thu thập số liệu thực hiện chuyên đề có 7.5% trẻ viêm ruột và và 2.98% trẻ viêm ruột hoại tử.

3.2.5. Các vấn đề về hô hấp

Bảng 3.8: Đánh giá tình trạng ngưng thở ở trẻ khi tham gia PP KMC

Cơn ngừng thở Số ca Tỷ lệ (%)

Không có 45 67.17

Bệnh lý 10 14.92

Tổng số 67 100

Bảng 3.9: Đánh giá tình trạng viêm phổi trở lại

Viêm phổi trở lại Số ca Tỷ lệ (%)

Có 8 11.94

Không có 59 88.06

Tổng số 67 100

Bảng 3.10: Đánh giá tình trạng ngưng thở phải hỗ trợ hô hấp trên nhóm các trẻ có cơn ngừng thở bệnh lý

PP hỗ trợ hô hấp Số ca Tỷ lệ (%)

Oxy 2 10.45

CPAP 6 89.55

Tổng số 8 100

Bảng 3.11: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh trong quá trình tham gia PP KMC

Vấn đề Tỷ lệ (%)

Hô hấp 11.94

Viêm ruột 7.5

Viêm ruột hoại tử 2.98

Tổng số 22.42

Nhận xét: Kết quả cho thấy có 85.08% trẻ không ngừng thở hoặc có cơn ngừng thở thoáng qua,tự xử trí được. Trong tất cả các trẻ có cơn ngừng thở bệnh lý đều viêm phổi trở lại và có 89.55% trẻ phải thở CPAPS.

Qua nghiên cứu trên 67 trẻ tham gia PP KMC tại Khoa Hồi sức Tích cực Sơ Sinh - Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá trong thời gian thực hiện chuyên đề tôi nhận thấy:

* Về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu:

- Sự phân bố theo tuổi mẹ cho thấy: các bà mẹ nắm ngoài độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ khá cao 53.78%.

- Sự phân bố theo nghề nghiệp và học vấn cho thấy: Đa số các bà mẹ hoặc người chăm sóc có trình độ văn hoá dưới cấp 3 chiếm 64.2% , lao động chân tay chiếm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp kangaroo tại khoa hồi sức tích cực sơ sinh bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)