Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của sản

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của sản phụ sinh mổ lần một tại bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 67)

sơ sinh của sản phụ sinh mổ lần một tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa

Tiếp tục, tăng cường tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản trong cộng đồng và tại bệnh viện với nhiều chủ đề như các lớp tiền sản: làm bố, làm mẹ; chăm sóc thai nghén và đặc biệt là chăm sóc sau đẻ; chú trọng công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế cho sản phụ trong thời gian nằm viện và khi ra viện.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông đa phương tiện trên mọi phương diện nhằm nâng cao sự hiểu biết của sản phụ và gia đình, để sản phụ ý thức được tình trạng sức khỏe cũng như sự phối hợp của gia đình trong việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu chuyên môn như: Chế độ dinh dưỡng, tập vận động sớm, thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh sau sinh mổ, các biện pháp tránh thai, cho phụ nữ sau sinh nói chung và sinh mổ nói riêng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo liên tục cho nhân viên y tế về kiến thức, kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe và chăm sóc sản phụ trước và sau sinh mổ. Cần có những nghiên cứu ứng dụng chăm sóc thiết yếu bà mẹ và sơ sinh ngay sau đẻ thường, sau sinh mổ tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa theo khuyến cáo của Tổ Chức Y tế Thế giới năm 2014; quy trình chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 4673/QĐ-BYT

60

và trẻ sơ sinh; nhưng trên thực tế lâm sàng vẫn còn một số biến cố có hại đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

61 KẾT LUẬN

* Thực trạng kiến thức chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của sản phụ sinh mổ lần một tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa năm 2021 là chưa tốt:

Kiến thức về dinh dưỡng sau sinh mổ: 40% sản phụ có kiến thức về thời gian bắt đầu ăn sau sinh mổ là 6 – 12 giờ; 24,4% sản phụ không biết khi nào nên bắt đầu ăn; 48,3% sản phụ lựa chọn thức ăn khi bắt đầu được ăn là cháo thịt và 35,0% kiêng ăn đồ nếp.

Kiến thức về vận động sau sinh mổ: 22,2 % sản phụ biết nên ngồi dậy sau sinh mổ 12 giờ; 27,8% sản phụ biết có thể đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng sau sinh mổ 1 ngày.

Kiến thức về cho con bú sau mổ: 30,5% sản phụ biết về thời điểm cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau mổ; 15% sản phụ biết cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Kiến thức về các dấu hiệu bất thường ở bà mẹ sau sinh mổ: 40,0% sản phụ biết dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều; 30,6% biết dấu hiệu chảy máu hoặc chảy dịch vết mổ, vết mổ có mùi hôi.

Kiến thức về tình dục, thai nghén và các biện pháp tránh thai: 13,3% sản phụ sau sinh mổ có kiến thức đúng về thời gian có thể quan hệ tình dục; 5,0 % sản phụ biết về khả năng có thai trở lại và thời điểm áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh mổ là 6 tuần.

* Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của sản phụ sinh mổ lần một tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa:

Xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo liên tục cho nhân viên y tế về kiến thức, kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe và chăm sóc sản phụ trước và sau khi sinh mổ.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông đa phương tiện, để nâng cao sự hiểu biết của sản phụ và gia đình, trong việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu chuyên môn: Chế độ dinh dưỡng, tập vận động sớm, thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh sau sinh, các biện pháp tránh thai, cho phụ nữ sau sinh mổ.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hyattsville M.D (2004), “Prelimanary birth for 2004: Infant and Marternal health”, National center for health statistics,34(1), pp.75-76.

2. Vương Tiến Hoà (2006), Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2005, nghiên cứu y học. Số 5: 79-84.

3.WHO (2010), The Global Numbers and Costs of Additionally Needed and Unnecessary Caesarean Sections Performed per Year: Overuse as a Barrier to U niversal Coverage.World Health Report (2010), August

4. Chăm sóc thiết yếu bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh, WHO năm 2014.

5. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ Môn Sản, (2002), Bài giảng sản phụkhoa, tập 1, Nhà xuất bản y học, Tr. 153 – 155, 173,180 – 183, 210 – 211.

6. Bộ Y tế, vụ khoa học và đào tạo (2005),“Chăm sóc bà mẹ sau đẻ”Tài liệu đào tạo hộ sinh trung học, Nhà xuất bản Y học, tr. 39 – 44.

7. Khoa nghiên cứu chính sách y tế (2009), “Điều tra tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại Việt Nam”, Viện chiến lược và chăm sóc y tế, tạp chí y học số 12, tr. 17. 8.Committee on Obstetric Pratice (2013), Cesarean delivery on maternal request. Committee Opinion No. 559. ACOG and Gynecologists. Obstet

Gynecol:121;904–908.

9.UNPA (2007), survery of the knowledge and Practic of Mothers after birth

Safe Motherhood Sweden. February 23, pp. 103-105.

10. Trần Thị Ngọc Hồi (2005), Nghiên cứu kiến thức – thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trước, trong và sau sinh tại 3 xã huyện Phú Lương tỉnh Thái

Nguyên, Luận văn bác sĩ đa khoa, trường Đại học Y Thái Nguyên, trang 35, 36.

11.Trịnh Hữu Vách (2009), Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của bà mẹ sau đẻ tại 14 tỉnh Tây Nguyên,Tạp chí Y học thực hành 2010, số 34, tr. 14.

12.Phan Trường Duyệt (2000), Phòng chống năm tai biến sản khoa, Nhà xuất bản y học, trang 10-12, 25.

13. Kimberly Smith (2004), Has said on postnatal care in Mali .Gynecology journal

63

14. Zora Sharafi (2013), Has said on Postntal care in the Iran,Gynecology Iran, May12,2013.

15.GS.Alexxandere Dumont (2015), Chăm sóc toàn cầu sức khỏe bà mẹ và trẻ em và xu hướng của mổ lấy thai trên thế giới, Đại học Y Pari Decartes – Pháp.

16. Cẩm nang chăm sóc phục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh, nhà xuất bản y học, Hà Nội năm 2013.

17.Tôn thị Anh Tú ( 2011), Kiến thức,thái độ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I từ 6/2009 – 4/2010,

Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập XV, số 1, trang 27-32.

18.Vương Tiến Hòa – Lê Thị Vân (2003), Thực trạng công tác chăm sóc sau sinh

tại Chí Linh – Hải Dương,Nhà xuất bản Y học ( 2004), trang 22, 23.

19. Mã Thị Hồng Liên (2015), “ Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành về chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2015”.

20. Nguyễn Thị Ngọc Anh. Các vấn đề y tế cơ sở và các vấn đề sức khoẻ cộng đồng ưu tiên, sức khoẻ sinh sản là một thách thức trước thềm thế kỷ 21. Viện chiến lược và chính sách y tế - Bộ y tế .2000.

21.Nguyễn Hải Chiến ( 2008), so sỏnh xử trí sản phụ có sẹo mổ lấy thai tại BVPS Thanh Hoá trong 2 năm 1997 và 2007, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II.

22. Đỗ Quang Mai (2012), “ Nghiên cứu thực trạng mổ lấy thai ở người đẻ con so tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2012” – Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

23. Phạm Phương Lan (2011), “ Kiến thức, thực hành, và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện đa khoa Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7 (125), Tr.165-174.

24. Rathore AS, Ramesh P. (1994), "Breast feeding practices among rural mothers

of Delhi". Nurs J India.May 85(5), pp. 103-4.

25.Nguyễn Thanh Thuỷ (2016), Đánh giá vai trò Hộ sinh, Điều dưỡng trong chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương tháng 3 – 4 năm 2016.

1 PHỤ LỤC

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU I. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Họ và tên bệnh nhân:..………Tuổi……...

Địa chỉ:………..

Nghề nghiệp: ………

Tôn giáo: ………..

Trình độ học vấn: ……….

II. Tiền sử sản khoa

PARA: ……….

III. Kiến thức chăm sóc Bà mẹ và trẻ sơ sinh của sản phụ sau sinh mổ lần một 1. Kiến thức về dinh dưỡng 1.1. Theo chị, sau mổ thời gian bao lâu bắt đầu ăn là phù hợp? 1.Sau 6 giờ 2.Sau 12 giờ 3.Sau khi trung tiện 4.Khác...

1.2. Theo chị sau mổ nên bắt đầu ăn thức ăn nào sau đây ? 1. Ăn cháo đường 2. Sữa 3. Ăn cháo thịt 4. Ăn cơm bình thường 5. Khác...

1.3. Theo chị khi ăn trở lại bình thường, chị nên ăn loại thức ăn nào 1. Ăn cơm + rau+ Hoa quả + cá, thịt 2. Ăn cháo 3. Ăn Cơm + cá thịt 4. Ăn cơm + rau+ Hoa quả+thịt 5. Khác...

1.4. Theo chị sau khi ra viện, sản phụ nên kiêng ăn loại thức ăn nào 1. Các chất kích thích ( rượu, bia...) 2. Ăn đồ tanh ( tôm, cua cá...).

3. Ăn đồ nếp 4. Ăn thịt ………..

5. Khác...

2. Kiến thức và thực hành về vận động 2.1. Theo chị sau mổ thời gian bao lâu có thể ngồi dậy? 1. Sau mổ 6 giờ 2. Sau mổ 12 giờ 3. Từ 2 ngày trở lên 4. Khác 2.2. Theo chị có cần sự trợ giúp khi ngồi dậy không? 1. Có 2. Không 2.3. Theo chị sau mổ bao lâu có thể tự đứng dậy, đi lại quanh giường? 1. Một ngày 2. hai ngày 3. Ba ngày 4.Khác...

3. Kiến thức về vệ sinh sau mổ 3.1.Theo chị cần thay băng vệ sinh bao nhiêu lần một ngày? 1. Một lần. 2. Hai lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện. 3. Ba lần. 4. Khác...

2

1. Bethadin pha loãng 2. Dung dịch vệ sinh phụ nữ 3. Nước chè tươi 4. Nước sạch

3.3. Theo chị sau mổ cần thay băng vết mổ bao nhiêu ngày một lần? 1. Hàng ngày 2. Cách một ngày thay băng một lần 3. Không cần thay băng 4. Khác... 3.4. Theo chị sau khi ra viện chăm sóc vết mổ thế nào?

1. Rửa và thay băng vết mổ hàng ngày 2. Rửa và thay băng cách ngày 3. Để vết mổ khô thoáng, không cần băng 4. Khác...

3.5. Theo chị sau mổ nên tắm gội khi nào?

1. Dưới 1 tuần 2. Dưới 2 tuần

3. Dưới 3 tuần 4. Khác... 4. Kiến thức và thực hành về cho con bú

4.1. Theo chị sau đẻ cho trẻ bú ở thời gian nào được gọi là bú sớm? 1.Trong vòng 1 giờ 2. Trong vòng 2 giờ

3. Trong vòng 3 giờ 4. Khác... 4.2. Theo chị lợi ích của việc cho trẻ bú sớm là?

1.Trẻ được bú sữa non. 2. Nhanh xuống sữa 3.Tử cung co hồi tốt, đề phòng chảy máu sau đẻ 4. Tăng tình cảm mẹ con 5. Khác………..

4.3. Theo chị nên con bú bao nhiêu lần một ngày? ….. lần/ngày 5. Kiến thức về phát hiện các dấu hiệu bất thường

5.1. Theo chị dấu hiệu nào sau đây cần đến bệnh viện ngay

1. Ra máu âm đạo nhiều 2. Sốt cao, sản dịch ra có mùi hôi 3. Vết mổ chảy máu hoặc chảy dịch có mùi hôi 4.Thỉnh thoảng đau bụng từng cơn 5. Khác...

5.2. Theo chị trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nào là bất thường?

1. Bé ngủ li bì cả ngày, không đánh thức được 2.Bé tím tái, khó thở 3. Bé bỏ bú 4.Bé khóc đòi bú 5. Khác...

6. Kiến thức về quan hệ tình dục và sử dụng các biện pháp tránh thai. 6.1 Theo chị sau mổ đẻ bao lâu có thể quan hệ tình dục trở lại?

1.Sau mổ 6 tuần, 2 vợ chồng có nhu cầu 2.Sau mổ 2 tháng

3.Sau 6 tháng, 2 vợ chồng có nhu cầu 4. Khác... 6.2 Theo chị sau lần sinh mổ bao lâu thì có khả năng có thai?

1. Sau 6 tuần. 2. Sau 6 tháng.

3. Khi nào thấy kinh nguyệt trở lại 4. Khác... 6.3. Theo chị thời gian bao lâu có thể có em bé tiếp theo?

1. Sau 1 năm 2. Sau 2 năm

3. Sau 3 – 5 năm 4. Khác... 6.4. Theo chị BPTT nào có thể sử dụng được cho sản phụ sinh mổ

1. Bao cao su 2. Thuốc TT loại cho con bú 3. Vô kinh con bú 4. Dụng cụ tử cung

5. Viên uống tránh thai kết hợp

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của sản phụ sinh mổ lần một tại bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)