Khảo sát các bà mẹ có con là bệnh nhi sinh non tại khoa sơ sinh

Một phần của tài liệu Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng của điều dưỡng tại khoa sơ sinh – bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 28 - 53)

Thời gian nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề, chúng tôi đã thực hiện một khảo sát trên 50 bà mẹ có con là trẻ sơ sinh non tháng đang được điều trị tại khoa sơ sinh Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng (từ ngày 01 tháng 05 đến tháng ngày 30 tháng 8 năm 2021).

Khoa sơ sinh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Đối tượng nghiên cứu

Các bà mẹ có con là bệnh nhi sinh non đang được điều trị, chăm sóc tại khoa sơ sinh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Tiêu chuẩn

* Lựa chọn:

Nhóm trẻ sơ sinh non tháng đang nằm tại khoa sơ sinh trong thời gian nghiên cứu.

Các bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu * Loại trừ

Nhóm trẻ sơ sinh đủ tháng

Bà mẹ không có khả năng giao tiếp Số lượng đối tượng nghiên cứu

50 bà mẹ có con là bệnh nhi sinh non đang điều trị tại khoa sơ sinh. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu theo phiếu phỏng vấn đã được thiết kế sẵn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

2.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1. Phân bố theo nhóm tuổi, nơi cư trú của bà mẹ

Đặc điểm của các bà mẹ trong nghiên cứu Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi của mẹ ≤ 20 tuổi 8 16 20 - 30 tuổi 30 60 ≥ 30 tuổi 12 24 Nơi cư trú Thành thị 30 60 Nông thôn 20 40 Tổng 50 100

Nhận xét: Nhóm tuổi của mẹ trẻ phần lớn từ 22 - 30 tuổi (60%), phần lớn các bà mẹ sống ở thành thị chiếm 60%

Biểu đồ 2.1: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ

Nhận xét: Phần lớn bà mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm 62%.

Biểu đồ 2.2: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ

Nhận xét: Theo biểu đồ 2.2 ta thấy các bà mẹ làm cán bộ, viên chức nhà nước là 16 người chiếm 32%, ít nhất là các bà mẹ làm nông nghiệp (4%)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Tiểu học và THCS THPT Trung cấp, CĐ, ĐH, trên ĐH 4% 34.00% 62.00% Làm ruộng 4% Kinh doanh, buôn bán 20% Làm việc cho tư nhân 30% Cán bộ, viên chức nhà nước 32%

Công nhân, lao động tự do

2.2.4.2. Kiến thức và thái độ của bà mẹ về TT – GDSK trẻ sinh non Bảng 2.2: Kiến thức về định nghĩa của trẻ sinh non

Định nghĩa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trẻ được sinh ra trước 39 tuần

thai. 5 10

Trẻ được sinh ra trước 37 tuần

thai. 35 70

Trẻ được sinh ra trước 38 tuần

thai. 10 20

Trẻ được sinh ra sau 37 tuần

thai. 0 0

Tổng 50 100

Nhận xét: Phần lớn bà mẹ biết được định nghĩa trẻ sinh non (chiếm 70%) Bảng 2.3: Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sinh non tháng

Nội dung

Đánh giá kiến thức của các bà mẹ

Trả lời đúng Trả lời sai Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhiệt độ cơ thể bình thường ở trẻ sinh non 30 60 20 40 Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sinh non 32 64 18 36

Phương pháp Kangaroo 36 72 14 28

Cách xử trí khi gặp cơn ngừng thở ở trẻ sinh non

20 40 30 60

Cách ăn thích hợp nhất cho trẻ sinh non 38 76 12 24

Trẻ được vệ sinh hàng ngày 32 64 18 36

Vệ sinh tay chân trước khi chăm sóc trẻ 36 72 14 28 Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sinh non 26 52 24 48 Trẻ sinh non cần được khám mắt 22 44 28 56 Trẻ cần được đi khám định kỳ sau khi ra viện 24 48 26 52 Bảng 2.4: Kiến thức của mẹ về các vấn đề xảy ra ở trẻ sinh non tháng

Nội dung

Đánh giá kiến thức của các bà mẹ Trả lời đúng Trả lời sai Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nguy cơ hạ thân nhiệt ở trẻ sinh non 29 58 21 42

Vấn đề hô hấp ở trẻ sinh non 23 46 27 54

Cơn ngừng thở ở trẻ sinh non 28 56 72 44

Nguy cơ gặp tật về mắt ở trẻ sơ sinh non tháng 27 54 23 46 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: Các bà mẹ còn chưa thực sự hiểu biết về các lĩnh vực sau (< 60%): Cơn ngừng thở và cách xử trí; Vệ sinh cho trẻ hàng ngày; Các biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non và việc đi khám định kì cho trẻ.

Biểu đồ 2.3: Nguồn kiến thức của bà mẹ trước và hiện tại

Nhận xét: Qua biểu đồ 2.3 ta thấy: Sự thay đổi về nguồn kiến thức của các bà mẹ trước đấy và hiện tại đã có sự thay đổi khá rõ ràng nhất là nguồn kiến thức ở nhân viên y tế đã tăng lên 80%.

Biểu đồ 2.4: Thái độ của các bà mẹ với các buổi tư vấn, giáo dục sức khỏe

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Trước Hiện tại

Nguồn kiến thức

Tự tìm kiếm thông tin.

Mạng xã hội, các hội nhóm và các mẹ đẻ non khác. Người thân, bạn bè, người quen. Bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế. 60% 40%

Mức độ hài lòng của các bà mẹ về các buổi tư vấn, giáo dục sức khỏe

Hài lòng

Nhận xét: Có 60% các bà mẹ cảm thấy hài lòng với các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe vì thái độ niềm nở của các nhân viên y tế trong khi vẫn có 40% bà mẹ được phỏng vấn cho biết vẫn chưa thực sự hài lòng với các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe.

Biểu đồ 2.5. Nội dung chăm sóc trẻ sinh non được các bà mẹ quan tâm Nhận xét: Đa số các bà mẹ đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề biến chứng ở trẻ sinh non 80%. Vấn đề tái khám và tiêm phòng ở trẻ lại là vấn đề ít được

các mẹ quan tâm hơn, chỉ 20% bà mẹ quan tâm về vấn đề này.

0 20 40 60 80 100

Vấn đề dinh dưỡng ở trẻ sinh non. Vấn đề hô hấp ở trẻ sinh non và cách xử trí. Vấn đề nhiệt độ ở trẻ sinh non Vấn đề vệ sinh cơ thể, môi trường khi chăm sóc trẻ

sinh non

Vấn đề cac biến chứng nguy hiểm ở trẻ sinh non ví dụ như tật về mắt...

Vấn đề tái khám và tiêm phòng ở trẻ sinh non

Chương 3 BÀN LUẬN

Truyền thônggiáo dục sức khỏe tuy không còn mới với cộng đồng nhưng hiện nay tỷ lệ các nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe trong bệnh viện còn rất hạn chế, đây cũng là một khó khăn trong công tác nghiên cứu của chúng tôi. Đây là biện pháp giúp thay đổi về thái độ và hành vi; Cung cấp kiến thức cho mẹ cũng như người chăm sóc trẻ và cộng đồng. Quá trình truyền thông trong bệnh viện đã và đang cho thấy những hiệu quả của nó khi mà truyền thông tác động lên đối tượng có người nhà rất cần sự quan tâm chăm sóc.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2.1 thì phần lớn các bà mẹ trong độ tuổi là 20 - 30 tuổi chiếm 60%. Điều này dễ giải thích được vì đây là lứa tuổi sinh đẻ của các bà mẹ. Còn lứa tuổi dưới 20 chỉ chiếm 16%, trên 30 tuổi chiếm 24%. Kết quả này phù hợp vì khi nghiên cứu phần lớn bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ thì sẽ gặp tỷ lệ sinh non nhiều hơn. Nguyên nhân sinh non tháng có thể do bà mẹ lao động nặng, gặp nhiều stress, cũng có thể do con có 1 số bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2013 là phần lớn bà mẹ trong độ tuổi từ 20 – 30 là 56,4%. Cũng theo bảng 2.1 thì thấy phần lớn bà mẹ ở thành thị (60%). Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đa khoa tuyến cuối nên phần lớn bệnh nhi đến khám và điều trị đều ở khu vực nội thành

Về trình độ học vấn của bà mẹ tham gia nghiên cứu thì phần lớn bà mẹ có trình độ cao từ trung cấp trở lên (chiếm 62%), chỉ có một phần nhỏ bà mẹ có trình độ dưới THCS (chiếm 4%). Nếu bà mẹ có trình độ cũng như kiến thức thì quá trình truyền thông giáo dục sức khỏe sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Kết quả biểu đồ 2.2 cho thấy nghề nghiệp của mẹ làm cán bộ, viên chức nhà nước và làm việc cho tư nhân chiếm tỷ lệ cao (32% và 30%), chỉ có 4% bà mẹ làm ruộng. Công việc thuận lợi, điều kiện kinh tế phát triển sẽ là điều kiện tốt

cho việc chăm sóc trẻ cũng như có thời gian để ngồi nghe tư vấn giáo dục sức khỏe.

Có đến 70% các bà mẹ biết được sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần thai. Hiện nay công nghệ thông tin cũng như trình độ dân trí phát triển, các bà mẹ được tìm hiểu thông tin qua các phương tiện truyền thông. Hơn nữa trong nghiên cứu có đến 62% bà mẹ có trình độ từ trung cấp trở lên cho nên mức độ hiểu biết sẽ tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn một số bà mẹ (30%) chưa biết được trẻ sinh non là khi nào. Vì vậy rất cần sự tư vấn từ NVYT khi các bà mẹ đi khám thai định kỳ.

Khi tìm hiểu kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ sinh non thì phần lớn (> 50%) các bà mẹ biết cách chăm sóc như: Nhiệt độ cơ thể trẻ bình thường, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ, phương pháp ủ ấm Kangaroo, xử trí khi gặp cơn ngừng thở, các loại sữa và cách cho trẻ ăn, chế độ vệ sinh hàng ngày, bổ sung dinh dưỡng cũng như khám bệnh kịp thời. Có thể nói để chăm sóc tốt cho trẻ sinh non, ngoài NVYT thì bà mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không có kiến thức về chăm sóc trẻ sinh non thì sẽ vô cùng vất vả

Bảng 2.4 cho ta thấy một số vấn đề có thể xảy ra ở trẻ sinh non như: Hạ thân nhiệt, cơn ngừng thở hay có các dị tật về mắt thì đa phần bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu này (> 50%). Tuy nhiên khi nhận biết các vấn đề về hô hấp thì vẫn còn một phần không nhỏ (54%) các bà mẹ chưa thực sự hiểu rõ các vấn đề về hô hấp ở trẻ sinh non. Đối với trẻ sinh non thì nguy cơ xảy ra các dấu hiệu bất thường luôn thường trực vì thế ngay cả khi về nhà, bà mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề này.

Ở biểu đồ 2.4 ta thấy nếu như trước kia các nguồn thông tin được cung cấp cho bà mẹ từ NVYT chỉ chiếm 40%, mà chủ yếu là từ các trang mạng xã hội, hội nhóm, từ người thân hoặc tự tìm thông tin (60%). Nếu từ các nguồn này có thể có những thông tin không đúng làm sai lệch đi việc chăm sóc trẻ, đồng thời sự tin tưởng của người dân vào NVYT sẽ giảm sút. Tuy nhiên hiện tại nguồn kiến thức mà người dân nhận được từ NVYT đã chiếm đại đa số (80%) và đặc biệt là các bà mẹ không tự tìm kiếm thông tin nữa. Điều đó chứng tỏ niềm tin vào NVYT của người mẹ đã cải thiện rõ rệt

Có đến 60% bà mẹ hài lòng về những buổi truyền thông giáo dục sức khỏe được tổ chức tại khoa sơ sinh. Điều đó chứng tỏ NVYT đã cố gắng chuẩn bị tốt cho các buổi truyền thông. Tuy nhiên vẫn còn 40% bà mẹ chưa hài lòng. Lý do được những người mẹ này đưa ra thường là về vấn đề thực hành, cơ sở vật chất... Có thể tham khảo ý kiến của các bà mẹ về vấn đề chưa hài lòng, để trong tương lai sẽ cố gắng khắc phục giúp cho các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe thật sự có ý nghĩa.

Nội dung được các bà mẹ quan tâm nhiều nhất chính là các biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ sinh non như các tật về mắt… (80%), sau đó đến vấn đề về hô hấp và cách xử trí (70%). Vấn đề ít được quan tâm nhất là tái khám và tiêm chủng cho trẻ sinh non (20%). Tất cả vấn đề gặp ở trẻ sinh non đều nặng và diễn biến rất nhanh. Vì thế bà mẹ cần quan tâm đến trẻ một cách đầy đủ, không chú trọng đến 1 vấn đề nào đó mà quên đi sự chăm sóc toàn diện cho trẻ sơ sinh mà đặc biệt trẻ đẻ non là rất quan trọng

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Về công tác tư vấn tại khoa sơ sinh đã thực hiện: Từ những năm 2015 đến nay, khoa sơ sinh đã tổ chức các buổi TV - GDSK cho cha mẹ cũng như người nhà bệnh nhi nằm điều trị tại khoa về các chủ đề: Chăm sóc sơ sinh đủ tháng, non tháng: các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng và

xử trí sặc sữa, tắm và massage sơ sinh, hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện...

Thuận lợi:

Khoa sơ sinh - BVĐKXP: Luôn nhận được sự chỉ đạo quan tâm cũng như đầu tư hàng đầu của Đảng ủy - Ban giám đốc Bệnh viện. Lãnh đạo Bệnh viện cũng như lãnh đạo khoa sơ sinh rất chú trọng đến công tác TT - GDSK của khoa: Đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho công tác TT - GDSK của khoa như: Bố trí phòng ghép mẹ, 01 màn hình vô tuyến, góc truyền thông, tài liệu, tờ rơi...

Mở các lớp tập huấn kỹ năng TT - GDSK cho cán bộ nhân viên trong khoa. Bác sĩ, điều dưỡng, khoa sơ sinh đều là những con người có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ sơ sinh, luôn trau dồi học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh. Trong công tác TV - GDSK, bác sĩ, nhân viên khoa sơ sinh có kiến thức và kỹ năng tư vấn tốt ngay từ đầu (như khi trẻ nguy kịch chỉ tư vấn với cha trẻ hay người thân, tránh tư vấn cho bà mẹ, tạm thời tránh shock cho bà mẹ có con sinh non), luôn động viên, an ủi để cha mẹ trẻ tin tưởng vào công tác chăm sóc và điều trị của bác sĩ, nhân viên trong khoa, làm giảm sự căng thẳng, lo lắng cho bà mẹ trẻ.

Khó khăn:

Do chưa có sự thống nhất về việc thông báo tình trạng cụ thể trẻ sinh non đang nằm điều trị, chăm sóc tại khoa sơ sinh nên chưa nắm bắt được 100% tình trạng trẻ trước khi tư vấn cho các bà mẹ có con sinh non.

Do chưa có kế hoạch thống nhất về công tác tư vấn GDSK xuyên suốt trong quá trình trẻ nằm điều trị tại khoa sơ sinh nên nhiều gia đình trẻ, đặc biệt là các bà mẹ chưa có được kỹ năng, kiến thức vững vàng để chăm sóc cho trẻ sinh non trước khi ra viện.

Do điều kiện về cơ sở vật chất của bệnh viện, diện tích khoa sơ sinh còn hạn hẹp, cũng làm cho cơ hội các bà mẹ có con sinh non được tư vấn GDSK về kỹ năng chăm sóc, theo dõi con trong thời gian trước khi xuất viện bị hạn chế, do họ không được hướng dẫn thực hành, thực tế chăm sóc con bằng phương pháp Kangaroo nên nhiều mẹ sau khi xuất viện thì phương pháp Kangaroo cũng chỉ là lý thuyết truyền miệng.

Đề xuất giải pháp

Nên xem xét việc: Sau thời gian bao lâu cần tư vấn - giải thích tình trạng của con và cho các bà mẹ tiếp xúc với trẻ, đặc biệt trẻ có cân nặng, tuổi thai cực non hoặc bệnh rất nặng nằm tại hồi sức tích cực cũng như phương pháp tư vấn như thế nào để không ảnh hưởng tâm lý cho bà mẹ và cho trẻ sau này.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa khoa sơ sinh với gia đình trẻ để có thể TV - GDSK cho bà mẹ có con sinh non, có được chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, tinh thần tốt nhất để họ yên tâm, tin tưởng vào khả năng chăm sóc và

Một phần của tài liệu Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng của điều dưỡng tại khoa sơ sinh – bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 28 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)