Tổ chức giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Trang 32 - 33)

VI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tổ chức giám sát và đánh giá

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành khác GSĐG việc thực hiện PRAP, đồng thời huy động các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp tham gia giám sát, đánh giá độc lập. Quá trình GSĐG được thực hiện theo các lộ trình sau:

1.1. Giám sát và báo cáo hàng năm

Các hoạt động thực hiện PRAP được giám sát và báo cáo hàng năm lên Ban chỉ đạo KHBVPTR với nội dung cụ thể:

29

- Các tác động (lợi ích và rủi ro) có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dựa vào khung lợi ích, rủi ro về môi trường và xã hội (chi tiết tại Bảng 10).

- Hoạt động tài chính và các vấn đề có liên quan khác.

1.2. Đánh giá

Hoạt động đánh giá thực hiện PRAP được triển khai vào cuối giai đoạn 2017 – 2020 với sự tham gia của các bên liên quan. Kết quả đánh giá và khuyến nghị cho các hoạt động trong tương lai sẽ được báo cáo lên Ban chỉ đạo KHBVPTR với nội dung:

- Thành tích đạt được dựa vào các chỉ số của khung kết quả.

- Các tác động lợi ích, rủi ro dựa vào khung lợi ích, rủi ro về môi trường và xã hội. - Hoạt động tài chính của cả giai đoạn và các vấn đề có liên quan khác.

- Bài học kinh nghiệm và đề xuất cho giai đoạn tiếp theo.

Để đảm bảo sự toàn diện trong công tác đánh giá, một hoạt động đánh giá phụ mang tính chi tiết cao có thể được bổ sung. Hoạt động này được thực hiện bởi các bên tham gia trong quá trình triển khai PRAP hoặc một bên độc lập (bên thứ ba). Kết quả đánh giá của giai đoạn 2017 – 2020 cũng sẽ là một trong những cơ sở để xây dựng nội dung cho hoạt động giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)