4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố:Vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại
Công việc
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Phun sát trùng
Quét và rắc vôi Vệ sinh máng ăn
Bảng 4.4 ta có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 170 lần vệ sinh chuồng (đạt tỷ lệ 94,44%) và 176 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 97,77%) so với kế hoạch của trại đề ra. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 3 lần/tuần. Nếu trại có tình hình dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
4.4.2. Biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin
Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
Loại lợn Tiêm vắc xin phòng bệnh
Tiêm chế phẩm Nova - Fe - B12 phòng
Đối bệnh thiếu máu
với đàn Cầu trùng
lợn con Tiêm vắc xin dịch tả lợn
Tiêm vắc xin Mycoplasma
Đối Tiêm vắc xin khô thai (Parvo)
với đàn Tiêm vắc xin dịch tả (Coglapest)
lợn nái Tiêm vắc xin giả dại (Begonia)
Số liệu bảng 4.5. ta có thể thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Nova - Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Em đã tiêm Nova - Fe - B12 10% và cho uống cầu trùng được 3424 con lợn con (đạt tỷ lệ là 100%).
4.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
4.5.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được gặp sau:
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.
- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị: + Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Dùng nước muối sinh lý 0,9 % thụt rửa.
+ Oxytocine: 5 ml/con + Analgin: 1 ml/10 kgTT
+ Vitamin B1: 5 ml/30 kgTT Tiêm bắp, 2 lần/ngày, điều trị trong 3 ngày.
* Bệnh viêm vú - Triệu chứng:
Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn
bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C- 420C kéo dài trong suốt thời gian viêm.
Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.
Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
- Chẩn đoán: bệnh viêm vú - Điều trị:
Dùng các thuốc sau để điều trị
+ Tiêm 15% amoxinject LA: 1 ml/15 kg TT
+ Tiêm glucoza: 1 ml/10 kg TT Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại
TT
1 2 Bảng 4.6 cho thấy:
Số lợn mắc bệnh viêm tử cung là 11 con và số lợn mắc bệnh viêm vú là 8 con. Theo em tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng chưa tốt, điều kiện khí hậu chưa thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.
Hoặc có thể là do trong quá trình phối giống lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo chưa đúng kỹ thuật đã làm ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hoặc do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.
4.5.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con tại trại
Một bệnh thường gặp ở lợn con tại trại mà em tham gia điều trị là tiêu chảy và viêm phổi đã sử dụng phác đồ điều trị như sau:
- Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.
- Điều trị: Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:
Nova - amcoli: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con <10 ngày tuổi.
Nor - 100: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con >10 ngày tuổi.
Điều trị liên tục trong 3 ngày - 5 ngày. Bệnh viêm phổi
- Triệu chứng: Đặc trưng của bệnh đường hô hấp là heo ho,sốt cao, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn.Một vài trường hợp có thêm triệu chứng chảy máu mũi. Để phân biệt bệnh viêm phổi do Mycoplasma thì heo ho to từng cơn dài 7-10 tiếng, ho mọi lúc: sáng sớm, chiều tối, sau khi ăn, bị rượt đổi v.v…
-Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. -Lợn bị bệnh tranh bú kém, gầy yếu hơn, mí mắt sưng có chất tiết bám dính, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp.
- Chẩn đoán: Lợn mắc hội chứng hô hấp
- Điều trị: 50% Lincoject + 50% MD Dexa tiêm 0,5 ml/con -Điều trị trong vòng 2 ngày liên tục.
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con tại trại
TT Bệnh lợn mắc
1 Bệnh tiêu chảy
2 Bệnh viêm phổi
Qua bảng 4.7 ta thấy lợn con ở trại mắc tiêu chảy khá nhiều (1369 con), tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là 91,67 nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con hoặc do con mẹ nghịch nước ở vòi bú. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ nhiệt độ chuồng và cơ thể cho lợn con ổn định. Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, đó là nguyên nhân làm cho số lợn con mắc bệnh viêm phổi cũng khá cao (224 con).
Trong thời gian thực tâp em đã học được một số kinh nghiệm để phân biệt bệnh như sau:
* Về kỹ năng phát hiện bệnh như sau: + Bệnh đường hô hấp ở lợn con:
Mắt lợn con sưng, có chất tiết dính đầy ở mí mắt, lông xù, còi cọc, mổ khám thấy phổi không đồng màu, dị dạng, mất độ đàn hồi.
+ Hội chứng tiêu chảy:
Theo Phạm Chúc Trinh Bạch (2011) [27], nguyên nhân: do vệ sinh rốn khi cắt rốn không tốt cũng có thể làm cho lợn con bị viêm rốn.
Chủ yếu quan sát thấy hậu môn dính phân, màu hồng, con vật gầy, sàn ô lợn đó bẩn.
* Kỹ năng phòng bệnh
+ Chú ý điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi: Chuồng lợn chửa kỳ cuối: 25 - 27ºC, chuồng đang đẻ: 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa: 31 - 32ºC.
+ Giữ cho chuồng và nhất là sàn luôn khô ráo, sạch sẽ nếu sàn ướt thì rắc vôi bột và quét.
+ Cho lợn con uống thuốc và dầy đủ.
+ Phải thường xuyên kiểm tra đàn lợn vào mỗi sáng để kịp thời phát hiện những con mắc bệnh cũng như đưa ra pháp đồ điều trị cho những con bệnh.
Ngoài ra em còn học được cách điều trị 2 bệnh trên và hộ lý sau khi điều trị bệnh (lợn gầy yếu phải chuyển sang ăn cám cháo trộn Amoxicol)
4.6. Công tác chuyên môn khác
Trong thời gian thực tập tại trại chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các kỹ thuật như: Đỡ đẻ cho lợn nái, mài nanh, thiến lợn đực và mổ hernia cho lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả công tác khác TT Công việc 1 Đỡ đẻ cho lợn nái 2 Mài nanh 3 Thiến lợn đực 4 Mổ hernia 5 Xuất lợn con
Qua bảng 4.8 có thể thấy trong thời gian thực tập em đã đỡ đẻ cho 284 con lợn nái và công việc mài nanh là được thực hiện là 1349 con. Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, mài nanh sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.
Số lượng lợn con bị hernia ít, trong suốt thời gian thực tập em phát hiện được 80 con bị hernia và tiến hành mổ được 46 con (đạt tỷ lệ 57,5 %). Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do thực hiện không đúng quy trình cắt rốn (sa ruột cuống rốn), thiến (sa ruột bẹn). Khi cắt cuống rốn hoặc thiến, nếu không vệ sinh sát trùng kỹ, cắt quá rộng…dễ gây viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sa ruột.
Những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình.
Phần 5
KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, em đã thực hiện được một số công việc sau:
- Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn:
+ Quy mô đàn năm 2020 là 22 lợn đực, 550 lợn nái, 160 lợn hậu bị, 21.189 lợn con.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 336 lợn nái, có 315 nái đẻ bình thường và 10 nái đẻ khó phải can thiệp.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng 3424 lợn con, số con còn sống đến cai sữa là 3282 con.
- Về công tác phòng bệnh:
+ Thực hiện được 170 lần vệ sinh chuồng (đạt tỷ lệ 94,44%) và 176 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 97,77%).
+ Thực hiện tiêm chế phẩm sắt Nova - Fe - B12, thuốc phòng trị cầu trùng
diacoxin cho lợn con.
- Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:
+ Đã điều trị khỏi 11 lợn nái viêm tử cung và 5 lợn nái viêm vú. + Đã điều trị khỏi 200 lợn con viêm phổi và 1255 lợn con tiêu chảy - Ngoài ra:
+ Thực hiện đỡ đẻ 284 con, thiến lợn đực 787 con, mài nanh và cắt đuôi 1349 con, và mổ hernia cho 46 con lợn, xuất 1200 con lợn, truyền dịch 8 con lợn nái.
5.2. Đề nghị
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ đúng kỹ thuật để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.
- Thực hiện một số các biện pháp để làm hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn lợn con như:
+ Tập huấn kỹ thuật đỡ đẻ cũng như kỹ thuật chăm sóc lợn con cho
công nhân. Hướng dẫn cho công nhân cách phát hiện bệnh trên đàn lợn con.
+ Tiêm chế phẩm Nova - Fe - B12 cho lợn con lúc 3 ngày tuổi và tiêm nhắc lại lúc 10 ngày tuổi.
+ Đảm bảo khí hậu chuồng nuôi thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn con, đặc biệt giai đoạn từ 8 - 21 ngày tuổi.
Cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh viêm đường sinh dục cho lợn nái sinh sản bằng các biện pháp sau:
+ Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
1. Trịnh Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp trọng hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp (2010).
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nx4b. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29-35
3. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả
điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56. 3
4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
5. Phạm Hữa Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội .
6. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.