Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Theo dõi một số bệnh sinh sản ở lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn doãn thị huyền, ba vì – hà nội (Trang 38)

-Đối tượng nghiên cứu: Lợn nái sinh sản từ hậu bị đến lứa thứ 10.

-Phạm vi nghiên cứu: Một số bệnh đường sinh sản của lợn nái sinh sản từ hậu bị đến lứa đẻ thứ 10.

3.2. Địa điểm và thời tiến hành

-Địa điểm: Trại lợn Doãn Thị Huyền, Thôn Ba - Xã Ba Trại - Huyện Ba Vì – TP Hà Nội.

- Thời gian: 24/07/2020 – 03/01/2021

3.3. Nội dung tiến hành

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

- Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn. - Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trai.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ. - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại.

- Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh.

3.4.2 Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái

-Phương pháp điều tra gián tiếp:

+ Tiến hành điều tra thông tin sổ sách của trại về tình hình mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt trong mấy năm gần đây.

+ Theo dõi và thống kê tình hình mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt tại trại lợn trong thời gian thực tập.

-Phương pháp điều tra trực tiếp:

+ Thống kê đàn lợn cần theo dõi, lập sổ sách theo dõi.

+ Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, chẩn đoán, phát hiện những con mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt, ghi chép, phân loại.

+ Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày, thông qua các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán.

+ Tiến hành điều trị những lợn bị bệnh bằng một số phác đồ điều trị -Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi tại trại lợn Trại lợn Doãn Thị Huyền, Thôn Ba - Xã Ba Trại - Huyện Ba Vì – TP Hà Nội.

-Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái theo lứa tuổi, tính biệt và theo đàn. -Theo dõi tình trạng sức khỏe đàn lợn hàng ngày bằng cách quan sát kỹ đàn lợn để phát hiện triệu chứng bệnh.

-Những lợn có biểu hiện triệu chứng bệnh sinh sản thì được đánh dấu bằng cách kẹp dọc số thẻ nái. Sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, tính biệt, thân nhiệt và những biểu hiện triệu chứng của bệnh sinh sản vào sổ nhật ký thí nghiệm.

-Từ kết quả theo dõi hàng ngày, tính toán tỉ lệ lợn mắc bệnh sinh sản ở lợn.

3.4.2.2. Phương pháp, biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh sinh sản

-Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện lợn bệnh. -Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát cá thể.

3.4.3.3 Phương pháp điều trị bệnh sinh sản ở lợn nái (viêm vú, viêm tử cung) tại trại lợn Doãn Thị Huyền.

Bảng 3.1 Sơ đồ điều trị

Chỉ tiêu Phác đồ điều trị

Số lợn điều trị (con) 25 Thời gian điều trị (ngày) 3-5

Thuốc kháng sinh

amoxisol L.A

Tiêm bắp thịt, liều 1cc/10 kg TT, tiêm liên tục.

Thuốc bổ trợ (dành riêng cho bệnh viêm tử cung, viêm vú)

Oxytocin

Tiêm bắp thịt, liều tiêm 4cc/con ngày 2 lần, tiêm liên tục 3 ngày.

Thuốc trợ lực- hồi sức

Catosal 10%, liều tiêm 1cc/10 kg TT Glucose 5% & Natri Clorid 0.9%

---> truyền xoang phúc mạc, ngày 1 lần, 3 ngày liên tục.

Thuốc hạ sốt

Ketovet (Ketoprofen 50 mg) Tiêm bắp sâu, liều 1ml/16 kg TT/ngày,

liên tiếp 1-3 ngày. Chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời

gian điều trị

Chăm sóc bình thường.

3.4.4. Một số công thức tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản (%) = ∑ Số nái mắc bệnh sinh sản x 100 ∑Số nái theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh theo giống (%) = ∑Số nái mắc bệnh theo giống

x 100 ∑Số nái theo dõi ở mỗi giống

- Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ (%) = ∑Số nái mắc bệnh theo lứa đẻ

x 100 ∑Số nái theo dõi ở mỗi lứa đẻ

- Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng (%) = ∑Số nái mắc bệnh theo từng tháng

x 100 ∑Số nái theo dõi từng tháng

- Tỷ lệ khỏi (%) = ∑Số nái khỏi bệnh

x 100 ∑Số nái điều trị

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Doãn Thị Huyền, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội

Tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở năm (2018 đến tháng 1 năm 2021) được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại

STT Loại lợn 2018 2019 24/07/2020 – 03/01/2021 1 Lợn đực giống 4 3 2 2 Lợn nái sinh sản 116 100 70 3 Lợn con 2934 2530 1525 4 Lợn thịt 1120 1030 716

Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu của trại chủ yếu là nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ. Cơ cấu đàn lợn của trại tính đến năm 2020 giảm dần, trong đó còn 2 lợn đực, 70 lợn nái sinh sản và 1525 lợn con.

Từ năm 2018 đến 2019 số đầu lợn giảm đi cho thấy quy mô chăn nuôi của trại giảm dần. Số lượng lợn nái sinh sản năm 2020 giảm so với năm 2019 là do loại thải những lợn nái kém, không còn khả năng sinh sản. Số lượng lợn từ 24/07/2020 – 01/01/2021 do chỉ tính 6 tháng nên ít hơn năm 2018 và 2019. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn, đồng thời đưa những con lợn hậu bị vào sản xuất. Mỗi lợn nái được theo dõi các số liệu như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ ra, số con cai sữa… Để có hướng chăm sóc nuôi dưỡng và áp dụng hợp lý. Bên cạnh đó, số lượng đực giống giảm xuống từ 4 xuống còn 2 con do một số con bị mắc bệnh và không đạt tiêu chuẩn nên bị loại thải.

4.2. Công tác phục vụ sản xuất

Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái chửa, nái nuôi con, lợn con theo mẹ, lợn đực.

Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại.

Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.

Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, bấm số tai, bấm nanh, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho lợn con.

Tham gia điều tra sổ sách của trại và lập sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh lý sinh sản.

Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trang trại.

4.2.2. Công tác thú y

Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.

Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy trình vệ sinh thú y.

Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá trình thực tập.

Tham gia vào các công tác khác của công ty như: chuyên môn, đoàn thể...

4.2.3. Biện pháp thực hiện

Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:

Tuân thủ nội quy của trường, khoa, trại và yêu cầu của cô giáo hướng dẫn. Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật trong trại và những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.

Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường, lớp vào công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.

Thực hiện bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trại.

Khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không ngại khó, ngại khổ tham gia vào các công việc của trại.

Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn để có những bước đi đúng đắn.

Trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thí nghiệm.

Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên môn với cán bộ kỹ thuật trại và chủ trang trại.

4.2.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Trong một khoảng thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của chủ trại và đội ngũ kỹ thuật, công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:

4.2.4.1. Công tác chăn nuôi

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

- Đối với nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu 1 và bầu 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 521 và 520 với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 521 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 521 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn 520 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

- Đối với nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 3 bữa sáng, đầu chiều và tối.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5 kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, tối. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.

- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, mài nanh và cắt đuôi. + Lợn con 3 ngày tuổi được tiêm sắt và nhỏ cầu trùng.

+ Lợn con 4 ngày được bấm số tai.

+ Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 517S.

+ Lợn con được 14 ngày tuổi tiêm phòng Myco. + Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng Circo.

+ Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.

* Công tác vệ sinh

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml sát trùng/1000 lít nước.

Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly CN Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi

Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Thứ 5 Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi, xút gầm Phun ghẻ Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu * Công tác phòng bệnh

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bảng 4.3: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái Loại lợn Thời gian Phòng bệnh Vaccine/ Thuốc/chế phẩm Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

2 - 3 ngày Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 1 3 - 6 ngày Cầu trùng Totrazil Uống 1

16 - 18

ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 25, 29 tuần

tuổi Khô thai Pavo Tiêm bắp 2

26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 27, 30 tuần

tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh sản

10 tuần

chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần

chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

(Nguồn: phòng kỹ thuật công ty CP)

Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vacxin giả dại Begonia tiêm bắp 2 ml/con.

Đối với lợn đực:

-Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vacxin dịch tả Coglapest, 4 tuần tiêm phòng vacxin lở mồng long móng Aftopor, vacxin giả dại Begonia.

-Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vacxin dịch tả Coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vacxin lở mồng long móng Aftopor, vacxin giả dại Begonia.

* Công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh

- Công tác chẩn đoán

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy hàng ngày chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm

Một phần của tài liệu Theo dõi một số bệnh sinh sản ở lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn doãn thị huyền, ba vì – hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)