3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha cho các biến phụ thuộc
Thang đo đánh giá chung – sự hài lòng
Bảng 2.14. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha - Sự hài lòng
Cronbach’s Alpha 0,872
Biến quan sát Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu
loại biến
HL1 0,695 0,849
HL2 0,719 0,840
HL3 0,721 0,839
HL4 0,777 0,816
(Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu điều tra)
Thang đo hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,872 và tương quan biến tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường trong thang đo sự hài lòng
sau khi được đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha đều được sử dụng trong phân tích
EFA tiếp theo.
2.3.3 Phân tích nhân tốkhám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá được sửdụng đểrút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tốnhằm xác định mối quan hệcủa nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích nhân tốkhám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụthểvà tin cậy.
Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị lớn hơn 0,5 (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng
Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và
tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn
50% (Gerbing & Anderson, 1988).
2.3.3.1 Phân tích nhân tốkhám phá EFA cho các biến độc lập
Sau khi thực hiện bước kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến đo lường trong các thang đo đềuđược sửdụng đểtiếp tục tiến hành phân tích EFA với hệ
sốlà 0,5:
Bảng 2.15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến độc lập KMO and Bartlett's Test
HệsốKMO 0,773
Kiểm định Barlett Khoảng chi-bình phương 848,220
ĐộLệch chuẩn (df) 171 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000
(Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu điều tra)
Dựa vào bảng trên ta thấy, hệ sốKMO bằng 0,773 (0,5 < 0,773 < 1), kiểm định
Bartlett’s có giá trịsig. bằng 0,000 < 0,05 cho thấy cơ sởdữliệu này là hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.
Trong nghiên cứu này, khi phân tích nhân tố khám phá EFA đề tài sử dụng
phương pháp phân tích các nhân tố chính (Principal Components) với số nhân tố (Number of Factor) được xác định từ trước là 4 theo mô hình nghiên cứu đềxuất. Mục
đích sử dụng phương pháp này là để rút gọn dữ liệu, hạn chế vi phạm hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các nhân tốtrong việc phân tích mô hình hồi quy tiếp theo.
Phươngpháp xoay nhân tốVarimax procedure, xoay nguyên gốc các nhân tố để
tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nhằm tăng cường khả năng giải thích nhân tố. Những biến nào có hệsố tải nhân tố < 0,5 sẽbị loại khỏi mô hình nghiên cứu, chỉ những biến nào có hệ số tải nhân tố> 0,5 mới được đưa vào các
phân tích tiếp theo.
Bảng 2.16. Kết quả sau khi xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 PTHH1 0,822 PTHH3 0,783 PTHH6 0,763 PTHH2 0,749 PTHH5 0,741 PTHH4 0,736 NLPV3 0,849 NLPV1 0,846 NLPV2 0,745 NLPV4 0,739 GV4 0,795 GV2 0,773 GV1 0,768 GV3 0,758 CTĐT2 0,744 CTĐT1 0,731 CTĐT4 0,719 CTĐT3 0,635 CTĐT5 0,634
(Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu điều tra)
Thực hiện phân tích nhân tốlần đầu tiên, đưa 19 biến quan sát trong 4 biến độc lập ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo khóa học IELTS vào phân tích nhân tốtheo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 4 nhân tố được tạo ra.
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, sốbiến quan sát vẫn là 19, được rút trích lại còn 4 nhân tố. Không có biến quan sát nào có hệ số tải
nhân tố (Factor Loading) bé hơn 0,5 nên không loại bỏbiến, đề tài tiếp tục tiến hành
các bước phân tích tiếp theo.
Kết quả thu được có tổng phương sai trích = 59,927% ≥ 50 cho biết 4 nhóm nhân tốnày giải thích được 59,927% biến thiên của dữliệu, giá trịEigenvalue lớn hơn
1 cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Nhóm nhân tố thứ 1: Phương tiện hữu hình (PTHH), có giá trị Eigenvalue = 4,603> 1, nhóm nhân tốnày là những yếu tố liên quan đến phòng học, trang thiết bị giảng dạy,
ứng dụng AI hỗtrợhọc tập, tài liệu học tập,...
Bao gồm: PTHH1 (Nơi tiếp và tư vấn khách hàng được bố trí sạch sẽ và hợp lý), PTHH3 (Phòng học thoải mái, sạch sẽ, số lượng học viên hợp lý), PTHH6 (Phòng học được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗtrợgiảng dạy và học tập), PTHH2 (Cơ sở
vật chất, hạtầngđược trang bị hiện đại, đáp ứng đúng nhu cầu học tập của học viên), PTHH5 (Học viên được trang bị và hướng dẫn sử dụng ứng dụng English Central), PTHH4 (Giáo trình giảng dạy, tài liệu học tập được trang bị đầy đủ, kịp thời).
Nhân tố phương tiện hữu hình giải thích được 24,224% biến thiên của dữ liệu
điều tra. Trong các biến về “PTHH” thì biến quan sát: “Nơi tiếp và tư vấn khách hàng
được bốtrí sạch sẽvà hợp lý” được nhiều học viên đánh giá tốt nhất với hệsốtải nhân tốlà 0,822.
Nhóm nhân tố thứ 2: Năng lực phục vụ (NLPV), có giá trị Eigenvalue = 2,482> 1,
đây là nhómnhân tố liên quan đến năng lực và khả năng phục vụcủa nhân viên tư vấn,
đội ngũ trợgiảng đối với học viên.
Bao gồm: NLPV3 (Các lớp học được sắp xếp hợp lí, linh động để phù hợp với học viên), NLPV1 (Nhân viên tư vấn luôn niềm nở, lắng nghe ý kiến của khách hàng và phản hồi nhanh chóng), NLPV2 (Nhân viên tư vấn có kiến thức, am hiểu về khóa họcđể cung cấp cho khách hàng), NLPV4 (Trợ giảng luôn bám sát và hỗtrợ học viên trong quá trình học).
Nhân tố năng lực phục vụ giải thích được 13,061% biến thiên của dữliệu điều tra. Trong các biến về “NLPV” thì biến quan sát: “Các lớp học được sắp xếp hợp lí,
linh động đểphù hợp với học viên” được nhiều học viên đánh giá tốt nhất với hệsốtải nhân tốlà 0,849.
Nhóm nhân tố thứ 3:Đội ngũ giảng viên (GV), có giá trịEigenvalue = 2,370 > 1,đây
là các nhân tố liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm, sự cảm thông của giảng viên đối với học viên trong và sau quá trình giảng dạy.
Bao gồm: GV4 (Giảng viên sẵn sàng giải đáp các vấn đề thắc mắc về bài học cho học viên), GV2 (Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễhiểu), GV1 (Giảng viên có trìnhđộ, chuyên môn giảng dạy tốt), GV3 (Giảng viên có thái độgần gũi, thân
thiện, sẵn sàng chia sẻkiến thức và kinh nghiệm cho học viên).
Nhân tố đội ngũ giảng viên giải thích được 13,061% biến thiên của dữliệu điều tra. Trong các biến về “GV” thì biến quan sát: “Giảng viên sẵn sàng giải đáp các vấn
đề thắc mắc về bài học cho học viên” được nhiều học viên đánh giá tốt nhất với hệ số
tải nhân tốlà 0,795.
Nhóm nhân tố thứ 4: Chương trình đào tạo (CTĐT), có giá trị Eigenvalue = 1,931> 1, là các nhân tố liên quan đến mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào
tạo, kếhoạch đào tạo tương ứng với từng khóa học IELTS.
Bao gồm: CTĐT2 (Khung chương trình giảng dạy của khóa học được thông
báo đầy đủ cho học viên), CTĐT1 (Nhân viên đánh giá đầu vào kỹ lưỡng và tư vấn
đúng theo nhu cầu và khả năng của học viên), CTĐT4 (Giáo trình giảng dạy phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp cận thông tin), CTĐT3 (Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng), CTĐT5 (Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên, phù hơp với chuẩn quốc tế).
Nhân tố chương trình đào tạo giải thích được 10,165% biến thiên của dữ liệu
điều tra. Trong các biến về “CTĐT” thì biến quan sát: “Khung chương trình giảng dạy của khóa học được thông báo đầy đủ cho học viên” được nhiều học viên đánh giá tốt nhất với hệsốtải nhân tốlà 0,744.