Thực trạng nghành công nghiệp chế biến gỗ ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh tam hiêp giai đoạn 2016 2018 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH

1. Cơ sở lý luận

2.2 Thực trạng nghành công nghiệp chế biến gỗ ở Quảng Trị

Quảng Trị có diện tích đất lâm nghiệp khoảng 290.476 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất 129.606 ha, rừng phòng hộ 94.302 ha, rừng đặc dụng 66.568 ha. Trong diện tích rừng sản xuất, Quảng Trị có khoảng hơn 85.000 ha rừng keo. Với sản lượng gỗ keo khai thác trên địa bàn tỉnh hằng năm hơn 1 triệu m3 , đây là nguồn gỗ rất lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mà còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Bình Dương, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh… và xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Với tiềm năng và lợi thế hiện có đã đưa Quảng Trị trở thành địa phương sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ keo lớn của cả nước phục vụ cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Đây là tiềm năng và lợi thế rất lớn nhằm thúc đẩy cho ngành sản xuất, chế biến gỗ Quảng Trị phát triển, trở thành một trong những ngành sản xuất Công nghiệp chủ yếu, quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.

Với lợi thế về tiềm năng đất đai, vùng nguyên liệu tập trung, đạt tiêu chuẩn để sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển khá phong phú. Tồn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động chế biến gỗ, trong đó có 2 nhà máy sản xuất ván gỗ MDF; 16 nhà máy sản xuất ván ghép thanh; 14 nhà máy sản xuất dăm gỗ; 10 nhà máy sản xuất viên nén và trên 50 nhà máy, cơ sở chế biến gỗ xẻ quy cách, chế biến gỗ rừng trồng, mộc mĩ nghệ và cưa xẻ gỗ. Các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, gỗ dăm hầu hết thuê đất trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế tỉnh, các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Một số nhà máy đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm

cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đưa Quảng Trị vào nhóm đứng đầu của cả nước về sản xuất gỗ MDF, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp, tăng thu ngân sách.

Trong những năm trở lại đây, ngành CNCB gỗ của tỉnh phát triển mạnh, trở thành một ngành công nghiệp chủ lực. Một số doanh nghiệp đã có sự đầu tư mạnh trong lĩnh vực chế biến gỗ dăm các sản phẩm từ gỗ rừng trồng như: Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty TNHH Phương Thảo (thành phố Đông Hà), Công ty CP Long Hưng Thịnh, Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Quảng Trị (huyện Hải Lăng), Công ty CP Tiến Phong, Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (huyện Cam Lộ), Công ty CP Lâm sản Quảng Trị (huyện Vĩnh Linh), Công ty TNHH Tam Hiệp (huyện Gio Linh) và nhiều doanh nghiệp và các cơ sở cưa xẻ nằm rải rác ở các huyện, thị xã, thành phố với sản lượng chế biến hàng năm khoảng 450.000 m3 gỗ thành phẩm (tương đương khoảng 700.000 m3 gỗ nguyên liệu), đem lại doanh thu trên 7.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động với thu nhập bình quân là 3,5 - 5 triệu đồng/ người/tháng. Đa số các dự án đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, đánh giá tác động mơi trường, phịng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, vẫn có dự án hoạt động khi chưa đảm bảo các điều kiện, khơng ít dự án được cấp phép chế biến gỗ nhưng vẫn tổ chức sản xuất dăm gỗ. Bên cạnh đó là tình trạng một số nhà máy chế biến dăm gỗ được đầu tư và đưavào hoạt động khi chưa được các cơ quan chức năng cho phép... Thực tế này đã tạo nhiều bất cập, nhất là trong việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các dự án, cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng chế biến gỗ, dăm gỗ.

Nhìn chung ngành Cơng nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị vẫn đang đang ở trình độ thấp, giai đoạn sơ khai, chế biến thô các sản phẩm như ván ghép thanh, gỗ ván MDF, viên nén năng lượng, băm dăm... Đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ cơng nghệ chế biến mức trung bình, mức tiêu hao nguyên liệu cịn lớn; chi phí của nền kinh tế cịn caođối với sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí lãi suất, vận tải, phí cảng,..) làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; trình độ nguồn nhân lực, chất lượng lao động, năng suất lao động thấp; khả năng thiết kế, đa dạng hóa các sản phẩm, sản phẩm đa phần chưa có thương hiệu, chủ yếu gia cơng theo đơn đặt

hàng; thị trường xuất khẩu hạn chế, thị trường trong nước thiếu tính bền vững nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của ngành Công nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị. Bên cạnh đó, cơng tác quản lí rừng theo mơ hình quản lí rừng trồng bền vững còn nhiều bất cập, khai thác rừng chưa hợp lí, chưa có tính bền vững, hiệu quả trồng và khai thác rừng chưa cao, diện tích rừng có chứng chỉ FSC (22.000 ha) chiếm tỉ trọng chưa nhiều so với diện tích rừng hiện có. Để ngành CNCB gỗ là ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới, cần huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và tạo ra sự phát triển mới. Kết hợp khai thác tiềm năng về vốn của các doanh nghiệp và các hộ dân cư trên địa bàn tỉnh, tăng cường các biện pháp thu hút vốn phát triển ngành CNCB gỗ từ bên ngồi. Cùng với đó, các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, kết hợp với nhập khẩu công nghệ cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh tam hiêp giai đoạn 2016 2018 (Trang 35 - 38)