- Ở Việt Nam, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43 kg CO2 - Chi phí đầu tư sản xuất 1 MW điện từ nhà máy thuỷ điện lớn (trên 50 MW) là
1 triệu USD.
- Theo điều tra năm 2008, tại TP Hồ Chí Minh, 65% những người được phỏng vấn cho rằng, hầu hết hàng xóm của mình đều không thực hiện hành vi tiết kiệm năng lượng.
- Giai đoạn 2010 – 2011, EVN đầu tư khoảng 34 tỷ đồng cho các chương trình tiết kiệm điện.
- Theo Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, hiện sản lượng điện tiết kiệm trong 1,7 triệu khách hàng sinh hoạt, thắp sáng đạt khoảng 40 triệu kWh/năm. Sản lượng tiết kiệm điện tại các cơ quan hành chính sự nghiệp là 34 triệu kWh, giảm 14,4% so với trước khi có chủ trương tiết kiệm điện.
- Nên sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, giúp cắt giảm phụ tải đỉnh. Theo tính toán, trong 2 năm 2010 – 2011, nếu đưa 20.000 bình nước nóng năng lượng mặt trời vào sử dụng sẽ cắt giảm được 30 MW công suất đỉnh, tiết kiệm 18,75 triệu kWh/năm, giảm phát thải 85.312 tấn CO2 và giảm đƣợc chi phí phát điện trong vòng 7 năm là hơn 100 tỷ đồng.
- Theo Chương trình quảng bá, thúc đẩy sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời do EVN triển khai thực hiện trong 2 năm 2010 – 2011, số lượng thiết bị lắp đặt trực tiếp từ dự án là 20.000 bình. Khách hàng tham gia đƣợc hỗ trợ 1 triệu đồng/bình tiền mua thiết bị và được hỗ trợ một phần lắp đặt thiết bị.
- Trong năm 2008 – 2009, các chương trình tiết kiệm điện của EVN đã giúp tiết kiệm 1.945 triệu kWh.
- Năm 2010, có 100 ngàn hộ gia đình tại 10 quận nội thành Hà Nội đã tham gia phong trào “Sử dụng năng lượng hiệu quả trong mỗi hộ gia đình là tiết kiệm cho thế hệ tương lai” do UBND TP Hà Nội tổ chức.
- Năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh, 87,6 ngàn hộ gia đình trên địa bàn đã đăng ký tiết kiệm điện năng với Trung tâm Tiết kiện năng lượng TP. Hồ Chí Minh. - Giai đoạn 2005 – 2007, EVN đã bán 1 triệu đèn compact với giá bằng 50 %
so với giá thị trường, mỗi gia đình được mua 2 đèn; các cơ quan thuộc UBND thị trấn, UBND xã, phường, trường học đóng tại địa phương; các tổ dân phố, thôn xóm được mua đèn cho nhu cầu chiếu sáng đường xá trong thôn, ngõ xóm,…
- Giai đoạn 2008 – 2010, EVN tiếp tục triển khai chương trình 5 triệu đèn compact để cùng các nhà cung cấp phát triển thị trường, thúc đẩy sử dụng đèn compact trong cộng đồng.
- Mỗi gia đình Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào thời gian từ 8h – 22h, sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ sung nguồn điện, lưới điện.
- Từ tháng 7 đến tháng 12/2010, EVN triển khai chương trình đổi 1 triệu đèn sợi đốt bằng đèn compact (loại 18 W) cho 800 ngàn hộ nghèo tại các tỉnh Tây Nam bộ và một số tỉnh Đông Nam bộ. Chương trình sẽ tiết kiệm khoảng 38,4 triệu kWh/năm. Trong 5 năm sẽ tiết kiệm 192 triệu kWh, tƣơng đƣơng 168,5 tỷ đồng tiền điện.
- Thị trường đèn compact đã có sự phát triển rất nhanh chóng, từ mức tiêu thụ 500.000 cái năm 2003, đến năm 2009 tiêu thụ 31 triệu cái.
- Năm 2010, cả nƣớc còn khoảng 20 triệu bóng đèn sợi đốt đang được sử dụng trong hộ gia đình, chủ yếu là các hộ nghèo với mức sử dụng bình quân 1,14 đèn/hộ.
- Đèn Led là công nghệ mới có nhiều ưu điểm, có thể tiết kiệm tới 60% điện năng so với đèn thông thường, rất thân thiện với môi trường..
- Các đơn vị điện lực không tính lợi nhuận trong việc bán đèn compact, nên giá bán đèn thấp hơn giá thị trường từ 5 – 10%. Các chương trình truyền thông quảng bá được thực hiện đồng thời với việc phân phối đèn.
- Theo thống kê của Hội chiếu sáng Việt Nam, năm 2009, cả nước có khoảng 800 nghìn bóng đèn chiếu sáng công cộng với các loại công suất khác nhau, mỗi năm tiêu thụ hết 584 triệu kWh.
- Theo đánh giá hiện nay, nếu thực hiện quản lý năng lượng:
o Trong lĩnh vực công nghiệp có thể tiết kiệm được 20% - 25%.
o Khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp còn có thể tiết kiệm được 10% hoặc hơn nữa.
- Tổng điện năng tiêu thụ cho tất cả các lĩnh vực chiếu sáng chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm, tương đương trên 21 tỷ kWh/năm.
-
Theo tính toán, nếu ứng dụng công nghệ chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, mỗi năm nƣớc ta có thể tiết kiệm đƣợc 6,31 tỷ kWh.
- Chỉ một bóng đèn cao áp sử dụng ở thành phố sẽ đủ thắp sáng sinh hoạt cho cả 1 thôn ở vùng sâu, vùng xa.
- Dự án chiếu sáng hiệu quả trường học được thực hiện trong hai năm 2006 – 2007. Đến nay, có khoảng 15.000 phòng học đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng tương tự với nguồn kinh phí từ quỹ hội cha mẹ học sinh, từ vốn ngân sách của địa phương và ngành giáo dục…
- 6 tỷ đồng/năm là số tiền đã tiết kiệm được nhờ sự vận hành hiệu quả trong chiếu sáng công cộng ở TPHCM của Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng (thuộc Công ty Chiếu sáng công cộng TP Hồ Chí Minh). Đây là trung tâm điều khiển, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng quy mô lớn nhất nước ta.
- Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng, trên 1.000 nhà máy đang hoạt động trong các KCX – KCN tại TP Hồ Chí Minh sẽ tiết kiệm điện năng khoảng 3%/năm, tương đương khoảng 90 triệu kWh. Trong năm 2009, khu vực này đã tiết kiệm 50 triệu kWh (chiếm 27% sản lượng điện toàn TP).