Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Vinamilk so với các doanh nghiệp khác trong ngành:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần sữa Vinamilk docx (Trang 31 - 34)

trong ngành:

- Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng;

- Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau;

- Vinamilk hoạt động sản xuất quy mô lớn với hệ thống các Nhà máy Sữa trên khắp cả nước;

- Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

5. Rủi ro trong kinh doanh: Ngành sữa là ngành có tiềm năng phát triển trong

nền kinh tế hiện nay nhưng kèm theo đó nó mang tính rủi ro cao Việt nam nói chung và Vinamilk nói riêng.

- Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO: khi tham gia vào WTO thị trường sữa rất năng động, các công ty nước ngoài ồ ạt tham gia vào thị trường Việt Nam đe dọa sự phát triển của Vinamilk.

- Rủi ro tự thị trường xuất khẩu không ổn định: hơn 90% doanh thu từ xuất khẩu của công ty là từ Iraq nhưng tình hình chiến sự tại đây đã làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu. Và hiện tại công ty đã mở rộng thị trường qua các nước úc, Mỹ, Canada, Thái lan và các nước khác.

- Rủi ro tiền tệ: khoảng 50% nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu. Vì vậy, đồng ngoại tệ tăng giá so với nội tệ sẽ ảnh hưởng bất lợi đến giá thành sản phẩm. - Rủi ro từ các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới: ngoài rủi ro nêu trên, lợi nhuận của Vinamilk còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự thành công hay thất bại của các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới.

6. Bảng cáo bạch từ năm 2007-2009:

o Dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ, ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm 2008 là -540208, dòng tiền đi ra chứng tỏ công ty đã có tăng trưởng

29,9%. Trong năm 2009, ngân lưu hoạt động đầu tư là -2495196, chứng tỏ công ty cũng tăng trưởng nhiều. Doanh thu năm 2009 tăng 29,13% so với năm 2008, lợi nhuận tăng đến 90,25%. Ta có thể thấy rỏ vấn đề này hơn dựa vào tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Đối với năm 2007, tỷ suất này là 14,43%, đến năm 2008 thì tỷ suất này 14,77% và đến năm 2009 thì tỷ suất này đạt 23,9%.

Vấn đề đặt ra là công ty tăng trưởng bền vững hay không?

o Trong năm 2008, lãi ròng 1.251.554, thặng dư vốn 1.064.948, tiền thu từ phát hành cổ phần là 0, và chi cổ tức là -680.733. Tổng của các khoản mục này là 1.635.769, con số này lớn hơn hoạt động đầu tư, như vậy công ty tăng trưởng bền vững.

o Đối với năm 2009, lãi ròng 2.381.145, thặng dư vốn là 0, tiền thu từ phát hành cổ phiếu 3646 chi cổ tức là -351.281. Tổng của các khoản mục này là 2.033.510 như vậy vẫn nhỏ hơn ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm là -2.495.196, nên công ty tăng trưởng có rủi ro nhất định

Vấn đề đặt tiếp theo là cơ cấu tăng trưởng của doanh nghiệp do đâu, do trực tiếp hay do đầu tư dài hạn từ các năm trước?

o Trong năm 2007, đầu tư dài hạn là 445.554, đến năm 2008 đầu tư dài hạn là 647.899 như vậy đầu tư dài hạn đã tăng 202.345, con số này tương đương với 37,5% của ngân lưu hoạt động đầu tư, nên trong năm 2008 tăng trưởng của công ty là do trực tiếp.

o Trong năm 2009, đầu tư dài hạn là 153.282, tăng 801.181 so với năm 2008, tương đương với 32,1% của ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm, nên năm 2009 tăng trưởng cũng do trực tiếp.

o Trong năm 2007 nợ phải trả là 1.045.107, đến năm 2008 nợ phải trả đạt 1.121.759 như vậy đã tăng 76.652 hay 7,33% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4.763.337, tăng 10.37% so với năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng nợ phải trả nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, như vậy công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính.

o Đối với năm 2009, nợ phải trả là 1.785.571, tăng 663.812 hay 59,2% so với năm 2008. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng, đạt 6.644.612, đã tăng 1.881.275 hay 39,5% so với năm 2008. Ta thấy tốc độ tăng nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, như vậy trong năm 2009 công ty sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tiếp theo, ta xem khả năng sinh lợi của công ty trong những năm qua như thế nào?

o Trong năm 2008, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của công ty là 21,275. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) là 71,4%. Như vậy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty là 21,27% trong khi đó tỷ suất sinh lợi trên vố cổ phần là 71,4%, điều này cho thấy trong năm 2008, công ty đã sử dụng vốn vay hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

o Trong năm 2009, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn tài sản (ROA) lá 28,2%. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE) là 67,78%. Ta thấy ROA bằng 28,2% trong khi đó ROE bằng 67,78% như vậy công ty sử dung nguồn vốn vay có hiệu quả.

 Nhưng nếu xét riêng ROE của năm 2008 và 2009 thì ta thấy ROE trong năm 2009 đã giảm 71,4% xuống còn 67,78%, do nguồn vốn cổ phần đã tăng đáng kể. Năm 2008, vốn cổ phần chỉ có 1.752.575 nhưng đến năm 2009, vốn cổ phần của công ty đã lên đến 3.512.653, tức là tăng 100,4%

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần sữa Vinamilk docx (Trang 31 - 34)

w