QUY ĐỊNH VỀ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Trang 120 - 122)

C. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CNSH nấm ăn và nấm dược liệu (POHE)

3. QUY ĐỊNH VỀ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

3.1. Quy định chung

– Thực tập nghề nghiệp là một học phần bắt buộc đối với sinh viên ngành CNSH, gồm có 1 học phần là Thực tập nghề nghiệp (15 tín chỉ).

– Thời gian: Thời gian thực tập dự kiến vào tháng 4,5 hoặc tháng 10, 11 hằng năm tùy chuyên ngành.

– Điều kiện tiên quyết của học phần TTNN: Sinh viên phải hoàn thành tất các học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành.

3.2. Mục đích

– TTNN là cơ hội để sinh viên được tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ, máy móc hiện đại trong nước và trên thế giới;

– Là cơ hội để sinh viên thâm nhập, làm quen với môi trường làm việc thực tế, cụ thể tại một cơ quan, đơn vị có chức năng phù hợp với định hướng đào tạo;

– Là cơ hội để sinh viên ứng dụng kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết của mình thu nhận được trong quá trình học tại trường vào một hoàn cảnh cụ thể. Từ thực tế này sẽ giúp sinh viên hoàn thiện mình hơn về kiến thức, đặc biệt là các kỹ năng nghề nghiệp;

– Là cơ hội để sinh viên gắn kết với nhau thông qua các hoạt động mang tính tập thể; – Là cơ hội để sinh viên nâng cao sự tự tin, làm quen với việc sắp xếp kế hoạch làm việc hợp lý và biết phân tích, đánh giá cho một công việc cụ thể;

– Là cơ hội để sinh viên tự biết thiết lập các quan hệ xã hội cần thiết, biết xử lý các tình huống phát sinh;

– Là một cơ hội tốt để sinh viên được thể hiện năng lực của mình và cũng là dịp để nhằm giới thiệu năng lực bản thân để tìm kiếm việc làm sau khi ra trường một cách thuận lợi.

121

3.3.1. Về thủ tục hành chính

Bước 1. Trước khi thực tập (ít nhất 1 tuần), BCN khoa họp toàn thể sinh viên phổ biến mục đích, yêu cầu, chương trình thực tập và giải đáp các thắc mắc liên quan đến đợt thực tập nghề nghiệp.

Bước 2. Sinh viên tự xác định mục đích, mục tiêu, lập kế hoạch thực tập, lựa chọn đơn vị, tổ chức nghề nghiệp theo định hướng cá nhân sao cho phù hợp với định hướng đào tạo của khoa và Học viện.

Bước 3. Chủ động liên hệ với khoa để xin giấy giới thiệu và liên hệ địa điểm thực tập. Bước 4. Ngay sau khi đến địa điểm thực tập, sinh viên phải cung cấp cho giáo viên hướng dẫn: số điện thoại cá nhân, địa chỉ và số điện thoại của đơn vị mình đến thực tập, email và số điện thoại của người hướng dẫn thực tập tại cơ sở.

Bước 5. Sau khi kết thúc thực tập, sinh viên xin xác nhận của cơ sở thực tập (thời gian thực tập, nội dung thực tập, thái độ, năng lực…) và nộp cho giáo viên hướng dẫn.

3.3.2. Về yêu cầu chuyên môn

– Địa chỉ nơi thực tập phải là đơn vị có chức năng phù hợp với định hướng đào tạo của khoa (CNSH ĐV, Thủy sản, Thực vật, vi sinh, môi trường…), đáng tin cậy, đảm bảo về mặt pháp lý (có đăng ký kinh doanh, có địa chỉ đăng ký hoạt động), là nơi đảm bảo an toàn cho người đến thực tập.

– Mỗi SV phải tự xác định địa điểm thực tập phù hợp, (tùy thuộc vào sở thích, năng lực cá nhân, các mối quan hệ quen biết, điều kiện tài chính).

3.4. Yêu cầu kết thúc khi thực tập

Mỗi sinh viên sau khi thực tập xong cần phải có các sản phẩm:

– 01 bản nhận xét của thủ trưởng đơn vị nơi sinh viên thực tập về thời gian thực tập; năng lực, tinh thần làm việc, thái độ của sinh viên trong suốt thời gian TTNN.

– 01 bản mô tả công việc mà cá nhân tiến hành trong thời gian thực tập theo khung thời gian hoặc theo đầu việc, có sự xác nhận của cơ quan thực tập (các công việc tham gia, tiến độ, địa điểm, tính chất công việc,…).

– 01 báo cáo thu hoạch sau đợt thực tập (đóng kèm 02 loại tài liệu trên). – 01 báo cáo tóm tắt trình bày tại hội nghị tổng kết (làm theo nhóm).

3.5. Tổng kết thực tập

122

– Hình thức tổ chức: Chia các nhóm theo chuyên môn sâu, mỗi nhóm 01 báo cáo trình bày trong thời gian 10 – 15 phút.

3.6. Đánh giá kết quả thực tập

– Theo quy định của học viện.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)