K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.2. Ảnh hưởng của “Đại tràng HV” trên nhu động ruột thông qua độ
di động của chất chỉ thị màu trong lòng ruột
Kết quả được trình bày ở bảng 3.8
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thuốc lên % chiều dài đoạn ruột có than hoạt tại thời điểm 20 phút sau khi chuột uống than hoạt (Mean ± SD, n = 08)
Lô nghiên
cứu Gây bệnh + uống thuốc
% chiều dài đoạn ruột có than hoạt so với chiều dài ruột từ
môn vịđến manh tràng
Lô chứng (1)
Đưa nước cất vào trực tràng +
uống nước cất 72,05 ± 9,95
Lô mô hình (2)
Đưa dầu mù tạt vào trực tràng
+ uống nước cất 81,96 ± 10,14
Lô tham chiếu (3)
Đưa dầu mù tạt vào trực tràng +
uống Duspatalin 80 mg/kg/ngày 58,12 ± 9,46 Lô trị 1
(4)
Đưa dầu mù tạt vào trực tràng +
uống Đại tràng - HV 22 g/kg/ngày 59,49 ± 10,09
Lô trị 2 (5)
Đưa dầu mù tạt vào trực tràng +
uống Đại tràng - HV 44 g/kg/ngày 56,83 ± 9,81
Giá trị p p2-1 < 0,05; p3,4,5-2 < 0,01; p3,4,5-1 < 0,05; p4,5-3 > 0,05; p4-5 > 0,05 Nhận xét:
- So với lô chứng, % chiều dài đoạn ruột có than hoạt so với chiều dài ruột từ môn vị đến manh tràng ở lô mô hình tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Các lô dùng thuốc Duspatalin và Đại tràng - HV có % chiều dài đoạn ruột có than hoạt so với chiều dài ruột từ môn vị đến manh tràng nhỏ hơn so với ở lô mô hình (p < 0,01) và cả so với ở lô chứng (p < 0,05).
- So sánh giữa các lô dùng thuốc, % chiều dài đoạn ruột có than hoạt so với chiều dài ruột từ môn vị đến manh tràng giữa các lô này là tương đương (p > 0,05).