Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh năm 2019 (Trang 25 - 27)

Theo tìm hiểu của tác giả, hầu hết các nghiên cứu về sử dụng y học cổ truyền tại Việt Nam đề cập đến nhu cầu và thực trạng sử dụng y học cổ truyền

trong chăm sóc sức khỏe nói chung mà chƣa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể trong điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp. Nhu cầu và thực trạng sử dụng y học cổ truyền đối với các bệnh cơ xƣơng khớpthƣờng nằm trong các nội dung khác của nghiên cứu.

Tác giả Hồ Duy Thƣơng (2015), nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của ngƣời dân tại 4 xã huyện Hƣơng Sơn tỉnh Hà

Tĩnh đã chỉ ra rằng có 17,4% trong số 723 ngƣời có điều trị bệnh trong 6 tháng qua là điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp, 8,3% điều trị bệnh tim mạch, 6,2% điều trị các bệnh về thần kinh. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ khá cao ngƣời dân sử dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị các bệnh về hô hấp, cơ xƣơng khớp, thần kinh, suy nhƣợc cơ thể và các chứng đau (dao động từ 61,7% đến 83,0%). Lý do chính ngƣời dân lựa chọn thuốc y học cổ truyền để điều trị là do bệnh cơ xƣơng khớp (75,8%). Về nhu cầu, 55,8% ngƣời dân đƣợc phỏng vấn muốn đƣợc sử dụng y học cổ truyền để chữa bệnh/nâng cao sức khoẻ. Địa điểm ngƣời dân muốn đến khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các CSYT nhà nƣớc trong đó chủ yếu là tại trạm y tế xã (33,2%), tiếp đến là khoa YHCT của bệnh viện huyện (22,0%), bệnh viện chuyên khoa YHCT (16,7%), ông lang bà mế

(14,5%), y tế tƣ nhân (11,9%) [28].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2014), về tình hình bệnh tật và thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của huyện Nhƣ Xuân tỉnh Thanh Hóa cho thấy trong 6 tháng trƣớc khi điều tra đối tƣợng nghiên cứu mắc các bệnh về cơ xƣơng khớp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (36,4%) trong đó phổ biến là đau lƣng, đau các khớp gối, cổ chân, bàn chân, cổ tay, bàn tay, đau vai gáy. Kết quả cũng đã chỉ ra rằng có 58,3% ngƣời dân mong muốn sử dụng thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ trong đó phƣơng pháp y học cổ truyền đơn thuần chiếm 37,7% và kết hợp hai phƣơng pháp y học cổ truyền và y học hiện đại là 21,2%. Địa điểm ngƣời dân muốn khám chữa bệnh bằng YHCT trƣớc tiên là tại trạm y tế (40,6%), tiếp đến là tại nhà các ông lang, bà mế (19,5%), khoa y học cổ truyền bệnh viện huyện (14,6%), tự chữa tại nhà (15%), bệnh viện chuyên khoa YHCT (11,4%), y tế tƣ nhân (4,1%) và ở các cơ sở khác

(2,9%) [19].

Năm 2014, tác giả Nguyễn Trung Kiên nghiên cứu thực trạng y học cổ truyền tại tuyển xã huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho thấy trong số 302 ngƣời

phải điều trị thì tỷ lệ điều trị các bệnh về cơ xƣơng khớp chiếm cao nhất (30,1 %), tiếp đến là các bệnh về hô hấp (22,2%), các bệnh về thần kinh (17,5%), suy nhƣợc cơ thể (11,6%),V.V... Nghiên cứu cũng cho thấy trừ bệnh hô hấp (26,9%), tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT để điều trị các bệnh còn lại khá cao với tỷ lệ dao động từ 97,8%-100,0%. Trong số các lý do ngƣời dân đƣa ra về việc lựa chọn thuốc y họccổ truyền, có 48,0% cho rằng do bệnh cơ xƣơng khớp.

Cũng trong năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang thực hiện đề tài nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT tại huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa năm 2014. Kết quả cho thấy, trong số 869 ngƣời bị mắc bệnh trong

vòng 6 tháng tính từ thời điểm điều tra thì tỷ lệ mắc các bệnh cơ xƣơng khớp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (27,2%), tiếp đó là các bệnh về hô hấp (17,0%), bệnh tiêu hóa (12,1%). Bên cạnh đó, 36,1% ngƣời dân mong muốn sử dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh và bồi bổ sức khoẻ [39].

Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Đức và cộng sự năm 2013 về mô hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân đến điều trị tại bệnh viện huyện Phú Vang cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh của ngƣời dân rất cao, đa dạng và phức tạp. Các bệnh thƣờng gặp và có tỷ lệ lớn thuộc nhóm bệnh xƣơng khớp (17,2%), hệ tim mạch (16,9%), hệ tiêu hóa (16,4%), nhóm rối loạn chuyển hoá (14,3%), hệ hô hấp (8,8%). Ngoài ra các, nhóm bệnh thỉnh thoảng gặp cần kể đến là bệnh thuộc hệ tiết niệu 5,1%, răng hàm mặt 7,1%, mắt 4,1%, tai mũi họng 2,4%, da liễu 1,2%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 15,4% ngƣời dân mong muốn đƣợc sử dụng phƣơng pháp y học cổ truyền để điều trị bệnh [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh năm 2019 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)